Cây tra ở quần đảo Trường Sa
![]() | Không khí đón xuân trên đảo Trường Sa |
![]() | Đầu năm đi lễ chùa Trường Sa |
Nhắc đến Trường Sa, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những cây phong ba, cây bàng vuông. Bởi những loại cây này, từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở và kiên cường trước phong ba, bão táp nơi đầu song ngọn gió của tổ quốc. Tuy nhiên, với quân và dân nơi đây, cây tra mới thực sự đem lại nhiều giá trị hơn cả.
![]() |
CBCS đảo Trường Sa Đông trồng cây tra trong ngày "Tết trồng cây" |
Trong những bữa cơm thường ngày và đặc biệt là trên mâm cỗ ngày Tết, ngoài các món ngon được chế biến từ thịt gà, thịt lợn, ốc, cá biển… còn có những chiếc lá tra xanh non to hơn cả bàn tay được xếp thành từng xấp.
Các cán bộ ở đảo cho biết: Lá cây tra gần như có mặt trong bữa ăn hằng ngày của đơn vị. Tuy nhiên, chúng tôi không biết loài cây này có từ bao giờ và lá của nó được sử dụng làm món ăn khi nào. Thứ lá này ăn kèm với thịt, cá đều ngon.
Theo tìm hiểu, cây tra là một loài cây gỗ lớn thuộc họ rau răm, bộ rau răm. Cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây gỗ lớn, cao từ 10-20m, thân cong queo, phân cành thấp. Tán lá rộng, lá đơn mọc cách, bóng, phiến tròn, gốc hình tim kích thước 12-15cm. Cây được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới.
Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều dọc bờ biển Nha Trang, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhằm mục đích chắn gió, chắn cát…
![]() |
Lá cây tra gần như có mặt trong bữa ăn hằng ngày của CBCS trên đảo. |
Cây tra ngày càng được trồng phổ biến ở các đảo, điểm đảo tại quần đảo Trường Sa. Cây tra tán rộng và cao hơn cây bàng, lá gần giống với lá sen, mịn và không có lông tơ. Phiến lá phía trên có màu xanh, phiến lá phía dưới có màu tím phớt. Không chỉ cho bóng mát, lá cây tra còn được sử dụng như một loại rau xanh thông dụng.
Quân dân trên đảo thường sử dụng lá tra non hoặc bánh tẻ để ăn sống hay ăn kèm với cá hấp, thịt luộc… Lá tra sau khi hái trên cây về rửa sạch, để ráo nước. Khi ăn, trải lá ra đĩa rồi cho thịt, cá, rau cải mầm, giá đỗ vào quấn, chấm với nước mắm pha tỏi, ớt.
Các hộ dân trên đảo Trường Sa lớn cho biết, lá và quả tra ra quanh năm. Vì quả tra gần giống với quả nho nên được quân dân trên đảo quen gọi là “nho Trường Sa”. Khi còn xanh, quả tra ăn có vị chát nhưng lúc chín lại có vị mặn, ngọt, chua. Trẻ con ngoài đảo Trường Sa rất thích ăn loại quả này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ
Tin khác

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07