Cát Thái - Đại gia công nghiệp phụ trợ đi lên từ nắp kem đánh răng
Với sự phát triển hội nhập kinh tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư nước ngoài. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung liên tục tăng vốn đầu tư sản xuất vào Việt Nam nhưng việc lọt vào chuỗi cung ứng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp nội địa vẫn chưa có lời giải.
Thế nhưng câu chuyện về một doanh nghiệp Việt sớm trở thành đối tác cung ứng cho các doanh nghiệp lớn như Colgate - Palmolive, Sanyo, Konica Minolta, Schneider Electric,.. thậm chí nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và xuất ngược lại thị trường này khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là câu chuyện về doanh nghiệp ngành hỗ trợ Cát Thái.
Hình ảnh minh họa |
Khởi nghiệp từ “ca khó” của Colgate
Năm 1999, một nhân viên người Việt 29 tuổi có tên Lê Tuấn Anh của Colgate bỏ việc để lập công ty riêng, trở thành đối tác của chính Colgate- Palmolive.
Câu chuyện khởi nghiệp của ông Tuấn Anh, người sáng lập công ty Cát Thái xuất phát từ nhu cầu tìm đối tác nội địa sản xuất nắp nhựa ống kem và bàn chải đánh răng thay thế cho hàng nhập khẩu. Thế nhưng việc tìm đối tác không phải là điều dễ làm, ông Tuấn Anh sau 3 lần đưa hợp đồng tới các doanh nghiệp trong nước đều bị từ chối.
Thời điểm này rất ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng, tính năng và độ chính xác bên cạnh đó tư duy ngại rủi ro, muốn chọn làm cái quen, cái dễ khiến Colgate khó lòng tìm được nhà cung cấp.
Trước cơ hội đó, ông Tuấn Anh quyết định khởi nghiệp, thuê máy trả tiền góp hàng tháng, phía Colgate cung cấp nguyên liệu và trợ giúp kỹ thuật. Từ đây Cát Thái bắt đầu tiến sâu hơn vào ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ông lớn kín tiếng ngành công nghiệp hỗ trợ
Khó có thể tìm được thông tin về Cát Thái trên truyền thông. Cát Thái và Cát Anh hiện là hai công ty con thuộc tập đoàn Phương Anh (PATC Group). Theo giới thiệu trên website, tập đoàn này hiện sản xuất những sản phẩm chất lượng cao cũng như là đối tác của nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, phần lớn đến từ Nhật Bản như Sumitomo, Nissei, Matsui, Mitsumi, Mori Seiki.
Sau 16 năm, từ một đơn vị nhỏ sản xuất nắp ống kem đánh răng, Cát Thái hiện trở thành nhà cung cấp các linh kiện nhựa trong máy in chuyên nghiệp của Konica Minolta, máy giặt và tủ lạnh Sanyo, tai nghe của Foster, mascara của Shiseido, thiết bị điện Schneider Electric.
Theo thông tin từ tạp chí Forbes, trong nhiều năm Cát Thái là công ty Việt hiếm hoi không chỉ cung cấp sản phẩm do doanh nghiệp ngoại tại Việt Nam mà còn tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn tại các cứ điểm sản xuất của họ tại nước ngoài.
Tại Đông Nam Á, các công ty tương tự Cát Thái không quá 100 nhưng quy mô nhỏ và nằm khá xa các cụm sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Và đây là lợi thế với Cát Thái.
Hiện tỷ trọng khách hàng Nhật Bản của Cát Thái chiếm 70%, 30% còn lại là các doanh nghiệp châu Âu, Mỹ. Konica Minolta là một trong những khách hàng lớn nhất. Năm 2008, Cát Thái giành được hợp đồng cung ứng linh kiện chế tạo vỏ máy ảnh rồi máy in chuyên nghiệp của hãng này. Loại máy in này có giá bán khá cao và được tiêu thụ chủ yếu ở châu Âu và Mỹ.
Năm 2013, Cát Thái được chứng nhận là một trong 9 nhà cung cấp tốt nhất trong tổng số 900 nhà cung cấp của Konica Minolta. Làm việc với Konica Minolta giúp Cát Thái không chỉ hoàn thiện về kỹ thuật mà còn cải tiến quy trình sản xuất, hệ thống chất lượng, chính sách nhân sự và trách nhiệm xã hội cũng như tạo dựng uy tín với giới doanh nghiệp Nhật.
Theo chia sẻ của Cát Thái, năm 2013 công ty này và một doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tại Việt Nam được vinh danh trong chương trình P-DOAZ (Product delivery on arrival zero, tạm dịch “giao hàng không có lỗi”) của Konica Minolta, cụ thể là tỷ lệ giao hàng đúng hạn 100%.
