Lên phương án “cứu” sông Tô Lịch:

Cần những giải pháp tổng thể

(LĐTĐ) Vấn đề cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm nước trên địa bàn Hà Nội không phải đến bây giờ mới được đề cập. Dễ thấy là, Hà Nội đã triển khai nhiều đề án cải tạo, nạo vét các dòng sông, ao, hồ bị ô nhiễm trên địa bàn. Mới đây nhất là việc lên phương án “cứu” sông Tô Lịch bằng cách tạo dòng chảy để rửa trôi… Dù nhiều nỗ lực song các chuyên gia về môi trường cho rằng, để “cứu” sông Tô Lịch vẫn đòi hỏi cần có giải pháp tổng thể, đầu tư lớn cho hệ thống xử lý.
Đề xuất xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch Đề nghị sớm dẹp bỏ chợ cóc trên cầu bắc qua sông Tô Lịch Phải giải được “bài toán” ô nhiễm nguồn nước!

Bổ cập nước cho sông Tô Lịch

Sông hồ trong Thành phố từ lâu vẫn được ví như những chiếc máy điều hòa tự nhiên, giúp giảm ô nhiễm không khí, cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là đến nay, những dòng sông này chủ yếu chỉ tồn tại với chức năng… thoát nước thải. Sông Tô Lịch cũng không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực này. Ghi nhận thực tế, sông dài khoảng 15km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Trì.

Cần những giải pháp tổng thể
Bổ cập nước là một trong những giải pháp làm sạch môi trường nước sông Tô Lịch. Ảnh: Đinh Luyện

Đáng nói, dọc hai bờ sông Tô Lịch hiện có hàng trăm ống xả thải của các hộ dân. Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông. Hệ thống cống xả của các nhà hàng, quán ăn ngày đêm hoạt động khiến nhiều chỗ nước thải dồn bọt trắng. Hệ lụy là, con sông này luôn trong tình trạng nước chuyển màu đen cùng mùi hôi nồng. Theo phản ánh của người dân, sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi hôi nồng nặc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu.

Thực tế, với mong muốn làm sạch và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của sông Tô Lịch, nhiều năm qua, các dự án về cải tạo sông này đã được Hà Nội đặt ra. Chẳng hạn, thử nghiệm xả nước hồ Tây sang sông Tô Lịch năm 2018; tăng cường nạo vét định kỳ; sử dụng chế phẩm sinh học; thả bè thủy sinh… Tuy nhiên, các phương án không đạt được như kỳ vọng, chỉ được khoảng thời gian ngắn là nước sông Tô Lịch lại trở về tình trạng ô nhiễm.

Mới đây, tại cuộc họp báo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Thành phố đang lên phương án bổ cập nước cho sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Với lưu lượng nước này có thể đủ để tạo dòng chảy, cải thiện ô nhiễm cho 2 con sông.

Cũng theo ông Hoàng Cao Thắng, đã có nhiều giải pháp cho việc bổ cập nước sông Tô Lịch, trong đó có phương án bổ cập nước sông Hồng qua hồ Tây rồi chảy vào Tô Lịch. Trước đây, Thành phố đã có dự án nâng cấp, xây dựng mới cống Liên Mạc, thời gian tới việc này sẽ được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Nếu dự án này được thực hiện sẽ đảm bảo việc tưới tiêu nông nghiệp và bổ cập nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng nhấn mạnh, phương án này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất là phù hợp quy hoạch. Thứ hai, Hà Nội sẽ không phải lập thêm một dự án mà sẽ dựa vào dự án thoát nước khu vực sông Tả Nhuệ để thực hiện thêm một số hạng mục bổ cập nước cho sông Tô Lịch.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hà Đình Đức, một người đã dành nhiều năm nghiên cứu sông hồ ở Hà Nội cho rằng việc tạo dòng chảy cho Tô Lịch, biến từ rãnh nước thải đen ngòm thành con sông trong xanh từ lâu đã làm đau đầu các sở, ngành Hà Nội và giới khoa học. Việc cải tạo sông Tô Lịch hiện nay mang ý nghĩa lớn lao cho Hà Nội, bởi Tô Lịch không chỉ là một dòng sông mà còn là biểu tượng của kinh thành Thăng Long xưa.

