Thị trường sữa đậu nành

Cuộc chiến giành thị phần của các đại gia

Theo số liệu nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng của Công ty Tetra Pak (Thụy Điển), năm 2014, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về mức tiêu thụ loại sữa này, song gần 70% lượng sữa đậu nành trên thị trường đang được phục vụ bởi các bà nội trợ (sữa handmade). Đó chính là lý do mà các đại gia đang đổ tiền đầu tư vào ngành hàng này.
Lộ trình tăng thị phần hàng Việt tại các siêu thị: Khó khả thi ?
Không nhãn hiệu, Nông sản Việt mất thị phần ngay trên “sân nhà”

Thực ra, sữa đậu nành từ lâu đã là thức uống quen thuộc đối với người Việt Nam, nhất là gần đây, thông tin về tác dụng của loại sữa này trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, khiến cho sản phẩm này càng trở nên “hot”. Thế nhưng, theo Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm và Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM, công bố năm 2013, 90% mẫu sữa đậu nành nấu thủ công từ các quầy hàng rong, quán ăn, nhà trẻ... nhiễm khuẩn đường ruột E.coli, Coliform càng làm cho người sử dụng sản phẩm đậu nành “rối như canh hẹ” vì họ vẫn quen dùng sản phẩm sữa đậu nành handmade.

Cuộc chiến giành thị phần của các đại gia
Sản phẩm sữa đậu nành của Vinamilk được khẳng định không dùng nguyên liệu biến đổi gen.

Với thông tin này, không ít người tiêu dùng đã chuyển sang dùng sữa đậu nành công nghiệp của các hãng sữa có thương hiệu như Vinasoy, Vinamilk, Tribeco,… Thế nhưng, hai năm trở lại đây, trên các phương tiện truyền thông rộ lên thông tin về sản phẩm đậu nành có nguồn gốc biến đổi gen, dù tính an toàn của thực phẩm biến đổi gen còn đang tranh cãi, khiến người tiêu dùng không tránh khỏi hoang mang.

Trong khi đó, theo thống kê, năm 2014 cả nước nhập khẩu 1,5 triệu tấn hạt đậu nành, phần lớn đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, Argentina là đậu nành biến đổi gen. Sản phẩm được nhập khẩu về để chế biến dầu ăn, đậu phụ, sữa đậu nành và một số sản phẩm chế biến khác,… lại một lần nữa, không ít người giật mình thon thót lo cho sức khỏe. Trước thông tin này, đại gia Vinamilk đã có phản hồi, rằng sản phẩm đậu nành của hãng sữa này không sử dụng nguyên liệu đậu nành biến đổi gen, nên người tiêu dùng an tâm phần nào.

Cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thị trường sữa đậu nành trong nước có thể nói khá sôi động. Điều đáng mừng, sự cạnh tranh này phản lên màu sáng đầy lạc quan mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tetra Pak , mặc dù nhu cầu sử dụng sữa đậu nành lớn, song thị trường sữa này tại Việt Nam hiện mới có hơn 32% là sản phẩm đóng hộp. Còn theo số liệu nghiên cứu của Nielsen Việt Nam tháng 1/2015, thị phần sữa đậu nành đóng hộp hiện nằm trong tay Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy, với hơn 82,7% sản lượng; gần 18% còn lại là các đại gia Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Tribeco...

Trước bối cảnh trên, thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp đã và đang “đổ” vốn đầu tư để chiếm lĩnh thị trường sữa đậu nành đầy tiềm năng. Đầu năm 2015, Vinasoy khánh thành giai đoạn 2 nhà máy Bắc Ninh, một trong ba nhà máy lớn và hiện đại nhất thế giới, đồng thời khởi công nhà máy thứ 3 tại Bình Dương cuối năm nay. Mới đây, Tập đoàn của Hoàng Anh Gia Lai, sau khi đầu tư thành công vào ngành mía đường, tiếp tục rót tiền cho đậu nành với việc dành hàng nghìn ha để trồng đậu nành giống Việt Nam 100% không biến đổi gen. Đây quả là tin tốt lành đối với người tiêu dùng trong nước.

Theo đó, toàn bộ đậu nành do HAGL trồng sẽ cung cấp độc quyền cho Nutifood. Đây là một dự án hợp tác chiến lược giữa HAGL và Nutifood. Dự kiến, trong 5 năm tới, HAGL sẽ mở rộng diện tích trồng đậu nành lên 3.000 ha, cung cấp nguyên liệu độc quyền cho Nutifood sản xuất 185 triệu lít sữa đậu nành/năm. Theo tính toán của chuyên gia kinh tế, nếu kịch bản tăng trưởng sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành tại Việt Nam sẽ giữ ở mức trung bình 17%/năm trong 5 năm tới thì ước lượng HAGL có tham vọng chiếm lĩnh gần 12% thị trường tiêu thụ sữa đậu nành trong nước.

