Người “giữ hồn” phường rối nước Chàng Sơn

(LĐTĐ) Về xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội), hỏi thăm ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn, không ai là không biết. Nhắc đến ông, người dân tỏ rõ sự kính trọng và cảm mến vì lòng nhiệt huyết, sức sáng tạo không ngừng của ông đã và đang “giữ hồn” cho nghệ thuật rối nước truyền thống độc đáo của quê hương xứ Đoài.
Làng rối nước Ðào Thục: Tự “làm mới” để bảo tồn nghệ thuật Đưa nghệ thuật múa rối nước lên tầm cao mới

Rối nước ăn sâu vào máu thịt

Vượt qua quãng đường hơn 30 km từ nội thành Hà Nội, chúng tôi tìm về thăm nhà ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn. Dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sự nhanh nhẹn, linh hoạt và khéo léo của một người giỏi nghề. Trong căn nhà nhỏ nhưng được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp, ông kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và việc bén duyên với nghệ thuật rối nước.

Ông Dậu cho biết, đến ông là đời thứ 5 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật rối nước giật dây ở làng Chàng. Từ năm lên 10 tuổi, ông đã theo cha là Trưởng phường rối - cụ Nguyễn Văn Tân đi khắp tỉnh Hà Tây (cũ) biểu diễn. Ngày ấy, mỗi lần được đi phục vụ phường rối của cha, ông đều lẻn vào buồng quan sát các chú, các anh biểu diễn. Lâu dần, có kỹ năng, ông được đảm nhận những điệu múa giản đơn.

Người “giữ hồn” phường rối nước Chàng Sơn
Ông Nguyễn Văn Dậu bên những con rối. Ảnh: P.T

“Cứ như vậy, hình ảnh sống động của những con rối đã thấm vào người tôi từ khi nào không hay. Sau đó, trong suốt 20 năm ròng rã đánh giặc từ Bắc chí Nam, không lúc nào tôi thôi nhớ về những tháng ngày tuổi thơ theo cha đi diễn rối nước. Ngày nhập ngũ, tôi tự hứa khi được trở về sẽ tiếp tục duy trì, phát triển nghệ thuật rối nước” - ông Dậu bộc bạch.

Năm 1985, sau khi về hưu, ông Dậu quyết tâm khôi phục phường rối nước Chàng Sơn. Sau lời đề nghị được chính quyền địa phương đồng ý, ông Dậu đã lặn lội lên tận Hà Giang để thu nhặt lại từng con rối, vì trước đó, cha ông đi xây dựng kinh tế mới ở Hà Giang đã đưa cả gánh rối đi cùng. Số con rối lấy lại được không nhiều, chỉ còn khoảng 40 con, đựng chưa đầy hai hòm gỗ, nhưng mừng nhất là vẫn lưu giữ được những con rối cổ. Để thành lập lại phường rối, ông Dậu đã dày công thuyết phục những người thân trong gia đình, bạn bè yêu nghệ thuật tham gia phường rối. Quá trình khôi phục ban đầu gặp nhiều khó khăn, các thành viên đã dốc tâm sức đục đẽo, tạo tác những con rối mới. Bản thân ông Dậu trong nhiều tháng rong ruổi khắp làng trên xóm dưới, gặp nhiều người để tìm hiểu, sưu tầm những tích trò rối nước bị mai một sau nhiều năm bị quên lãng.

Phường rối làng Chàng đã được phục dựng nhưng theo lời ông Dậu thì từ năm 1986 đến 2000, phường chỉ hoạt động cầm chừng. Nếu không có tình yêu mãnh liệt với con rối của các thành viên trong phường thì có lẽ phường đã bị “xóa sổ”. Trên cơ sở những hoạt động tích cực và những nét riêng đặc sắc mà năm 2001, Quỹ Ford đã tìm đến tài trợ 1.000 USD để phục dựng các trò của phường rối nước Chàng Sơn. Ông Dậu cùng các thành viên đã tạo tác, làm mới toàn bộ các con rối, khôi phục các tích trò truyền thống, trong đó có những trò nổi tiếng như: “Hai Bà Trưng kéo quân” với 30 quân rối, “Chăn vịt” với hơn 20 quân, “Cá vật đẻ” với 20 quân…