Từ trước đến nay, chính quyền Hà Nội luôn chú trọng đến quản lý, phát triển các dòng sông, trong quy hoạch chung năm 1998 cũng đã có quy hoạch chi tiết cảnh quan 2 bên dòng sông Tô Lịch nhằm tận dụng lợi thế của sông, không chỉ giải quyết về mặt cải tạo môi trường mà còn tạo ra những giá trị di sản nhằm phát triển văn hóa, kinh tế.

Để đưa con sông trở lại như trước, ông Hà Đình Đức nhấn mạnh 3 yếu tố: Thứ nhất là tách hoàn toàn được nước thải làm ô nhiễm; hai là tái tạo lại các điều kiện tự nhiên hoặc bán tự nhiên như bùn cát, hệ sinh vật dưới lòng sông. Thứ ba, quan trọng nhất, là tạo được dòng chảy ổn định, có tính bền vững.

Theo ông Đức, liên quan đến việc bổ cập nước cho sông Hồng, trước đó cũng đã có nhiều đề án. Trong đó việc bổ cập nước cho Tô Lịch bằng nước sông Hồng đã được đề cập từ lâu. Đặc biệt, việc bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc do hệ thống đã được quy hoạch sẵn một số đoạn tuyến nên tiết kiệm được thời gian, kinh phí đầu tư.

“Hồi tháng 5/2020, Hà Nội triển khai gói thầu xây dựng hệ thống ống ngầm gom nước thải dọc sông Tô Lịch, thuộc dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Dự án có phạm vi xây dựng trên 4.900 ha, với tổng chiều dài khoảng 52,6 km, trải rộng trên nhiều quận, huyện. Dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm nguồn gây ô nhiễm suốt hàng chục năm và giúp “hồi sinh” con sông này. Theo tôi được biết, các hạng mục chính của dự án cơ bản hoàn thành trong năm 2022”, ông Đức chia sẻ.

Cần những giải pháp tổng thể
Sông Tô lịch thường xuyên phải gánh một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp, lượng bùn đọng dồn ứ nhiều nên công tác nạo vét được triển khai thường xuyên, liên tục. Ảnh: Đinh Luyện

Quan tâm đến xử lý nguồn thải

Quanh câu chuyện này, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, đánh giá, hiện nước sông Tô Lịch đã cạn, phương án bổ cập nước sông Hồng qua cống Liên Mạc cũng sẽ giúp giảm tình trạng ô nhiễm, góp phần tạo dòng chảy. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông là nguồn nước thải. Giải pháp căn cơ nhất là phải thu gom được nước thải sinh hoạt để xử lý.

Nói cách khác, với nước thải sinh hoạt, hiện nay việc thu gom, xử lý còn rất hạn chế. Hệ thống công trình thu gom, xử lý tập trung ít nhiều đã có nhưng cũng chỉ thu gom được một phần nhỏ lượng nước thải còn lại hầu hết các hộ dân đều xả trực tiếp vào hệ thống cống, rãnh, sông ngòi gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

“Tôi nghĩ cái gốc của vấn đề là ngăn chặn được nguồn gây ô nhiễm chứ không phải “pha loãng” nước. Ở đây là phải xử lý được nguồn nước thải sinh hoạt của Thành phố, từ các hộ gia đình… Với ô nhiễm nước, chúng ta thường thấy việc xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn chưa tốt. Dễ thấy, các hộ dân, hộ gia đình phải có các hố ga, bể phốt theo quy định nhưng theo tôi được biết thì cũng ít người quan tâm đến vấn đề này”, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng bày tỏ quan điểm.

Rõ ràng, việc bổ cập nguồn nước sẽ có tác dụng pha loãng, đồng thời từng bước làm sạch môi trường nước sông, giải quyết phần nào mức độ ô nhiễm sông Tô Lịch. Tuy nhiên, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới tái xả xuống dòng sông.

