Cảnh báo gia tăng trẻ mắc bệnh đường hô hấp
Phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi [Infographic] Những điều cần biết khi trẻ bị viêm phổi nhiễm Adenovirus cần nhập viện Virus adeno mà nhiều trẻ nhiễm phải nguy hiểm đến mức nào? |
Tăng mạnh bệnh nhi, thêm giường điều trị
Điển hình, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, gần đây mỗi ngày có khoảng 150 bệnh nhi đến khám, trong đó có 30 trẻ phải nhập viện, chủ yếu là mắc các bệnh về đường hô hấp. Trung bình, tại Khoa Nhi một bác sĩ phải điều trị cho 20-30 trẻ/ngày. Nhiều phụ huynh cho biết, gia đình đã cho con đi khám tại bệnh viện tuyến Trung ương hoặc bệnh viện tư nhân nhưng bị từ chối vì quá tải, nên họ đưa con đến đây khám.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho bệnh nhân mắc vi rút adeno. |
Trao đổi với các phóng viên báo chí tác nghiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn, bác sĩ Vũ Thị Mai, Khoa Nhi cho biết : Từ sau dịch Covid-19, lượng bệnh nhi bị mắc các bệnh về đường hô hấp đến khám và điều trị ở bệnh viện tăng. Song từ đầu tháng 9 trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện còn tăng gấp 3 lần so với trước.
"Khoảng 1 tháng nay, số trẻ nhập viện có dấu hiệu tăng nhanh, chủ yếu trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết. Những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày Khoa Nhi tiếp nhận khoảng 150 bệnh nhân đến khám và điều trị. Trong đó, chúng tôi đã ghi nhận một số trẻ mắc viêm phổi do vi rút adeno. Các trường hợp nhập viện phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi, cũng có trẻ lớn từ 5-14 tuổi nhập viện chủ yếu do mắc sốt xuất huyết”- bác sĩ Mai cho hay.
Hiện với số bệnh nhi tăng nhanh, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn đã phải tăng cường mượn của Khoa ngoại Tổng hợp 2 phòng bệnh để phục vụ điều trị. Theo đó, tuỳ theo diễn biến bệnh nếu trẻ có dấu hiệu suy hô hấp mới cho nhập viện, còn các trường hợp viêm đường hô hấp chủ yếu chỉ định theo dõi điều trị tại nhà.
So với mọi năm, thời điểm này bệnh nhi mắc viêm đường hô hấp tăng đột biến, nếu mọi năm tỷ lệ bệnh chia đều viêm đường hô hấp và đường tiêu hóa, thì năm nay bệnh viêm đường hô hấp chiếm 2/3. Lý giải tình trạng này, bác sĩ Mai cho biết: "Nguyên nhân sau nhiễm vi rút Covid-19 gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, không hồi phục dẫn đến tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi rút khác nên tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn. Bên cạnh đó, trong 2 năm qua, trẻ bê trễ việc tiêm phòng, và dùng vitamin A, thậm chí có trẻ bỏ cả bổ sung vitamin A… theo đợt nên sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm vi rút, dễ bị viêm đường hô hấp”.
Đặc biệt, tại Khoa Nhi, có một số trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng phải điều trị tích cực. Nguyên nhân, do lứa tuổi này sức miễn dịch của trẻ kém, đồng thời, trẻ nhiễm đồng thời cả vi rút RSV (vi rút hợp bào hô hấp), nên thường rất nặng. Đáng lưu ý, thời gian điều trị cho trẻ cũng kéo dài hơn bởi miễn dịch của trẻ năm nay có xu hướng kém hơn mọi năm, và bệnh nặng hơn.
"Với số trẻ nhập viện cao như hiện nay, gây quá tải cho khoa. Khoa Nhi có 6 -7 bác sĩ điều trị, mỗi bác sĩ đảm nhiệm chăm sóc, điều trị cho khoảng 20 trẻ. Toàn khoa trực 24/24h. Có ca trực đêm, khoa tiếp nhận đến 20 trẻ cấp cứu, trong tình trạng khó thở, khò khè… ", bác sĩ Mai nói.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng bệnh nhân tới khám tăng rất cao và có hiện tượng quá tải. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện đã ghi nhận hơn 1.400 ca mắc vi rút adeno từ đầu năm tới nay (80% là bệnh nhi tại các quận, huyện của Hà Nội), trong đó có gần 1.300 ca được ghi nhận từ tháng 8 đến ngày 21/9. Riêng ngày 22/9, bệnh viện phát hiện 150 ca, trong đó một nửa số này phải nhập viện.
