Cẩn trọng với “bà hỏa”!

(LĐTĐ) Trong thời gian vừa qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy lớn xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, tạo tâm lý bất an trong nhân dân.Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, nguy cơ cháy nổ ở các di tích, nơi thờ tự cũng tăng cao do lượng người đến hành hương, cúng viếng, cầu may đông. Thế nhưng, hiện nay tại một số đình, chùa ở Hà Nội công tác phòng cháy vẫn chưa được chính quyền, ngành chức năng, chủ quản nơi thờ tự và người dân quan tâm thực hiện.
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ các nhà kho chứa phế liệu Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ nhà xưởng Cảnh giác với nguy cơ cháy, nổ mùa nắng nóng
Cẩn trọng với “bà hỏa”!
An toàn cháy nổ tại các khu di tích đền, chùa luôn được quan tâm, chú trọng (Ảnh: K.Tiến)

Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Trong năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra ba vụ cháy lớn tại các di tích, trong đó, có những di tích mới được tu bổ chưa lâu, tốn kém hàng chục tỷ đồng bị cháy, gây thiệt hại nặng nề.Ngay sau Tết Dương lịch 2020, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chùa Cự Ðà (xã Ða Tốn, huyện Gia Lâm) khiến tam bảo, tiền đường, thượng điện bị thiệt hại, nhiều cột, kèo, tượng Phật bị cháy rụi.

Ðáng tiếc, chùa Cự Ðà được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, có kiến trúc đẹp. Di tích được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư, tu bổ năm 2008 - 2009 và là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Cuối tháng 6/2020, liên tiếp xảy ra hai vụ cháy. Ðầu tiên là vụ cháy đền Lâm Du (phường Bồ Ðề, quận Long Biên). Dù chưa được công nhận là di tích, nhưng đền Lâm Du đã nằm trong danh mục kiểm kê di tích của thành phố. Gần như toàn bộ hạng mục kiến trúc chính của ngôi đền bị cháy rụi, một số tượng thờ cũng bị cháy nham nhở. Cùng ngày với vụ cháy đền Lâm Du, chùa Linh Quang (thôn Ðông Thượng, xã Ðông Yên, huyện Quốc Oai) cũng “phát hỏa”.

Dù lực lượng phòng cháy, chữa cháy có mặt ngay sau khi xảy ra cháy, nhưng do thời tiết khô nóng, di tích nhiều hiện vật dễ cháy, cho nên thiệt hại nặng nề. Toàn bộ nhà tam bảo và các pho tượng gỗ tại đây gần như bị thiêu rụi. Ðáng chú ý, di tích chùa Linh Quang được tu bổ năm 2014, với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã kiểm kê lại hiện vật, lên phương án để phục dựng. Tuy nhiên, tòa tam bảo chùa Linh Quang có quy mô rất lớn nên sẽ đòi hỏi khoản kinh phí lớn, nếu muốn khôi phục.

Có thể thấy, tình hình cháy nổ ở các khu di tích, thờ tự xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng, làm mất đi những di sản văn hóa không thể khôi phục được.Cùng với sự xuống cấp, các vụ cháy là một trong những nguyên nhân hủy hoại các di tích. Các di tích từng xảy ra cháy lớn có thể kể đến như: chùa Tảo Sách, chùa Tĩnh Lâu (quận Tây Hồ), chùa Thanh Sơn (huyện Sóc Sơn), đình Thọ Tháp (quận Cầu Giấy…

Thượng tá Bùi Đăng Tuấn – Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, khuyến cáo, để hạn chế nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tại các cơ sở thờ tự, người đi viếng, thắp nhang cần tuân theo hướng dẫn về số lượng nhang mỗi người được thắp tại các cơ sở. Quá trình cầm nhang di chuyển cũng cần chú ý các tấm vải, màn, tranh giấy... được treo, tránh làm bén lửa. Người đứng đầu các cơ sở thờ tự cũng cần chú ý kiểm tra nguồn điện, nguồn nhiệt, lối thoát hiểm thường xuyên.

Theo các chuyên gia, các di tích như đình, chùa, đền… là những nơi có nguy cơ mất an toàn về phòng cháy cao do người dân thường thắp nến, thắp hương, đốt vàng mã, trong khi di tích có kiến trúc bằng gỗ, một số trang trí bằng vải, dễ bắt lửa. Ngoài ra, chập điện cũng là nguyên nhân gây hỏa hoạn như vụ cháy ở chùa Tĩnh Lâu.

