Đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng:

Cần sự nỗ lực của nhiều bên

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên quan tới các công trình xây dựng, trong đó có những vụ gây hậu quả chết người. Điều này khiến dư luận không khỏi lo lắng trước những rủi ro mà người lao động hoạt động trong khu vực này phải gánh chịu. Theo các chuyên gia, muốn giảm thiểu tình trạng trên, cần phải có sự chung tay của cả người lao động, chủ thầu và các cơ quan chức năng.
Ban hành danh mục 32 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Nơi tuân thủ nghiêm túc, chỗ lơ là
Hà Nội: Khởi tố vụ sập giàn cẩu khiến 4 người tử vong trên phố Nguyễn Công Trứ

Còn chủ quan, lơ là

Cùng với sự phát triện mạnh mẽ của nền kinh tế, những năm gần đây, số lượng dự án, công trình xây dựng tại Hà Nội tăng lên nhanh chóng.Vào một ngày đầu tháng 9, đi qua một công trường xây dựng thuộc địa bàn phường Phương liệt (quận Thanh Xuân), phóng viên bắt gặp cảnh một tốp công nhân không mặc đồ bảo hộ đang đứng chênh vênh trên tấm gỗ bắc ngang giàn giáo để trát vữa. Bàn tay người công nhân chuyển động liên tục, bàn chân cũng nhích dần dọc nhưng tấm ván mỏng, chiều rộng chỉ non 2 gang tay.

5224 ynh 21
Công nhân lao động không mang đồ bảo hộ lao động thản nhiên làm việc trên tầng cao.

Khi được hỏi về sự nguy hiểm khi làm việc trong điều kiện không mũ, không dây bảo hộ, một công nhân quê ở Nghệ An nói: “Công việc mà,dây bảo hiểm đeo vào vướng víu lắm. Những công việc như phụ hồ, trát vữa, đổ trần từ tầng 10 trở xuống chả mấy ai dùng đồ bảo hộ”. Khảo sát thêm một số công trình xây dựng tại các con phố lớn nhỏ tại nhiều khu vực thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, dễ dàng nhận thấy, lời người thợ phụ hồ nói là có căn cứ. Dường như,chỉ khi đu người treo trên lưng chừng tòa cao ốc, mới thấy công nhân dùng đồ bảo hộ, còn với các công trình thấp tầng, dù giàn giáo dựng rất chênh vênh, nhiều người lao động vẫn thản nhiên làm việc.

Dễ dàng nhận thấy, các công nhân xây dựng treo mình làm việc trên cao trong điều kiện đồ bảo hộ thô sơ đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở nhiều địa phương, phổ biến ở các công trình dân sinh, và cũng không hiếm gặp ở nhiều công trình xây dựng. Nguyên nhân có thể do thiếu thiết bị bảo hiểm, thiếu sự giám sát của chủ công trình, cũng có thể là từ tâm lý chủ quan của người lao động.Sự chủ quan này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm mà điển hình là sự cố tại công trình số 16 Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) làm 4 người tử vong xảy ra vào ngày 20/7. Một vụ tai nạn khác lại xảy ra tại ngõ 2A phố Văn Cao (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) vào ngày 3/8. Thời điểm trên, một người đàn ông bị một chiếc xe rùa (loại xe dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng) từ tầng 5 một ngôi nhà đang sửa chữa, cải tạo rơi trúng người. Sau khi bị chiếc xe rùa rơi trúng, người đàn ông tự ngồi dậy và không nhớ được tên tuổi và địa chỉ nhà của mình.

Tăng cường tuyên truyền về an toàn lao động

Không khó để nhận thấy, số lượng dự án, công trình xây dựng ở Hà Nội tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động tăng theo. Bên cạnh đó, sau thời kỳ giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều chủ công trình đẩy nhanh tiến độ thi công, lơ là triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn lao động nên nguy cơ tai nạn càng tăng.Về phía người sử dụng lao động, đa số các đơn vị, doanh nghiệp, chủ dự án, chủ sở hữu các công trình đã quan tâm kiểm soát những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc; trang bị phương tiện, bảo hộ lao động cho người lao động...

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số đơn vị vẫn coi nhẹ vấn đề bảo đảm an toàn lao động. Đối với người lao động, theo tìm hiểu, hiện nay có tới hơn 60- 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động. Cũng vì vậy, rất nhiều người lao động chưa được tập huấn theo quy định, không nắm bắt nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, một số qua đào tạo nhưng chưa hiểu rõ về công tác an toàn vệ sinh lao động nên việc phòng ngừa tai nạn lao động chưa được quan tâm. Việc không có kiến thức về an toàn lao động đã dẫn đến tâm lý chủ quan trước những rủi ro về an toàn lao động mà bản thân có thể gặp phải.

5222 ynh 1 37
Hiện trường vụ tai nạn lao động tại công trình số 16A Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) khiến 4 công nhân tử vong.

Chia sẻ về vấn đề trên, theo ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng Ban chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, có 3 vấn đề gây mất an toàn lao động tại các công trình xây dựng: Thứ nhất là ý thức của người lao động, thứ hai là ý thức của chủ thầu và cuối cùng là việc quản lý của cơ quan nhà nước. Để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng cần sự chung tay của nhiều bên. Trước hết, người sử dụng lao động và người lao động tuyệt đối không chủ quan, lơ là.

Người sử dụng lao động cần trang bị đầy đủ phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn trong suốt quá trình thi công; hướng dẫn người lao động thi công đúng quy định. Về phía người lao động, cần phải nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và thường xuyên học tập, trao đổi nâng cao trình độ về pháp luật bảo hộ lao động, nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Đồng thời, cần chủ động đề nghị chủ công trình bảo đảm các điều kiện an toàn, nếu thấy phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, người lao động cần từ chối làm việc.

“Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người lao động và chủ doanh nghiệp các cơ quan chức năng cần tăng cường việc tuyên tuyền, phổ biến an toàn vệ sinh cho người lao động, đối tượng sử dụng lao động. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, không để doanh nghiệp bưng bít thông tin, đẩy người lao động vào thế bị động, nguy hiểm. Khi xảy ra tai nạn phải tiến hành khởi tố, xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật”- ông Dưỡng chia sẻ./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 336 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch, phương án thưởng cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động (NLĐ).
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết dương lịch 2025 đang tới gần. Trong dịp này, ngoài chế độ ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động có thể được thêm một số khoản tiền.
Xem thêm
Phiên bản di động