Cận kề cửa tử do uống nước kiềm chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, khó thở, thậm chí hôn mê, bất tỉnh do uống loại nước được quảng cáo là "nước" chữa bách bệnh. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng nguy kịch, cận kề cửa tử...
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước kiểm kê khí nhà kính 85 mẫu nước kiểm tra đều trong ngưỡng cho phép

Điển hình như trường hợp bệnh nhân P.T.M (60 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng mệt lả, chân tay bủn rủn, nôn mửa nhiều ngày không dứt, nôn ra dịch dạ dày, dịch mật. Bệnh nhân được chuyển tuyến vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán ngộ độc nước kiềm, nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ kali.

Cận kề cửa tử do uống nước kiềm chữa bệnh
Bệnh nhân bỏ chạy thận, uống “nước” chữa bệnh, hôn mê phải đặt nội khí quản, thở máy tại Bệnh viện Bạch Mai.

Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân M cho thấy rõ các chỉ số bất thường: Kali 2,64 mmol/l, hạ dưới mức cho phép; máu nhiễm kiềm chuyển hóa: PH khí máu 7,5mEq/l; HCO3 là 33,3 mEq/l.

Theo lời kể của bệnh nhân, do có nhiều bệnh lý dạ dày, tá tràng, đại tràng, u tuyến giáp, tê bì tay chân… nên khi nghe người làng truyền tai nhau về địa chỉ uống “nước” chữa bách bệnh ở ngay trong khu vực, chị cũng tìm đến và xin được chữa trị.

“Không khám mà chỉ hỏi về tình trạng bệnh và được hướng dẫn chữa trị bằng cách hằng ngày uống “nước” được lấy từ máy lọc, có thể pha thêm 1 chút muối cho dễ uống và không ăn gì. Ngày uống tối thiểu khoảng 5 - 6 lít nước, trong khoảng 10 - 15 ngày”, chị M chia sẻ về “phác đồ” điều trị.

Chị M cũng nói thêm, do cũng nghe thông tin có người bị đột quỵ đến uống nước một thời gian và khoẻ mạnh trở lại nên không chỉ chị mà nhiều người rất hy vọng. Thời điểm chị M tham gia điều trị có khoảng 10 người, chủ yếu là người trong làng.

Khi hỏi về chi phí điều trị, chị M cho biết, không mất chi phí, nước uống thoải mái. Máy lọc nước là máy Nhật bãi (nhập khẩu máy cũ từ Nhật Bản), có nhu cầu mua, chủ nhà sẽ bán. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy 5 ngày uống nước và nhịn ăn, chị M đã không thể đứng vững, bắt đầu nôn liên tục, phải nhập viện cấp cứu.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận chùm ca bệnh cũng dùng cách uống một loại nước được giới thiệu là “nước kiềm” để chữa bệnh. 3 bệnh nhân này bị suy thận đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, được giới thiệu nên tự ngừng chạy thận, xuống Thanh Oai uống “nước” với cách thức không khác so với bệnh nhân M ở Sóc Sơn. Ngày uống 6 lít nước, nhịn ăn hoàn toàn trong 15 - 20 ngày. Các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2 - 3 ngày, bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải đưa đi cấp cứu.

Các bệnh nhân bị rối loạn ý thức, suy hô hấp, tổn thương cơ tim nặng, phù phổi cấp do biến chứng quá tải dịch trên bệnh nền suy thận mạn. Các bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu cấp cứu ngay khi tiếp nhận. Điều đáng nói, kết quả xét nghiệm lượng Urê, Kali và Creatinin trong máu tăng rất cao. Urê gấp 3 lần bình thường, Creatinin gấp 10 - 15 lần bình thường. Những bệnh nhân này may mắn được lọc máu kịp thời, tránh khỏi tử vong, được điều trị tới khi ổn định và trở lại lịch trình chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy trì sức khỏe và cuộc sống.

Các bệnh nhân uống “nước” trên may mắn đến viện can thiệp kịp thời, giữ lại được mạng sống trước cửa tử. Hiện tình trạng đã ổn định và được xuất viện.