Đặc biệt, trong ngày cuối năm, lễ hội đầu năm việc mọi người tập trung đông tại các đình chùa, miếu, sử dụng nhiều vật dụng dễ cháy như: giấy vàng mã, đèn cầy, nhang, đèn... cũng khiến nguy cơ cháy nổ gia tăng. Không thể phủ nhận một nguy cơ lớn dẫn đến cháy nổ tại các di tích hiện nay là do con người.

Cứ mỗi độ lễ, Tết là nhiều di tích trên địa bàn Hà Nội lại biến thành cái “chảo nhiệt” khổng lồ. Hàng trăm người chen chân trong các gian thờ chật chội, nghi ngút hương khói, cạnh các khu hóa vàng, hóa sớ luôn nóng rực. Gặp những ngày hanh khô, tàn lửa theo gió bay khắp nơi, khiến các di tích chẳng khác nào nằm trên đống lửa. Mặc dù hiện nay, các địa phương, các ban quản lý di tích liên tục cảnh báo và yêu cầu du khách không thắp hương, không đốt vàng mã trong di tích.

Tuy nhiên, tâm lý nhiều người, khi lên đền, lên chùa mà không thắp được một nén hương là chưa phải; hay chẳng ai lại mang tờ vàng cánh sớ từ đền chùa về nhà để hóa. Thành thử, hương vẫn thắp (dù là ngoài sân) và sớ, vàng mã vẫn đốt, nên nguy cơ cháy tại các di tích vẫn luôn thường trực, hết năm này qua năm khác.

Cẩn trọng với “bà hỏa”!
Tại Phủ Tây Hồ, Ban quản lý đã để biển yêu cầu người dân không mang hương vào trong đền (Ảnh: K.Tiến)

Trách nhiệm không của riêng ai

Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng 27/12 (tức Rằm tháng 11 Âm lịch), tại nhiều cơ sở thờ tự trên địa bàn Hà Nội có rất đông người dân đến viếng. Ai cầm cũng trên tay một bó nhang cháy nghi ngút. Trong khi đó, tại nhiều cơ sở thờ tự treo nhiều tấm vải, cờ, tranh giấy... là những vật rất dễ bắt cháy. Mặc dù tại các đình, chùa, di tích, Ban quản lý đã treo bảng nhắc nhở, cử người hướng dẫn người dân đi viếng, lễ thế nhưng vẫn có một số người chưa thực hiện đúng, thắp hương, đốt vàng không đúng nơi quy định, thậm chí vứt tàn thuốc lá một cách bừa bãi…

Có thể thấy, hiện nay, do việc phân cấp quản lý theo hạng di tích, nên nhiều di tích hiện đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền hoặc ban quản lý cấp quận, phường. Không ít di tích được địa phương “khoán” hẳn cho thủ từ trông coi. Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm tra, nắm bắt các nguy cơ cháy nổ là khá khó khăn.

Đó là chưa nói đến những cái khó về xây dựng hồ sơ theo dõi công tác phòng chống cháy nổ, huấn luyện nghiệp vụ phòng chống cháy nổ hay trang bị các kiến thức về phòng chống cháy nổ cho đối tượng này. Trong khi đó, nhận thức về vai trò của công tác phòng chống cháy nổ, thì không phải ở đâu và lúc nào cũng được đề cao, được thực hiện một cách nghiêm túc. Ngoài ra, các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống cháy nổ tại một số di tích hiện vẫn chưa thể đáp ứng các yêu cầu đề ra.

Bà Nguyễn Thị Vy – Tiểu Ban di tích chùa, đình, đền Cổ Nhuế, cho biết, tại khu di tích cũng từng xảy ra hỏa hoạn. Lần gần đây nhất là khoảng 3,4 tháng trước, tại khu vực đình cũng đã bị chập điện. Không may mắn là gần đấy có 1 tủ sách nên đã bị lửa bén vào. Khi phát hiện ra sự việc là khoảng 4h sáng, lửa đã cháy đến 1 nửa sách, leo lên đến mái. Ngay sau đó, lực lượng chữa cháy đã kịp thời có mặt để xử lý nhanh chóng, do vậy không gây thiệt hại nhiều về người và tài sản.

