Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại

(LĐTĐ) Ngày 1/10, tại không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, chương trình “Carnaval Thu Hà Nội 2023” với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” đã chính thức diễn ra, thu hút đông đảo nhân dân Thủ đô cùng du khách trong nước và quốc tế.
Thu Hà Nội đến để yêu Khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2023

Chương trình nằm trong khuôn khổ “Festival Thu Hà Nội năm 2023” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch (HPA) chủ trì thực hiện cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, quận, huyện, doanh nghiệp, điểm đến du lịch trên địa bàn.

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Chương trình năm nay với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội Nguyễn Ánh Dương, “Carnaval Thu Hà Nội 2023” là sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, đem tới những trải nghiệm sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chương trình năm nay với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp với công nghệ âm thanh, quy mô hoành tráng để giới thiệu tới nhân dân và du khách về vẻ đẹp Hà Nội đang trong tiết trời mùa thu - mùa được coi đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn. Sức cuốn hút của mùa thu Hà Nội khiến không chỉ người dân Thủ đô mà cả du khách gần xa thích thú.

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Nghệ thuật múa Rồng đặc sắc.

“Carnaval Thu Hà Nội 2023” được chia thành 11 đoàn diễu hành với 4 chương chủ đề: “Rạng rỡ sắc thu”, “Tinh hoa nghề Việt”, “Nghệ thuật đường phố”, “Bản sắc văn hóa các dân tộc”.

Chào mừng “Festival Thu Hà Nội năm 2023”, Câu lạc bộ Lân Sư Rồng huyện Thanh Oai mang đến chương trình màn trình diễn với chủ đề “Hào khí Thăng Long”, giới thiệu những nét đẹp, kỹ thuật tinh xảo nhất của nghệ thuật múa Rồng tới công chúng Thủ đô cũng như du khách trong nước và du khách quốc tế.

Tiếp đến là chương trình diễu hành xe hoa Mê Linh chào mừng “Festival Thu Hà Nội năm 2023” với chủ đề “Hoa Mê Linh”.

Từ lâu, mùa thu Hà Nội đã đi vào thơ ca, nhạc, họa như một biểu trưng của cái đẹp, sự lãng mạn của một mùa trong năm. Sự hòa quyện giữa đất trời, cảnh sắc, ẩm thực, con người giữa tiết trời dịu dàng mùa thu, tạo sự quyến rũ cho Hà Nội.

Du khách có thể thong dong đi trên các con phố Thanh Niên, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Tràng Thi hay dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, cầu Long Biên; cũng có thể thưởng lãm vẻ đẹp các công trình kiến trúc cổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, sau đó thưởng thức ẩm thực mùa thu ở Phố cổ Hà Nội.

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Câu lạc bộ Văn hoá Áo dài Việt Nam tham gia diễu hành.

Trong khuôn khổ “Carnaval Thu Hà Nội 2023” lần này, gần 100 thành viên Câu lạc bộ Văn hoá Áo dài Việt Nam tham gia trong những tà áo dài truyền thống đa sắc màu rực rỡ, mang đậm dấu ấn vùng miền, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về tà áo dài và những nét đẹp danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Tiếp nối chương trình là đoàn diễu hành của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, đơn vị đã trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển. Là một trong năm Tổng công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Hanoitourist luôn tự hào rằng Thủ đô Hà Nội mãi mãi là điểm đến hấp dẫn, là dấu ấn đẹp trong lòng mỗi người dân, du khách…

Tiếp sau đó là các đoàn diễu hành của cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội, thuộc Tập đoàn Tuần Châu với sản phẩm du lịch độc đáo “Tinh hoa Bắc bộ” nằm trên địa bàn thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, chuyển tải, phản ánh sinh động những nét tiêu biểu về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cả một vùng Đồng bằng Bắc Bộ xa xưa; đoàn diễu hành của phường Rối Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức với lịch sử truyền thống lâu đời; đoàn diễu hành Câu lạc bộ sáo diều đến từ xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh; đoàn cồng chiêng Mường tới từ huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai…

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Đoàn diễu hành xích lô.

Khép lại chương trình “Carnaval Thu Hà Nội 2023” là hình ảnh uy nghi Thăng Long hội tụ của đoàn lân sư rồng, chứa đựng một sức mạnh vô biên, thể hiện rõ nét thành phố về hoà bình và thịnh vượng. Là một bản hòa ca sinh động bay lên tỏa sáng và hội nhập cùng quốc tế, là khát vọng vươn tầm của Hà Nội, cũng là khát vọng của du lịch Hà Nội trong hành trình trở thành điểm đến của du lịch an toàn và hấp dẫn.