Còn nhiều trăn trở

Theo ông Dậu, để làm được một quân rối phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ. Tất cả quá trình đều được làm hoàn toàn bằng tay, yêu cầu sự tập trung và khéo léo. Gỗ là nguyên liệu chính dùng để làm quân rối, vì vậy trong cách lựa chọn cũng phải đảm bảo đủ các tiêu chí như thân gỗ to, chắc, không mối mọt, nhẹ, dai và dẻo để giúp người điều khiển con rối dễ dàng biểu diễn, dễ nổi trên mặt nước, do đó gỗ mít, gỗ sung thường được ưu tiên. Thân gỗ sau khi lựa chọn sẽ được bổ ngang làm đôi hoặc làm tư rồi cắt theo chiều dài tùy thuộc vào kích thước của quân rối, tiếp đó ngâm trong nước 3 tháng. Thanh gỗ khi ngâm xong được mang phơi khô rồi đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng đã được phác họa từ trước. Sau đó gọt giũa, lắp ráp tay chân, bảng điều khiển, đánh bóng bằng giấy ráp và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao. Mỗi con rối đều được xây dựng hình dáng, tính cách điển hình, giúp cho khán giả có thể dễ dàng phân biệt.

Có tận mắt chứng kiến một tích trò biểu diễn mới hiểu vì sao rối nước Chàng Sơn lại được coi là sản phẩm văn hóa đặc sắc của Thủ đô. Dưới bàn tay khéo léo, điêu luyện của các nghệ nhân, những con rối vô tri bỗng trở thành nhân vật có tính cách, tâm hồn, truyền tải những câu chuyện đời thường xưa nay.

Ấy là những người nông dân hai sương một nắng, tay cấy, tay cày luôn yêu đời, yêu cuộc sống được gửi gắm qua các tích trò Quay tơ dệt cửi, Múa tiên, Câu ếch, Cày bừa, Rắn bắt chuột, Xay lúa giã gạo… Ấy là không khí tưng bừng, náo nhiệt của hội làng ngày xuân được lồng ghép tinh tế qua Bật cờ, Đánh đu, Rối leo cột… Ấy là khí thế hào hùng của Hai Bà Trưng dẫn quân ra trận…

“Không chỉ đặc sắc trong khâu chế tác, kỹ thuật của rối nước Chàng Sơn cũng rất đặc biệt. Rối Chàng Sơn sử dụng dây để điều khiển chứ không dùng sào. Con rối nhờ thế có thể đi xa buồng trò đến gần khán giả, các động tác của con rối uyển chuyển, sinh động hơn. Ðây là lý do mà khán giả rất thích thú khi xem rối nước làng Chàng. Nổi bật như tích trò “Mời trầu”, con rối có thể đi từ thủy đình ra tận chỗ khán giả để mời trầu. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người điều khiển con rối phải là người tài năng, khéo léo và có duyên với nghề để mỗi cử động tay của người biểu diễn có thể tạo ra sự chuyển động phức tạp, chính xác và sống động cho con rối…” - ông Dậu chia sẻ.

Một thành viên phường rối, người đã đồng hành cùng phường rối nhiều năm qua, bà Chu Thị Nội cho biết: “Tấm lòng là yếu tố quan trọng nhất để theo đuổi nghệ thuật rối. Nhất là phường rối Chàng Sơn trung thành với múa dây đòi hỏi mỗi thành viên phải chăm chỉ tập luyện, học hỏi thì mới đạt yêu cầu”.

Những cống hiến cho nghệ thuật rối của ông Dậu và những thành viên của phường đã đạt nhiều thành quả. Phường rối đã đi biểu diễn ở nhiều nơi trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, tham gia Festival Huế, liên tục có lịch biểu diễn ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam… Tại Liên hoan nghệ thuật múa rối nước Hà Nội 2019, phường rối nước Chàng Sơn vinh dự giành giải Nhất cùng nhiều bằng khen tại các cuộc thi.

Hiện tại, trăn trở lớn nhất của ông Dậu là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của phường rối. Các đạo cụ biểu diễn đã xuống cấp rất nhiều. Việc tạo ra một bộ rối mới hoàn chỉnh cũng cần nguồn chi phí rất cao. Cùng đó, không ít những nghệ nhân đã phải bỏ nghề vì những khó khăn của cuộc sống. Còn lại số ít những nghệ nhân tâm huyết với nghề như ông Dậu, muốn gắn bó với rối nước của Chàng Sơn thì đã bước sang tuổi xế chiều.

Những năm tháng này, ông Dậu cùng các nghệ nhân luôn tích cực vận động con cháu tham gia phường rối của làng với hy vọng sẽ gìn giữ nghệ thuật tổ tiên để lại./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Huyện ủy Thanh Trì, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Lễ Công bố và trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Lê Tiến Nhật, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Xem thêm
Phiên bản di động