Theo bà Vy, hiện nay, công tác phòng chống cháy nổ tại khu di tích chùa, đình, đền Cổ Nhuế cũng đã được quan tâm, chú trọng. Hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt đầy đủ, nếu không may xảy ra hỏa hoạn thì tại các khu di tích sẽ có đủ phương tiện để hỗ trợ chữa cháy. Đặc biệt, ngoài đền, đình không có người ở đêm, cho nên khi họp, tiểu ban di tích dặn người trông coi trước khi về dập hết công tắc, điện, đảm bảo an toàn. Khi Công an quận tổ chức các buổi tập huấn, khu di tích cũng sẽ cử người tham gia đầy đủ…

Cẩn trọng với “bà hỏa”!

Việc tập huấn phòng chống cháy nổ tại các khu di tích thường xuyên được Công an quận Bắc Từ Liêm tổ chức (Ảnh: K.Tiến)

Đánh giá về công tác phòng chống cháy nổ tại các di tích, nơi thờ tự trên địa bàn hiện nay, Thượng tá Bùi Đăng Tuấn – Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm,cho rằng: Phần lớn các nơi thờ tự được xây dựng từ rất lâu, một số chùa, đình có duy tu, sửa chữa, tuy nhiên về kết cấu phần lớn làm bằng gỗ, chất liệu dễ cháy. Đáng chú ý hơn, một số công trình đang xuống cấp, khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, rất dễ cháy lan, cháy lớn. Tuy nhiên, xác định rõ công tác phòng chóng cháy nổ tại các khu di tích, nơi thờ tự dịp cuối năm là vô cùng quan trọng, các lực lượng chức năng quận Bắc Từ Liêm cũng đã chủ động lên kế hoạch ứng phó.

Thời gian qua, Ban chỉ huy Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động nhiều biện pháp phòng ngừa cháy nổ. Cùng với việc thực hiện công tác tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền, nâng cao kỹ năng chữa cháy, thoát nạn đã được triển khai đồng bộ tại nhiều khu dân cư, trường học, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt là tại các khu di tích.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm 2020,đầu năm 2021, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy cho các lực lượng chức năng, Công an quận sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở, đơn vị trên địa bàn, kịp thời phát hiện, nhắc nhở những tồn tại, đồng thời xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm Luật phòng cháy chữa cháy…

Vẫn biết rằng, sự cố cháy, nổ tại các công trình nói chung và tại di tích, nơi thờ tự nói riêng là điều không ai mong muốn. Do vậy, để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản thì cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, đồng thời tăng cường công tác phòng chống cháy nổ tại các di tích, nơi thờ tự./.

Cần nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy

Trong thời gian cận Tết Nguyên đán, lưu lượng hàng hóa phục vụ trao đổi của các doanh nghiệp, nhân dân có xu hướng gia tăng, chỉ cần một chút bất cẩn trong công tác phòng cháy sẽ có nguy cơ xảy ra cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng, nắm bắt vấn đề này lực lượng Công an quận Bắc Từ Liêm thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cũng như huấn luyện về công tác phòng cháy chữa cháy đến người dân. Đặc biệt, Công an quận Bắc Từ Liêm tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính với những vi phạm liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy.

Để hạn chế nguy cơ về cháy, nổ người dân, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề như: Về vấn đề hàng hóa của các hộ dân, doanh nghiệp tại các nhà kho, phân xưởng, nên để hàng hóa sắp xếp khoa học, đúng lô, cách xa nguồn điện, nguồn nhiệt, ổ cắm, cầu dao. Thường xuyên kiểm tra hệ thống công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện để phát hiện kịp thời những yếu tố mất an toàn và có biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, việc thờ cúng, hút thuốc bên trong các nhà kho, xưởng sản xuất cần được nghiêm cấm… Không nên cơi nới, thay đổi công năng sử dụng của nhà kho, xưởng sản xuất, chứa hóa chất nguy hiểm trong các khu vực này. Hàng hóa chứa trong kho, nhà xưởng cần được phân loại, sắp xếp riêng biệt đúng quy định… Đặc biệt, cần nghiên cứu rõ các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

Thượng tá Đỗ Anh Quyến - Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm

Sẵn sàng ứng phó với cháy nổ

Về vấn đề phòng chống cháy nổ tại di tích Đình Kiều Mai luôn được chú trọng. Tại khuôn viên di tích, lực lượng chức năng thường xuyên quan tâm, định kỳ thay đổi các bình chữa cháy và bố trí tại những điểm dễ dàng sử dụng. Đặc biệt, để công tác phòng chống cháy nổ đạt kết quả, ban quản lý di tích đã tích cực phổ biến và tuyên truyền kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ, viên chức và người lao động. Thực hiện truyền thông trên hệ thống truyền thanh của đơn vị để tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân, du khách. Cùng với đó, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra độ an toàn của hệ thống điện, kiểm tra nhắc nhở đóng ngắt điện trước giờ nghỉ hoặc sau khi mất điện; kiểm tra việc sử dụng nguồn lửa trong khu di tích; kiểm tra việc ngăn cháy, chống cháy lan từ các vật liệu dễ cháy, nguồn cấp nước chữa cháy, các trang bị phương tiện chữa cháy.

