Cần đẩy mạnh phân loại rác thải tại nguồn
Xử lý rác thải: Câu chuyện chưa bao giờ hết “nóng” Nhân rộng những mô hình hay giảm thiểu rác thải nhựa Từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giảm thiểu rác thải nhựa |
Khoảng 89% được xử lý bằng phương pháp chôn lấp
Thành phố hiện có 2 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung là khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn và khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì tiếp nhận xử lý rác thải sinh hoạt từ địa bàn quận, huyện, thị xã.
Ở khu vực nông thôn rác thải được tập trung tại một điểm tập kết |
Hiện nay, khối lượng vận chuyển rác thải sinh hoạt của toàn Thành phố về các khu xử lý rác thải tập trung khoảng 6.500 tấn/ngày. Trong đó rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn 18 huyện, thị xã khoảng 2.424 tấn/ngày.
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp chiếm khoảng 89%, xử lý bằng phương pháp đốt (không phát điện) chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom. Công nghệ chế biến rác thải, sản xuất phân compost đã được ứng dụng tại các cơ sở xử lý Cầu Diễn, Kiêu Kỵ nhưng không đạt hiệu quả do hạn chế trong sử dụng sản phẩm đầu ra nên hiện nay đã dừng hoạt động.
Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố vẫn còn một số tồn tại như hầu hết chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của Thành phố hiện nay chưa đưa được công nghệ hiện đại vào xử lý gây áp lực lớn, quá tải trong việc đảm bảo an ninh, an toàn vận hành các khu xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh quãng đường vận chuyền rác thải sinh hoạt từ các địa bàn đến khu xử lý còn xa.
Các khu xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh của Thành phố đều đã khai thác vận hành gần hết công suất. Mặc dù Thành phố đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải tạo, nâng cấp hạ tầng, nâng công suất tiếp nhận, xử lý (như hợp nhất các ô chôn lấp nhằm tận dụng diện tích; nâng cao độ mỗi ô..), dự báo đến hết năm 2021, nếu không có giải pháp công nghệ thay thế, các khu xử lý rác bằng công nghệ chốn tấp tại Nam Sơn và Xuân Sơn đều đóng bãi.
Khối lượng rác thải sinh hoạt đăng ký vận chuyển trong ngày của nhiều quận huyện chưa sát với thực tế. Việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các huyện còn thiếu các điểm tập kết trung chuyển, đảm bảo vệ sinh chưa được đồng thuận của nhân dân khu vực…
Phát triển kinh tế tuần hoàn
Từ một số tồn tại trên, nhiều chuyên gia cho rằng, trong khi các công nghệ xử lý rác thải tiên tiến đòi hỏi việc phân loại rất kỹ càng để tối đa được năng suất xử lý và đảm bảo an toàn, tránh ô nhiễm môi trường tuy nhiên tại Hà Nội và nhiều khu vực trên cả nước, khái niệm phân loại rác vẫn chưa phổ biến.
Chương trình phân loại rác tại nguồn thông qua hoạt động "Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng". |
Thực tế hiện nay rác sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được phân loại xử lý tại nguồn, trong đó rác thải hữu cơ là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt chưa được xử lý chuyển đi chôn lấp tại các bãi rác tập trung nên đã chuyển từ điểm ô nhiễm nhỏ sang khu ô nhiễm lớn; gây quá tải cho các bãi rác tập trung và gánh nặng cho công nghệ xử lý hiện nay, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với nhân dân các vùng lân cận khu xử lý.
Theo ước tính sơ bộ, lượng rác thải hiện nay ở Hà Nội khoảng 35 - 40% là rác hữu cơ dễ phân hủy (các loại thực phẩm đã hỏng hoặc thừa, vỏ trái cây...); 30 - 35% là rác có thể tái chế để sử dụng lại như giấy, carton, kim loại (khung sắt, máy móc, thiết bị hỏng...), các loại nhựa... Còn lại khoảng 25 - 35% là các loại rác không tái chế là phần thải bỏ, cần chôn lấp. Như vậy nếu có sự phân loại rác thải tại nguồn thì lượng rác thải đi xử lý chỉ còn khoảng 25 - 35% tổng số lượng rác thải hiện nay sẽ giảm tải quy mô cũng như ô nhiễm môi trường từ chất thải hữu cơ của các khu xử lý rác thải tập trung.
Do vậy việc phân loại rác thải tại nguồn có ý nghĩa rất quan trọng, việc xử lý, tái tạo chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ là nguồn tài nguyên vô cùng lớn giúp cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn của nền nông nghiệp sạch, hữu cơ của Thủ đô. Bên cạnh đó, việc tận dụng rác thải tái chế bằng công nghệ thân thiện với môi trường góp phần tạo ra sản phẩm hữu ích, bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế rác thải gây ô nhiễm môi trường cần đồng bộ nỗ lực thu gom - phân loại – tái chế, tái sử dụng chất thải đến cơ chế chính sách khuyến khích những công nghệ “biến rác thải thành tài nguyên”. Bởi phân loại rác đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải…
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Cao Thắng - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội cho biết đây là bài toán đồng bộ tiến tới xây dựng thành công nền kinh tế tuần hoàn mà mỗi quốc gia đều đang hướng tới. Tuy nhiên để bài toán này được giải quyết hiệu quả thì tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi địa phương cần xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp từ thấp đến cao, ngăn chặn việc phát sinh chất thải; tiếp theo là tái sử dụng và tái chế chất thải; cuối cùng, nếu không thể tái chế, phải xử lý chất thải theo cách ít tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất.
Đồng thời việc phân loại rác phải phù hợp với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương. Ví dụ, năm 2008, dự án JICA phân loại rác thành 3 loại tái chế, hữu cơ và vô cơ… theo công nghệ xử lý rác của Hà Nội ngày đó là chôn lấp tại bãi Nam Sơn và Nhà máy xử lý phân vi sinh tại Cầu Diễn, hiện nay, Thành phố sắp hoàn thành Nhà máy đốt rác phát điện tại Nam Sơn công suất 4.000 tấn/ngày. Bên cạnh đó để góp phần thúc đẩy hoạt động phân loại – thu gom – tái chế - tái sử dụng rác hiệu quả cần các chính sách hỗ trợ về thuế xuất, mặt bằng, trợ giá đối với các hoạt động xử lý rác tái chế mà thị trường không thể điều tiết được…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06