Cận kề cửa tử do uống nước kiềm chữa bệnh
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Không chỉ tại Bệnh viện Bạch Mai, vừa qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân suy kiệt, tính mạng nguy kịch sau khi uống 10 lít nước ion kiềm pha muối mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.

Theo đó, nam bệnh nhân N.V.S (41 tuổi, ở Bắc Giang) bị viêm phế quản mãn tính, sức khỏe yếu nên tìm đến thầy lang, được mách uống nước ion kiềm pha muối. Sau 18 ngày áp dụng liệu trình uống 10 lít kiềm pha muối/ngày không ăn, người đàn ông này suy kiệt trầm trọng, bị teo cơ, viêm phổi trên nền bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong trạng thái suy kiệt với chỉ số dinh dưỡng rất thấp, mức protein trong máu xuống thấp. Bệnh nhân bị teo cơ, mất lớp mỡ dưới da, sức cơ yếu đi đáng kể. Chỉ số men gan tăng gần 5 lần so với bình thường. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết, viêm phổi và suy kiệt trên nền viêm phế quản mãn tính...

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, việc uống quá nhiều nước bình thường như nước lọc hay nước đun sôi để nguội trong 1 ngày, kể cả ở người khỏe mạnh đã rất nguy hiểm, có thể gây nguy hại cho cơ thể như: Phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong, chứ chưa nói đến sử dụng lượng lớn nước kiềm/ngày.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân M, loại nước bệnh nhân uống xét nghiệm có độ pH 7,5; mỗi ngày uống 5 - 6 lít. Uống quá nhiều nước cũng làm độ pH của dịch dạ dày bị giảm do pha loãng. Trong khi môi trường dịch a xít của dạ dày với pH 1,5 - 3,5 lúc bình thường đóng vai trò bảo vệ cơ thể, tiêu diệt bớt các vi trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống, trước khi chúng đi sâu xuống đường tiêu hóa.

Uống nhiều nước kiềm ngoài việc gây thừa nước như trên, còn gây thay đổi pH của máu, gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Điều này tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Môi trường máu của cơ thể có độ pH duy trì ổn định là 7,35 - 7,45 rất quan trọng. Chỉ số này cho phép rất nhiều các chất trong cơ thể, enzym di chuyển và hoạt động, giúp cho các phản ứng hấp thu, chuyển hóa, hoạt động các cơ quan,…. Khi có thay đổi về pH của máu, cơ thể sẽ bị rối loạn và nhiều bệnh tật phát sinh theo. Khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới có thể bị loạn nhịp tim, liệt, hoạt động của nhiều enzym bị giảm, thậm chí tử vong.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi nghi ngờ có bệnh, người dân cần đến thăm khám ở cơ sở y tế có đăng ký. Việc ăn uống cần đảm bảo đa dạng về thể loại, số lượng, thể tích phù hợp theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, không tùy tiện uống quá nhiều bất kỳ một loại nước nào đó để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi cộm tuần qua.
Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm

Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm

(LĐTĐ) Công nghệ phát triển đã hỗ trợ rất nhiều cho người dùng internet trong thời đại hiện nay. Cùng với đó, hàng loạt công nghệ Al ra đời đã giúp công việc trong các ngành nghề có những thay đổi lớn. Dưới đây là 5 chatbot AI miễn phí được được nhiều người quan tâm và đánh giá cao trên môi trường số.
Trao giải thưởng "15 tháng 10" cho 16 cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên tiêu biểu

Trao giải thưởng "15 tháng 10" cho 16 cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên tiêu biểu

(LĐTĐ) Tối 15/10, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2024) và chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội LHTN Thủ đô Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng

Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng tại các chợ dân sinh, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng việc thanh, kiểm tra, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng, tiểu thương góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh…
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay

Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay

(LĐTĐ) Thời gian qua, mặc dù các ngân hàng đã đưa ra nhiều mức lãi suất hợp lý để dành cho đối tượng vay mua nhà, tuy nhiên, không nhiều người can đảm để vay, vì bất động sản thời gian qua bị đẩy giá lên quá cao.
Tỷ giá USD hôm nay (16/10): Đồng USD trong nước, thế giới cùng tăng

Tỷ giá USD hôm nay (16/10): Đồng USD trong nước, thế giới cùng tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 16/10/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.177 VND/USD, tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 103,22 điểm - tăng 0,02%.
Giá vàng hôm nay (16/10): Giá vàng trong nước ổn định, giá vàng thế giới tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay (16/10): Giá vàng trong nước ổn định, giá vàng thế giới tăng nhẹ

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (16/10): Giá vàng trong nước, giá kim loại quý này được duy trì ổn định, trong khi giá vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ.