Nói cách khác, để biến dòng sông ô nhiễm thành “sông xanh”, “sông lụa” một cách bền vững, cần đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý chất thải, nước thải; thường xuyên tổ chức các hoạt động vớt rác và nạo vét lòng sông; huy động cộng đồng chung sức ủng hộ… chỉ khi đồng bộ những giải pháp thì chắc chắn sẽ giải quyết được dứt điểm tình trạng ô nhiễm sông. /.

Ông Lê Thanh Nam - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, ngay từ đầu năm, Sở đã chỉ đạo rất quyết liệt các đơn vị bên cạnh việc duy tu, duy trì, nạo vét hệ thống thoát nước ở lòng sông để giảm thải lượng bùn lắng đọng thì tiếp tục xây dựng các trạm xử lý rác thải cục bộ để giảm tải cho hai bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy như: Trạm xử lý nước thải Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) công suất 500 m3/ngày đêm; nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) công suất 8.000 m3/ngày đêm...; ngoài ra Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị thu gom toàn bộ rác thải trong ngày toàn bộ tuyến 2 bên bờ các sông. Sở Xây dựng cũng đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Với lưu lượng nước này có thể đủ để tạo dòng chảy, cải thiện ô nhiễm cho 2 con sông. Việc xử lý rác thải tại các con sông là vấn đề mang tính lâu dài cần sự đồng hành của nhân dân và sự tham gia của toàn xã hội. Về các tuyến sông trên, Thành phố sẽ hướng tới việc cố gắng thu gom rồi tách nước thải sinh hoạt để tương lai các dòng sông chỉ còn nước mặt, trả lại cảnh quan cho các dòng sông. Thành phố cũng đã chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ lượng nước thải từ việc kiểm soát các chế phẩm từ các hộ dân, khuyến cáo người dân sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường....
Kim Tiến – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/3, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Kỳ 1: Sống cùng ô nhiễm ở xã ven đô

Kỳ 1: Sống cùng ô nhiễm ở xã ven đô

(LĐTĐ) Những năm qua, làng nghề đã đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các địa phương nói riêng, Thủ đô nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó “vấn nạn” ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe nhân dân thì vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có mưa nhỏ, trưa chiều giảm mây, trời  nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có mưa nhỏ, trưa chiều giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 28/3, khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Thời tiết ngày 27/3: Hà Nội trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất lên tới 30 độ C

Thời tiết ngày 27/3: Hà Nội trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất lên tới 30 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/3, khu vực Hà Nội đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng, nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 30 độ C.
Dự báo thời tiết ngày 26/3: Hà Nội tiếp tục nhiều mây, có mưa

Dự báo thời tiết ngày 26/3: Hà Nội tiếp tục nhiều mây, có mưa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 26/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi.
Đồng Nai: Đến năm 2025 phải thu khoảng 27.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Đến năm 2025 phải thu khoảng 27.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Hiện, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đang tiến hành rà soát và đề xuất 21 khu đất, thửa đất có thể đấu giá quyền sử dụng đất (ĐGQSDĐ) trong năm 2024 với tổng diện tích hơn 470 ha, giá trị ước tính thu được hơn 8.000 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết ngày 25/3: Hà Nội tiếp tục có mưa phùn, sương mù rải rác

Dự báo thời tiết ngày 25/3: Hà Nội tiếp tục có mưa phùn, sương mù rải rác

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 25/3, khu vực Hà Nội đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/3: Có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/3: Có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 24/3, khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Hè 2024 nhiệt độ sẽ cao hơn, nắng nóng gay gắt hơn

Hè 2024 nhiệt độ sẽ cao hơn, nắng nóng gay gắt hơn

(LĐTĐ) Nhận định sơ bộ về xu thế thiên tai năm 2024, các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, số đợt nắng nóng năm nay có khả năng nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Dự báo nhiệt độ trung bình trên cả nước trong tháng 4,5,6 sẽ phổ biến cao hơn bình quân các năm từ 1 - 2 độ C, có nơi cao hơn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/3: Sáng có mưa phùn và sương mù, trời lạnh về đêm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/3: Sáng có mưa phùn và sương mù, trời lạnh về đêm

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 23/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, mưa phùn và sương mù rải rác, đêm trời lạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động