Ông Trần Quốc Đạt – Thủ từ Đình Kiều Mai, quận Bắc Từ Liêm

Nâng cao ý thức nhờ tập huấn

Thời gian qua, công tác phòng cháy chữa cháy luôn được tổ dân phố, các lực lượng trên địa bàn đặt lên hàng đầu. Ngoài việc phối hợp với các lực lượng của Ủy ban nhân dân, công an phường về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội… các thành viên thuộc tổ dân phố cũng rất tích cực trong công tác tuyên truyền phòng chống cháy nổ. Chúng tôi cũng được Đội phòng cháy chữa cháy của Công an quận Thanh Xuân cho đi tập huấn, diễn tập về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Tại các buổi diễn tập, những ví dụ về quy trình xử lý một vụ cháy khi phát sinh trên địa bàn được truyền đạt dễ hiểu. Ngoài ra, những kiến thức cơ bản về phòng cháy bao gồm các nguyên nhân gây ra cháy nổ, một số biện pháp phòng cháy chữa cháy tại cơ quan và gia đình, cách xử lý tình huống khi xảy ra sự cố cháy nổ, kỹ năng thoát hiểm và biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ… được lực lượng chức năng tuyên truyền dễ hiểu, gần gũi, góp phần nâng cao ý thức về an toàn phòng chống cháy, nổ.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phường Khương Trung, quận Thanh Xuân

Luyện Đinh – Kim Tiến (lược ghi)

Kim Tiến – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị

Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị

(LĐTĐ) Đêm 19/12, một vụ cháy lớn xảy ra tại kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?

Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?

(LĐTĐ) Theo các luật sư, ngoài việc đối mặt với tội danh giết người như Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) khởi tố ban đầu, kẻ phóng hoả sẽ phải đối diện với hình phạt liên quan đến tội huỷ hoại tài sản khi cố tình hắt xăng vào quán cà phê và vào một loạt xe máy dựng trước quán. Câu hỏi đặt ra liệu những xe máy bị đốt có được bảo hiểm trả tiền?
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Nhiệt độ xuống thấp dẫn đến nhu cầu sưởi ấm của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cháy, nổ từ những thiết bị sinh nhiệt, thiết bị điện sưởi.
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ cháy quán cà phê số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, qua xác minh ban đầu, lực lượng Công an nhận định nghi vấn quán cà phê bị đốt và đã khẩn trương truy tìm, bắt giữ đối tượng gây án.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Nhận được thông tin về vụ cháy, ngay trong đêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng thu thập thông tin, khẩn trương điều tra nguyên nhân hoả hoạn.
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

(LĐTĐ) Tối 12/12, khói bốc lên cuồn cuộn từ ngôi nhà 2 tầng tại một xưởng gỗ ở thôn Bàn Giữa, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, khiến ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy sang các cửa hàng, xưởng đồ gỗ bên cạnh. Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khống chế ngọn lửa, chống cháy lan.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Dương lịch 2025

TP.HCM: Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Dương lịch 2025

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn Thành phố; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tai nạn, sự cố cháy, nổ gây ra; đảm bảo an toàn PCCC, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác

Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác

(LĐTĐ) Sáng 10/12, xảy ra vụ cháy tại khu lán tạm, tập kết rác ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) đã nhanh chóng triển khai lực lượng dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu

Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu

(LĐTĐ) Chiều 9/12, xảy ra hỏa hoạn tại địa chỉ 45B phố Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thông tin ban đầu, địa điểm xảy ra cháy là quán gà Mạch Hoạch. Ngọn lửa lan nhanh, khói bốc cao, khiến nhiều người hoảng sợ.
Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy

Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy

(LĐTĐ) Ngày 5/12, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã kịp thời dập tắt đám cháy nhà, cứu 3 người thoát nạn tại khu vực bán bánh mì tầng 1 ngôi nhà trên phố Hồng Mai (Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động