Tỷ lệ sai sót đạt mức 11,3 PPM (trong 1 triệu sản phẩm cho phép lỗi 11,3 sản phẩm có vấn đề) so với tỷ lệ được cho phép là 50 PPM
Ông Lê Tuấn Anh trong buổi vinh danh của Konica Minolta (hàng đầu, thứ 2 từ phải sang). |
Ngoài Konica Minolta, Cát Thái hiện còn cung ứng linh kiện nhựa bên trong ống kính máy ảnh cho công ty Muto, Nhật Bản. Đây vốn là những sản phẩm có kích thước nhỏ, độ khó cao về mặt công nghệ và kỹ thuật.
Ngoài là đối tác tham gia sản xuất linh kiện, theo lời chia sẻ của một lãnh đạo Cát Thái thì đây trường hợp khá hiếm công ty Việt Nam nhập nguyên liệu tại Trung Quốc, sản xuất tại Việt Nam và xuất ngược lại nhà máy tại Trung Quốc, thắng Trung Quốc trên chính sân nhà của họ.
Vì sao Cát Thái thành công? Để thành công như hôm nay, một trong những nguyên nhân lý giải là việc nhà sáng lập Lê Tuấn Anh dám nghĩ, dám làm và dám sáng tạo như chính ông từng nói “Nếu đợi cái dễ thì sẽ không tới lượt mình”. Việc dấn thân vào lĩnh vực hiếm người làm mặc dù rủi ro cao nhưng cũng đem lại kết quả xứng đáng với công ty này khi đã vững chân trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ngoại. Thậm chí doanh nghiệp Việt này còn tự tin và đặt mục tiêu khách hàng của mình phải là công ty có quy mô lớn cũng như nằm trong chiến lược phát triển của mình.
Ngoài Cát Thái, ông Tuấn Anh còn xây dựng hệ thống công ty vệ tinh như Cát Anh làm khuôn mẫu và các chi tiết cơ khí, công ty SingViet làm cao su, công ty Trung Anh sản xuất hạt nhựa, công ty Mai Phương làm in sơn, xử lý bề mặt,…
Điều này giúp các đối tác vốn có của Cát Thái khi muốn mở rộng nguồn linh kiện sẽ dễ dàng lựa chọn cũng như tin tưởng về tiêu chuẩn chất lượng thay vì bắt tay với đối tác hoàn toàn mới.
Tuy nhiên để đáp ứng đòi hỏi cao của các đối tác, điều quan trọng không kém chính là trang thiết bị, máy móc dây chuyền hiện đại, tự động hóa. Ông Tuấn Anh sẵn sàng bỏ tiền nhập khẩu dàn máy công nghệ hiện đại từ châu Âu với giá đắt gấp 3 lần dàn máy bình thường, một điều mà hiếm người dám làm. Phương châm của ông là “Phải chuẩn bị thì khách hàng họ mới chấm”.
Ngoài đầu tư cho công nghệ, công ty còn xây dựng hệ thống quản trị, quy trình sản xuất. Điều này giúp đảm bảo chất lượng về phòng sản xuất sạch sẽ, hệ thống kiểm tra khi sản xuất những linh kiện phức tạp cho Muto hay các đối tác khác.
Cát Thái là công ty đạt chứng nhận ICTI, đủ điều kiện để đưa hàng vào hệ thống siêu thị Wal-Mart .
Theo Trí Thức Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi
Tổ chức thành công Hội nghị cán bộ, công chức, người lao động xã Đồng Trúc
Đa dạng các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động
Xu hướng chi tiêu tiết kiệm dịp Tết 2025
Trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho đoàn viên Công đoàn vay vốn
Giá xăng dầu hôm nay (3/1): Thế giới và trong nước đồng loạt tăng
Sơn Tây: Đơn vị hành chính sau sắp xếp đi vào hoạt động bài bản, hiệu quả
Tin khác
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Sốt ruột khi mục tiêu đầu năm đặt ra, cuối năm vẫn chưa hoàn thành
Doanh nhân 13/12/2024 10:05
"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng
Doanh nhân 30/10/2024 16:01
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên
Doanh nhân 14/10/2024 21:05
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk
Doanh nhân 13/10/2024 11:19
Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt
Doanh nhân 13/10/2024 10:54
Doanh nhân và trách nhiệm xã hội
Doanh nhân 13/10/2024 06:32
Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Kinh tế 10/10/2024 21:08
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân
Doanh nhân 26/09/2024 20:46
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024
Doanh nhân 09/09/2024 11:29