Đáng lo ngại, vi rút adeno đã gây ra 7 ca tử vong là các bệnh nhi mắc các bệnh lý nền, đồng nhiễm adeno. Trước tình trạng trên, Bệnh viện đã bố trí 300 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhi nhiễm vi rút adeno nhập viện theo nhóm bệnh nhẹ, bệnh có tổn thương hô hấp đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng. Đồng thời, các bệnh nhi nằm viện được chăm sóc và điều trị tại khu vực riêng, nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo trong bệnh viện…
Theo dõi sát nhận biết các dấu hiệu nặng
Chia sẻ thêm về bệnh do vi rút adeno, bác sĩ Mai cho biết: Trẻ mắc vi rút này thường kết hợp với triệu chứng viêm kết mạc, ho nhiều, khò khè và đi ngoài. Với các trường hợp này, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Khi thấy có dấu hiệu khò khè, thở nhanh thì có thể có biểu hiện viêm phế quản, viêm phổi thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Theo bác sĩ Mai, đôi khi cũng do cha mẹ nghe nhiều các thông tin từ mạng xã hội và quá sợ hãi, lo lắng quá mức; thậm chí cũng có nhiều trường hợp cha mẹ vẫn năn nỉ cho con nhập viện dù chưa thực sự cần thiết. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách theo dõi các dấu hiệu của con như dấu hiệu ở đường hô hấp, tuần hoàn; nếu con có các triệu chứng như: Khó thở, bỏ bú, li bì, đi ngoài nhiều, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tím tái… thì chắc chắn phải nhập viện.
Còn lại, với trẻ nhiễm vi rút thông thường, đa số là lành tính, chỉ có các biểu hiện như: Sốt, viêm long đường hô hấp trên, chảy mũi, ho húng hắng vài tiếng… thì chỉ cần theo dõi tại nhà; chỉ những những trường có dấu hiệu liên quan đến chức năng sinh tồn thì phải nhập viện theo dõi.
Với trẻ mắc bệnh hô hấp điều trị tại nhà, cha mẹ cần lưu ý cách vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ ở mũi, họng, là nơi vi khuẩn, vi rút dễ bám đầu tiên. "Trẻ cần được vệ sinh đường họng hằng ngày bằng cách xịt họng hoặc súc miệng để phòng bệnh. Với những trẻ đã có triệu chứng nước mũi màu xanh thì cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ hằng ngày bằng nước muối. Nếu trẻ không có các triệu chứng trên thì không nên rửa mũi cho trẻ, tránh tình trạng bơm rửa mũi nhiều cho trẻ nếu không biết cách sẽ vô tình đẩy các tác nhân sang các xoang bên trong như xoang mũi, vào tai giữa"- bác sĩ Mai nhấn mạnh.
Cũng theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng các bệnh đường hô hấp các bậc phụ huynh cần nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, tránh tụ tập đông người. Người lớn cần hướng dẫn trẻ rửa tay và thậm chí là rửa đồ chơi của trẻ, không cho trẻ ngậm đồ chơi. Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh. Giữ ấm chân, tay và cổ cho trẻ khi thời tiết giao mùa. Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
Trước tình hình số lượng ca mắc vi rút adeno phải nhập viện tăng cao, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bố trí đủ giường bệnh, nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư để chẩn đoán và điều trị cho người nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Trong đó, Sở Y tế yêu cầu thực hiện tốt công tác phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong trường hợp phát sinh lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh phải tiến hành xử lý quyết liệt. Đặc biệt, tăng cường hội chẩn, chỉ đạo tuyến giữa các bệnh viện trong ngành Y tế Hà Nội trong công tác điều trị người bệnh nhiễm vi rút adeno. Các trường hợp diễn biến nặng có suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng... cần được hội chẩn tích cực, chuyển viện, chuyển tuyến lên tuyến Thành phố hoặc tuyến Trung ương đảm bảo an toàn người bệnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20