Cuộc cạnh tranh giành thị phần thị trường sữa đậu nành trong nước có thể nói là khá sôi động. Điều đáng mừng, sự cạnh tranh này phản lên màu sáng đầy lạc quan mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng sản phẩm. Ví như việc ra mắt Trung tâm nghiên cứu ứng dụng đậu nành của Vinasoy - một trung tâm phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng khoa học tiên tiến nhất về hạt đậu nành vào sản xuất và tiêu dùng; hay như Vinamilk với sản phẩm sữa đậu nành mang nhãn hiệu Goldsoy- sản phẩm lần đầu tiên tại Việt Nam làm từ 100% hạt đậu nành không biến đổi gen; hoặc sản phẩm sữa đậu nành của Tribeco được khẳng định, sản xuất với công nghệ trích lọc tiên tiến, lưu giữ các thành phần dinh dưỡng và protein trong hạt đậu nành; đảm bảo hương vị sữa thơm ngon như truyền thống,…là một minh chứng cho sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều tra giai đoạn 2 vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng

Điều tra giai đoạn 2 vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Đồng Nai đang mở rộng điều tra giai đoạn 2 vụ án “Buôn lậu” liên quan Chuyên án 920G, buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ tại các tỉnh, thành phía Nam, miền Trung Tây nguyên.
Tiện ích từ siêu thị Công đoàn tại Công ty TNHH Hanwha Aero Engines

Tiện ích từ siêu thị Công đoàn tại Công ty TNHH Hanwha Aero Engines

(LĐTĐ) Được mua hàng bình ổn giá, dễ dàng lựa chọn các sản phẩm thiết yếu, có chỗ nghỉ ngơi trước và sau khi tan ca… mô hình siêu thị Công đoàn tại Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (trực thuộc LĐLĐ huyện Thạch Thất) đã giúp hàng trăm công nhân lao động tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

(LĐTĐ) Ngày 19/3, tại Trường Mầm non Tuổi hoa (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non theo định hướng giáo dục thông minh”.
Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

(LĐTĐ) Trong những ngày tháng Ba, rất nhiều chị em đã lưu lại những hình ảnh tươi đẹp bên cây gạo cổ thụ giữa cánh đồng xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Nghệ An: Hàng nghìn học sinh lớp 12 đăng ký thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghệ An: Hàng nghìn học sinh lớp 12 đăng ký thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội là 2 kỳ thi riêng đang được nhiều học sinh lớp 12 ở Nghệ An lựa chọn nhằm tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận

(LĐTĐ) Làm việc với huyện Thanh Oai về công tác tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị huyện cần quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.

Tin khác

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 14/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉ giảm 22 đồng/lít, xuống mức 22.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 14 đồng/lít, xuống còn 23.543 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ.
Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 2 triệu đồng/lượng, xuống ngưỡng 78 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.171,2 USD/ounce.
Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

(LĐTĐ) Sau khi đã giảm mạnh trong phiên sáng nay (13/3), giá vàng chiều nay tiếp tục lao dốc và có cửa hàng đã xóa mốc 80 triệu đồng/lượng trên bảng điện tử giao dịch.
Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 14/3, theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ giảm khoảng 50 - 150 đồng/lít; dầu diezen có thể tăng 100 đồng/lít.
Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

(LĐTĐ) Sáng nay (12/3), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng trên mốc 82 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 71 triệu đồng/lượng.
“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

(LĐTĐ) Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh, điều đó đặt ra cho Việt Nam cần “nâng cấp” môi trường đầu tư.
Giá vàng sẽ còn tăng?

Giá vàng sẽ còn tăng?

(LĐTĐ) Thời gian qua thị trường chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của giá vàng, khi vàng miếng SJC vẫn đang vượt mốc 82 triệu đồng/lượng - mức cao chưa từng có trong lịch sử. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh tăng liên tục trong ngày.
Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

(LĐTĐ) Cuối năm 2023, khi giá vàng “phi mã” lên đến gần 70 triệu đồng/lượng, người dân hy vọng giá vàng sẽ được “ghìm cương”. Nhưng ngay từ đầu năm 2024, giá vàng lại một lần nữa vượt đỉnh, chạm mốc hơn 82 triệu đồng/lượng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp ổn định giá vàng. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Giá vàng "phi mã": Nên mua hay bán chốt lời?

Giá vàng "phi mã": Nên mua hay bán chốt lời?

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán, giá vàng trên thị trường “phi mã”, đặc biệt là vào trước ngày vía thần tài. Những tưởng rằng giá vàng sẽ giảm sau ngày này, nhưng bất chấp quy luật tự nhiên, vàng bất ngờ “phi mã”. Sáng nay (9/3), vàng đã lập kỷ lục mới ở mức 82 triệu đồng/lượng. Nhiều nhà đầu tư cá nhân như ngồi trên chảo lửa, không biết nên mua vào, bán ra chốt lời hay… ngồi chờ.
Xem thêm
Phiên bản di động