Cùng giá trị di sản, văn hóa trong lòng Thủ đô góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam mà đã trở thành một nguồn lực nội sinh phát huy “sức mạnh mềm” trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, chương trình “Festival Thu Hà Nội năm 2023” là sự kiện lần đầu tiên tổ chức nhằm góp phần vào quá trình tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Thủ đô cả về quy mô và chất lượng dịch vụ; gia tăng số lượng và chất lượng khách du lịch bảo đảm tính bền vững, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và thân thiện với môi trường.

“Festival Thu Hà Nội năm 2023” với quy mô 150 gian hàng chia thành các khu vực theo thiết kế, bố trí dọc theo phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác, Festival có sự tham gia của 10 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Mê Linh, Quốc Oai, Ứng Hòa, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Vì, Gia Lâm để quảng bá giới thiệu tiềm năm phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch, các di sản của địa phương.

Ngoài ra, Festival còn thu hút 14 tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu du lịch địa phương: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang.

Đặc biệt, người dân và du khách tới tham quan và trải nghiệm sẽ thấy nhiều hình ảnh quảng bá về đất nước, con người của các quốc gia do các Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao các nước giới thiệu như Cuba, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Philippin, Srilanka, Palestine.

Với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cũng như các hoạt động trình diễn quy mô, người dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước tham dự Chương trình chắc hẳn sẽ có những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa với “Festival Thu Hà Nội năm 2023” và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội năm 2023.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Chiều nay (28/11), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức lễ bàn giao và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn tới 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Lan tỏa lòng nhân ái

Lan tỏa lòng nhân ái

(LĐTĐ) Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tựu A (quận Bắc Từ Liêm), Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, yêu thương học trò và lan tỏa cách sống nhân ái bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tin khác

Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023, ngày 25/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên đã phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức tọa đàm "Sức sống mới của làng cổ - làng Cựu trong cuộc sống đương đại".
Bản hòa ca đặc sắc  “Âm cảnh Ga”

Bản hòa ca đặc sắc “Âm cảnh Ga”

(LĐTĐ) Sự kiện nghệ thuật “Âm cảnh Ga” mở cửa tự do cho công chúng tham gia tại Xưởng nóng, Nhà máy xe lửa Gia Lâm đến hết ngày 28/11.
Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

(LĐTĐ) Không gian sáng tạo có nhiều giá trị đối với sự phát triển của đô thị, tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ để phát triển các không gian sáng tạo ở Hà Nội. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng 24/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã diễn ra Hội thảo "Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp".
Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

(LĐTĐ) Mặc dù có sự gia tăng về số lượng, đa dạng về cách thức tổ chức và mô hình hoạt động nhưng nhìn tổng thể, sự phát triển không gian sáng tạo của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu vẫn là những mô hình tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ từ phía chính quyền và rơi vào nghịch lý thừa mà thiếu.
Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 23/11, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023.
Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm. Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2000 năm trước.
“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định đặt sáng tạo văn hóa và phát triển nguồn lực văn hóa làm trung tâm của quá trình phát triển bền vững, kể từ khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO đến nay, Hà Nội luôn nỗ lực triển khai các sáng kiến, giải pháp phát huy tiềm năng sáng tạo thành nguồn lực phát triển; thực hiện có hiệu quả các cam kết của Thành phố với UNESCO. Trong đó, với hệ thống di sản dồi dào là nguồn lực để Hà Nội khai thác xây dựng sản phẩm du lịch, không gian sáng tạo mới.
Để Hà Nội thực sự là Thành phố sáng tạo

Để Hà Nội thực sự là Thành phố sáng tạo

(LĐTĐ) Năm 2019, Hà Nội chính thức trở thành thành viên Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực Thiết kế. Từ đó đến nay, Hà Nội tích cực triển khai nhiều hoạt động trong mọi lĩnh vực để cụ thể hoá những cam kết xây dựng Thành phố Sáng tạo trong tương lai.
Trưng bày tư liệu địa danh lịch sử kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội

Trưng bày tư liệu địa danh lịch sử kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội khai mạc trưng bày "Một số địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội", tại Di tích ngôi nhà số 90 Thợ Nhuộm.
Xem thêm
Phiên bản di động