Lộ trình thu giá dịch vụ thoát nước ra sao?

(LĐTĐ) Hiện nay, hệ thống hạ tầng thoát nước của Hà Nội sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, nước mưa và nước thải sinh hoạt vẫn sử dụng chung một đường cống dẫn đến quá tải khi có mưa lớn xảy ra. Trước thực trạng này, việc xác định chi phí và ban hành lộ trình giá dịch vụ thoát nước là tất yếu, điều này không chỉ giúp làm tăng nguồn thu giúp “hoàn thiện” hạ tầng thoát nước, mà còn tăng trách nhiệm, nâng cao ý thức của người dân với vấn đề sử dụng nước.
lo trinh thu gia dich vu thoat nuoc ra sao Cận cảnh công trình thoát nước lớn nhất của Hà Nội
lo trinh thu gia dich vu thoat nuoc ra sao Thoát nước trên địa bàn quận Long Biên: “Tự chảy” đến bao giờ?

Xuất phát từ nhu cầu

Có thể khẳng định, hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội là hệ thống xây dựng qua nhiều thời kỳ, mới cũ đan xen. Đây là hệ thống thoát nước chung nước thải và nước mưa được gom vào cùng một hệ thống. Những năm qua, bằng cách huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, Hà Nội đã đầu tư cho công tác phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 6 nhà máy, trạm xử lý nước thải, công suất trên 270.000 m3/ngày đêm, xử lý được 22% lượng nước xả thải, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Số còn lại đang xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung, sông, hồ và môi trường xung quanh.

Nước thải không qua xử lý mang theo nhiều tạp chất làm ô nhiễm nguồn nước, tắc hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3, Thông tư 13/2018/TT-BXD ngày 27/12/2018, nước thải do hộ thoát nước (trừ nước thải hộ gia đình) tùy theo hàm lượng chất gây ô nhiễm, giá dịch vụ thoát nước được nhân thêm hệ số K. Tuy nhiên hiện nay không đủ điều kiện xác định theo hàm lượng chất gây ô nhiễm của nước thải với từng đối tượng xả thải. Vì thế, giá dịch vụ thoát nước trong 5 năm qua tức là từ năm 2014 đến 2018 cũng đã cõng thêm toàn bộ chi phí thu gom, nạo vét hệ thống thoát nước và 20% chi phí xử lý lượng nước thải, là 6.725 đồng/m3.

lo trinh thu gia dich vu thoat nuoc ra sao
Việc xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP Hà Nội là xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Theo ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hiện mức thu từ người sử dụng dịch vụ còn thấp (bằng 10% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước), ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chi chính cho vận hành hệ thống thoát nước. Do khó khăn về ngân sách, kinh phí trong thời gian qua không đủ cải thiện, mở rộng dịch vụ thoát nước...

Trong khi đó, để huy động các nguồn vốn cho đầu tư, vận hành hệ thống thoát nước, nâng cao dịch vụ thoát nước đô thị, giảm ô nhiễm môi trường, cần áp dụng chính sách chia sẻ chi phí thông qua giá dịch vụ thoát nước. Vấn đề là cần triển khai thế nào để bảo đảm đơn vị vận hành hệ thống thoát nước có nguồn thu, chủ động trang trải các hoạt động quản lý vận hành, giảm dần trợ cấp từ ngân sách; vừa bảo đảm khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ, đồng thời tăng trách nhiệm của người xả thải đối với việc sử dụng nước.

Từ các nguyên nhân trên, để phù hợp với thực tế công tác thoát nước và xử lý nước thải, liên ngành Sở Xây dựng và Sở Tài chính đã xây dựng đề án xác định giá dịch vụ thoát nước với giả thiết toàn bộ nước thải được thu gom, xử lý, không áp dụng hệ số K đối với khối lượng nước thải do hộ thoát nước (trừ nước thải hộ gia đình) thải ra.

Phù hợp với nhu cầu

Thực tế, việc xây dựng giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết, phù hợp với các quy định hiện hành và chủ trương xã hội hóa đầu tư xử lý thoát nước. Từ đó, khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong nhân dân, tạo nguồn lực đầu tư cho hoạt động thoát nước và bảo vệ môi trường. Để hoàn thành đề án xây dựng giá dịch vụ thoát nước, liên ngành đã đánh giá việc quản lý thu, chi và nộp ngân sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chi phí đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước hằng năm; tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ngành, quận, huyện..., từ đó đề xuất mức thu, lộ trình áp dụng.

Lộ trình giá dịch vụ thoát nước/giá bán nước sạch: Đối với hộ dân tiêu thụ nước hằng tháng ≤ 30m3: Mức thu hiện nay (10%) tương đương 597 - 867 đồng/m3, năm 2019 (25%) là 1.493 - 2.167 đồng/m3, năm 2020 (30%) là 1.792 - 2.601 đồng/m3, năm 2021 - 2023 (40%) là 2.389 - 3.468 đồng/m3. Hộ dân tiêu thụ nước hằng tháng >30m3, cơ quan sự nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh: Mức thu hiện nay (10%) là 1.593 - 2.207đồng/m3, năm 2019 (35%) là 5.575 - 7.724 đồng/m3, năm 2020 (40%) là 6.372 - 8.827đồng/m3, năm 2021 - 2023 (50%) là 7.965 -1.034 đồng/m3.

Dựa vào thực tế đó cũng như trên cơ sở khảo sát, lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, Liên ngành đề xuất phương án thu giá dịch vụ thoát nước đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xả thải nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Cụ thể, mức khởi điểm từ năm 2019 là 20% của giá nước sạch đối với đối tượng nước phục vụ sinh hoạt có mức tiêu thụ nước hàng tháng dưới 30m3; 30% đối với hộ dân có mức tiêu thụ nước hàng tháng trên 30m3 và cơ quan sự nghiệp, công cộng, đơn vị sản xuất vật chất, kinh doanh.

Lộ trình mức thu này sẽ tăng trung bình 5% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2023. Địa bàn thực hiện thu giá dịch vụ gồm 12 Quận và 9 Phường thuộc thị xã Sơn Tây. Như vậy, với mức thu đề xuất như trên, đối với các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt dưới 10m3/tháng sẽ phải trả từ 11.283 đồng/tháng/hộ (năm 2019) đến 22.566 đồng/ tháng/hộ (năm 2023). Đối với hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt từ 30m3/tháng trở lên, mức chi trả từ 95.202 đồng/hộ/tháng (năm 2019) đến 172.774 đồng/hộ/tháng (năm 2023).

Theo ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, việc xây dựng giá dịch vụ thoát nước sẽ khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong nhân dân, tạo nguồn lực đầu tư cho hoạt động thoát nước và bảo vệ môi trường. Qua các lần điều tra cho thấy, người dân đã hiểu rõ hơn sự cần thiết trong việc thu giá dịch vụ thoát nước.

Ngoài bù đắp chi phí ngân sách phải chi xử lý nước thải, việc thu giá dịch vụ thoát nước còn tác động vào ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trong việc sử dụng nhiều nước thì chịu nhiều chi phí xử lý thoát nước. Do hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, nên mức giá được đề xuất cơ bản phù hợp với thực tế công tác thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn. Lộ trình đến năm 2020 mức thu này cũng chỉ đủ chi phí cho việc duy tu, duy trì hệ thống thoát nước.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, khu vực Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C.
Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

(LĐTĐ) Dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiều công nhân vẫn miệt mài thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất lên tới 34 độ C.
Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

(LĐTĐ) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 416 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có bốn khu chế xuất với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha và tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.
Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động