Tính toán phương án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam:

Chênh lệch nhau trên 32 tỉ đô - la và trách nhiệm giải trình

(LĐTĐ) Hôm nay (9/7) một số báo đồng loạt đăng tin, Bộ Kế hoạch- Đầu tư (KHĐT) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bộ này dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng với chiều dài hàng nghìn km tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/h là hiệu quả, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỉ USD, giảm hơn 32 tỉ USD so với đề xuất của Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT).  
Dự án cao tốc Bắc - Nam: Nên tạo cơ chế để doanh nghiệp trong nước tham gia
Cao tốc Bắc-Nam: Còn rất nhiều việc phải làm

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề dẫn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với các kịch bản lựa chọn gồm: Nâng cấp tuyến đường sắt hiện đại có tốc độ khai thác 80-90km/h tàu khách và 50-60km/h tàu hàng; Nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200km/h; Nâng cấp tuyến đường sắt hiện đại tốc độ 70km/h cho tàu khách địa phương và tàu hàng. Đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa chỉ khai thác cho tàu khách có tốc độ 320km/h, tốc độ thiết kế 350km/h.

Chênh lệch nhau trên 32 tỉ đô - la và trách nhiệm giải trình
Dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam mỗi bộ đang tính toán một kiểu (ảnh minh họa)

Bộ KHĐT cho rằng, yếu tố tốc độ là vấn đề then chốt của đường sắt tốc độ cao và có thể thấy rằng đường sắt tốc độ cao hiệu quả khi tốc độ khai thác tối đa là 200 km/h như các nước đã làm. Theo số liệu đánh giá của Hà lan và Đức thì tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam là 200 km/h là hiệu quả, tổng mức đầu tư Dự án này sẽ khoảng 26 tỷ USD (giảm trên 30 tỷ USD so với tổng mức đầu tư Bộ Giao thông Vận tải trình). Ngoài ra chưa tính đến các yếu tố khác như sự hợp lý của hướng tuyến giảm chiều dài tuyến đường thì tổng mức đầu tư còn tiếp tục giảm. Với tốc độ khai thác 200 km/h, thời gian Hà Nội đi TP.HCM chỉ mất khoảng 8 giờ là khá hợp lý. Phương án này phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ làm giảm chi phí đầu tư, giảm chi phí vận tải của nền kinh tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả…

Trước đó, tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 1281/TTr-BGTVT ngày 14/2/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị phương án lựa chọn thực hiện đầu tư dự án theo kịch bản 3 với các nội dung chính: Dự án có mục tiêu để cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải; (2) Quy mô Dự án có tổng chiều dài khoảng 1.559 km, khổ đường 1.435m gồm 24 ga, 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 đề - pô, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng; Tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác 320 km/h; Tổng mức đầu tư 1.344.459 tỷ đồng (tương đương 58,7 tỷ USD), vốn nhà nước chiếm 80%, vốn tư nhân chiếm 20%; Thời gian thực hiện 2 giai đoạn: từ năm 2020 – 2032 thực hiện đầu tư đoạn Hà Nội – Vinh và Nhà Trang – Tp.HCM, từ 2032-2050 thực hiện đầu tư đoạn Vinh – Nha Trang.

Nếu theo hai phương án mà hai bộ đưa ra tổng tiền đầu tư chênh lệnh nhau lên tới 32,7 tỉ USD (tính theo giá đô- la hiện hành chênh lệnh lên tới trên 700 nghìn tỷ đồng) là điều đáng bàn.

Như chúng ta đã biết, Bộ KHĐT và Bộ GTVT dẫu là hai bộ khác nhau về chức năng, nhưng đều là cơ quan của Chính phủ; bộ trưởng đều là thành viên Chính phủ, thế nên ngoài chức năng quản lý chuyên ngành, còn tham mưu cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến công tác điều hành và quản lý Nhà nước. Bởi vậy, trong công tác tham mưu ngoài phân định rành ròi trách nhiệm, các bộ cũng phải phối kết hợp để đưa ra những phương án tốt nhất. Song không hiểu lý do gì mỗi bộ đưa ra một kiểu. Ví dụ điển hình nhất là dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam.