Tin khác

Huyện Đan Phượng khẳng định, không có trường hợp học sinh bị ngộ độc do uống sữa

Huyện Đan Phượng khẳng định, không có trường hợp học sinh bị ngộ độc do uống sữa

(LĐTĐ) Gần đây trên mạng xã hội và một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều học sinh ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) bị đau bụng, ngộ độc nghi ngờ do uống sữa tại trường học…
Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua (từ ngày 4/10 đến 11/10), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết, giảm 2 ổ dịch so với tuần trước đó. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 227 ổ dịch. Hiện, còn 39 ổ dịch đang hoạt động.
Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

(LĐTĐ) Từ ngày 14/10, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024. Tại mỗi điểm tiêm, việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm chủng là nhiệm vụ trọng tâm được ngành Y tế đặt lên hàng đầu.
Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

(LĐTĐ) Hôm nay (14/10), Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn Thành phố năm 2024. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng cho chiến dịch, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã.
Nhiều trẻ mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh kỳ diệu nhờ ghép gan

Nhiều trẻ mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh kỳ diệu nhờ ghép gan

(LĐTĐ) Ghép gan trẻ em là một trong những kỹ thuật khó bậc nhất của ghép tạng, đòi hỏi khắt khe về chuyên môn. Với 66 ca ghép gan cho trẻ em, trong đó có 48 ca tự chủ hoàn toàn về kỹ thuật, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện là đơn vị có số ca ghép gan nhi nhiều nhất tại Việt Nam.
Triển khai bệnh án điện tử phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân

Triển khai bệnh án điện tử phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân

(LĐTĐ) Hôm nay (12/10), Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) . Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam làm Chủ tịch hội đồng thẩm định.
Khẩn trương điều tra dịch tễ vụ ngộ độc ở Trường THPT Lê Quý Đôn

Khẩn trương điều tra dịch tễ vụ ngộ độc ở Trường THPT Lê Quý Đôn

(LĐTĐ) Ngày 11/10, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã chỉ đạo các cơ quan liên quan theo dõi sát và điều trị cho những học sinh có triệu chứng ngộ độc tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3). Đồng thời, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp Sở An toàn thực phẩm Thành phố và Trường THPT Lê Quý Đôn tiến hành điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.
Cơ hội rèn luyện kỹ năng, nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh

Cơ hội rèn luyện kỹ năng, nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh

(LĐTĐ) Hội thi Tay nghề khối điều dưỡng năm 2024 là dịp để các điều dưỡng/kỹ thuật viên/nữ hộ sinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trau dồi về kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử; đồng thời là cơ hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm công tác, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chăm sóc toàn diện người bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện.
Người phụ nữ U50 sinh con sau 21 năm hiếm muộn

Người phụ nữ U50 sinh con sau 21 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) 21 năm hiếm muộn do chứng suy thoái buồng trứng nặng, từng chạy chữa thuốc nam, thuốc bắc vô vọng, từng làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thất bại, cuối cùng chị Nguyễn Thanh Hương (45 tuổi) cũng đón con đầu lòng trong niềm hạnh phúc vô bờ.
Giải Nobel Hóa học 2024 vinh danh những nghiên cứu "gỡ nút thắt" về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 vinh danh những nghiên cứu "gỡ nút thắt" về protein

Giải Nobel Hóa học năm nay thuộc về hai công trình có tiềm năng lớn của các tác giả người Mỹ và Anh, sử dụng Trí tuệ Nhân tạo để "giải mã" về protein.
Xem thêm
Phiên bản di động