Câu chuyện học phí!
Ảnh minh họa |
Trước đó, theo đề xuất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021. Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Nghị định này được ban hành sẽ thay thế Nghị định số 86 ban hành năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Đề xuất chưa ráo mực thì ngày 14/11, Bộ Giáo dục-Đào tạo lại xin “rút” đề xuất trên và đề nghị giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả các cấp học. Cụ thể, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho hay, Bộ đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất xem xét cho phép gia hạn áp dụng Nghị định 86 (ngày 2/10/2015) của Chính phủ, giữ nguyên mức học phí hiện hành với tất cả các cấp học.
Như chúng ta đã biết, 2020 được xem là một trong những năm khó khăn nhất đối với thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế bị điêu đứng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị ngưng trệ kéo theo hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập.
Đã thế, vào những tháng 9,10,11 thiên tai liên tiếp xảy ra tại một số tỉnh miền Trung, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Thị trường bị bó hẹp, xuất khẩu giảm, nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng bị giảm, vì thế Chính phủ đã phải xin ý kiến Quốc hội chưa tăng lương cơ bản trong năm 2021.
Khó khăn là thế, không biết Bộ Giáo dục- Đào tạo căn cứ lý do gì để đề nghị tăng lương. Và chỉ khi công luận lên tiếng, Bộ mới chịu xin rút lại. Cũng bàn thêm về học phí, theo Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 thì học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; học sinh trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền học phí.
Quy định là vậy, nhưng thực tế số tiền phát sinh mà phụ huynh phải đóng hàng tháng cho con còn lớn hơn học phí nhiều lần. Đơn cử, dù được miễn học phí, nhưng hàng tháng 1 học sinh bậc tiểu học ở nội thành Hà Nội vẫn phải đóng số tiền từ 1,25-1,35 triệu đồng.
Bộ không chỉ với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành mà còn là cơ quan hoạch định chính sách và tham mưu chiến lược cho Đảng, Chính phủ. Song chỉ với lĩnh vực học phí mà hoạch định chính sách kiểu “sáng nắng, chiều mưa” thế này thì thật quá gay!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49