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ thì “Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật”. Còn “Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật”.

Nếu căn cứ chức năng, nhiệm vụ trên, Bộ KHĐT mới là bộ trình Chính phủ, Thủ tướng phương án thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam dựa trên nguyên tắc lấy ý kiến tổng hợp giữa các Bộ GTVT, Tài chính… Tuy nhiên, nhìn vào số liệu về lập dự toán chênh lệnh nhau về con số tuyệt đối quá lớn liên quan dự án trên có thể nhận thấy hai vấn đề cần phải nêu ra, đó là: Công tác tính toán về mặt toán học đến dự án thực sự có vấn đề. Đồng thời, tính cát cứ giữa các bộ ngành trong việc xây dựng dự án đang rất lớn! Đây là vấn đề mà các bộ cần phải có trách nhiệm giải trình.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông

(LĐTĐ) Có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ý thức của người tham gia giao thông đang có sự chuyển biến tích cực. Dễ nhận thấy nhất, tại một số tuyến đường có mật độ phương tiện cao, dù còn ùn ứ, nhưng đã chấm dứt tình trạng người dân chen lấn đi lên vỉa hè, dừng xe quá vạch và vượt đèn đỏ.
Quận Thanh Xuân phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2025

Quận Thanh Xuân phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân yêu cầu việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) phải thiết thực, hiệu quả, bám sát vào nhiệm vụ chính trị, hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

(LĐTĐ) Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị bắt vào lúc 10h33 ngày 15/1 (8h33 giờ Hà Nội).
Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức: Tham gia hiệu quả các phong trào thi đua

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức: Tham gia hiệu quả các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã chú trọng công tác tuyên truyền trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó giúp ổn định tình hình tư tưởng CNVCLĐ, tham gia hiệu quả các phong trào thi đua do các cấp, các ngành tổ chức.
Sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168: Người dân chấp hành nghiêm, kỷ cương được thiết lập

Sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168: Người dân chấp hành nghiêm, kỷ cương được thiết lập

(LĐTĐ) Theo Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí, giao thông đi vào nền nếp,…
Giá xăng dầu hôm nay (15/1): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (15/1): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (15/1/2025), giá dầu thế giới quay đầu giảm khi dự báo nhu cầu dầu của Hoa Kỳ ổn định vào năm 2025 trong khi nâng dự báo về nguồn cung. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 77,95 USD/thùng, giảm 1,08%; giá dầu Brent ở mốc 80,27 USD/thùng, giảm 0,9%.
Tỷ giá USD hôm nay (15/1): Đồng USD bất ngờ giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (15/1): Đồng USD bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (15/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,76%, xuống mức 109,19.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phát phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Điều kiện tiên quyết để đất nước hùng cường trong kỷ nguyên mới

Điều kiện tiên quyết để đất nước hùng cường trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, hướng tới 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước thì chúng ta cần có những đột phá, trong đó đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là con đường lựa chọn để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(LĐTĐ) Sáng nay (13/1), tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; chiều 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam tỉnh Nghệ An chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố quyết định thành lập UBMTTQ lâm thời và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh (mới).
Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030 xác định, chuyển toàn bộ hoạt động của các cơ quan từ môi trường truyền thống sang môi trường số góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam

Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam

(LĐTĐ) Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát, làm rõ, bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan trong việc thẩm định quy chuẩn Việt Nam (QCVN) bảo đảm tính thống nhất, khách quan, tránh lợi ích nhóm, cục bộ của các bộ trong xây dựng, ban hành QCVN.
Quận Hoàng Mai: Phát huy vai trò tuổi trẻ trong kỷ nguyên mới

Quận Hoàng Mai: Phát huy vai trò tuổi trẻ trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Quận đoàn Hoàng Mai tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh, thiếu nhi năm 2024, phát động thi đua năm 2025.
Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa tổ chức cuộc họp trao đổi, góp ý đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu

Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, chiều 7/1, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
Giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản, thu nhập

Giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản, thu nhập

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động