Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ nhà xưởng
Hà Nội: Chủ động phương án xử lý cháy nổ tại khu tái định cư Mỗi công nhân phải được trang bị kiến thức |
“Bà hỏa” luôn rình rập
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 10km, làng nghề Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) từ lâu đã nổi tiếng với nghề thu gom phế thải, tái chế nhựa, lông vũ…Sự phát triển nhanh chóng của những nghề này đã tạo điều kiện thuận lợi, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến hàng trăm hộ dân ở làng Triều Khúc phải sống chung với cảnh môi trường bị ô nhiễm.
Cơ sở thu gom phế liệu tại xóm Lẻ, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng chống cháy nổ. (Ảnh: Lương Hằng) |
Đồng thời, làng nghề Triều Khúc cũng là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ. Tháng 3/2018, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại xưởng thu gom phế liệu nằm trên phố Triều Khúc. Đám cháy xảy ra bất ngờ, lại bùng phát tại vị trí có nhiều vật dụng dễ cháy nên nhanh chóng lan rộng, cột khói đen sì bốc cao đến hàng trăm mét. Cách đó 2 tuần cũng có một vụ cháy xảy ra.
Không dừng lại ở đó, mới đây, vào tối 13/10, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại gara ô tô và kho xưởng chứa đồ nhựa trên địa bàn xã Tân Triều. Chỉ trong ít phút đám cháy nhanh chóng bùng phát và bao trùm toàn bộ khu vực nhà xưởng có nguy cơ cháy lan sang khu vực lân cận. Khi phát hiện, người dân đã tri hô thoát nạn và tập trung hỗ trợ cứu hộ tài sản. Dù đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại về tài sản, thế nhưng, những người dân nơi đây vẫn tỏ ra thờ ơ với các biện pháp phòng chống cháy nổ. Theo khảo sát của phóng viên, tại 3 xóm Án, Cầu, Lẻ thuộc thôn Triều Khúc, xã Tân Triều những kho xưởng thu mua phế liệu vẫn hoạt động tấp nập, các xe kéo tự chế xếp đầy những bao tải phế liệu thường xuyên qua lại trên các tuyến phố. Quan sát của phóng viên cho thấy, hầu hết các nhà xưởng thu mua phế liệu đều được quây tạm bợ bằng những tấm tôn, bên trong đủ các loại chai nhựa được đổ đống và đóng thành các bao tải chờ xe tải tới thu mua. Tại nhiều nhà xưởng, mạng lưới dây điện được mắc nối tạm bợ tiềm ẩn nguy cơ chập cháy rất lớn, các lao động ở đây cũng là lao động thời vụ, không được đào tạo qua các lớp bảo đảm an toàn lao động.
Chia sẻ với phóng viên, một chủ cơ sở thu mua phế liệu có địa chỉ tại xóm Lẻ cho biết, bà cùng chồng từ Nam Định lên thuê đất thu mua phế liệu tới nay đã được 7 năm, đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Thời gian trước, trên địa bàn xã xảy ra vụ cháy liên quan đến kho xưởng, vợ chồng ông bà cũng nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ bằng cách không nấu ăn tại xưởng, trang bị bình cứu hỏa… Tuy nhiên, theo ghi nhận, chiếc bình chữa cháy được ông bà sử dụng hiện nay đã hoen gỉ, bình chữa cháy được đặt tại nơi chứa các vật liệu dễ cháy, khó có thể tiếp cận khi đám cháy xảy ra. Thậm chí, một số chủ các cơ sở thu gom phế liệu còn khó chịu ra mặt khi được phóng viên hỏi về công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, các kho xưởng đều không được bố trí lối thoát hiểm mà chỉ có duy nhất cửa chính.
Cần siết chặt hơn nữa khâu quản lý
Các cơ sở thu gom phế liệu không chỉ tồn tại ở làng nghề Triều Khúc mà còn xuất hiện tại các khu dân cư các quận nội thành. Theo khảo sát của phóng viên, tại ngõ 68A đường Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm đang tồn tại một số cơ sở thu mua phế liệu. Do không gian trong nhà nhỏ hẹp không đủ chỗ chứa nên phần lớn bao tải nhựa được xếp ra ngoài ngõ. Đáng chú ý, tiếp giáp với xưởng thu mua phế liệu này là một công ty chuyên thiết kế, thi công quảng cáo được xây dựng trên quy mô rộng. Nếu không may hỏa hoạn xảy ra thì thiệt hại đưa lại sẽ là rất lớn.
Còn nhớ, vụ cháy khu xưởng tại ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) vào tháng 4/2019 đã khiến 8 người thiệt mạng, nguyên nhân chính là do chập điện. Đám cháy bùng lên từ kho chứa đồ nhựa nên ngọn lửa bùng mạnh, thiêu rụi 4 nhà xưởng, gồm: Xưởng kho lạnh của công ty Cổ phần cơ điện lạnh; Xưởng làm hạt chống ẩm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phương Lan; một kho chứa đồ gỗ mộc thành phẩm và xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác của Công ty Môi trường 79. Tổng diện tích bị cháy gần 1.000m2. Sự ra đi của 8 người trong vụ cháy đã để lại sự thương tiếc cho người thân, gia đình và cộng đồng, thế nhưng cũng chính từ vụ cháy trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn phòng cháy chữa cháy tại các nhà xưởng.
Ảnh: Lương Hằng |
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay còn tồn tại rất nhiều các cơ sở thu mua phế liệu nằm ngay giữa khu dân cư tấp nập như số nhà 36, ngõ 180 Cầu Diễn (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) hay số nhà 30 đường K2 (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm). Theo quan sát, hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu trên đều của các gia đình, làm ăn buôn bán nhỏ lẻ. Các vật liệu được thu mua cũng rất đa dạng như: Sắt, thép, bìa các tông, sách, vở, chai nhựa…
Theo quan sát, hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu đều nằm tại các con ngõ nhỏ, lối vào khá chật hẹp, do đó việc các xe chữa cháy tiếp cận hiện trường để khống chế đám cháy cũng trở nên khó khăn hơn. Cùng đó, các trụ nước cứu hỏa, lối thoát hiểm cũng có thể bị bịt kín bởi đống phế thải dễ cháy. Do vậy, nếu xảy ra hỏa hoạn thì thiệt hại về tài sản và người là không thể đoán trước.
Trước tình trạng trên, đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, sớm có quy hoạch di dời những cơ sở thu mua phế liệu ra khỏi các khu dân cư theo quy định, tránh làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường địa bàn. Mặt khác, việc cấp phép cho các cơ sở thu mua phế liệu phải lấy yếu tố phòng cháy chữa cháy làm điều kiện kiên quyết.
Trước khi cấp giấy phép kinh doanh, các cơ quan chuyên môn nên phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ để hướng dẫn cơ sở thu mua phế liệu thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời yêu cầu họ cam kết không để vi phạm tồn tại và tiến hành tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cơ bản cho lực lượng cơ sở, trong đó có những người hoạt động ngành nghề này./.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00