Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

(LĐTĐ) Trước nhiều vụ việc gây bức xúc trên thị trường bảo hiểm, các chuyên gia đã kiến nghị tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chất lượng và số lượng chế tài để tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ trên thị trường và cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp.
Phải có bằng đại học chuyên ngành bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm không được quấy nhiễu khách hàng Năm trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm

Không thể phủ nhận, ngành Bảo hiểm đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm. Tuy nhiên, chất lượng phát triển còn có những tồn tại, hạn chế chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã phát sinh những vấn đề nổi cộm về chất lượng tư vấn, chăm sóc, giải quyết quyền lợi cho khách hàng.

Đặc biệt, trong quá trình phát triển đã xuất hiện rất nhiều kênh phân phối bảo hiểm mới bên cạnh kênh phân phối truyền thống, điển hình là kênh phân phối qua ngân hàng.

Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: BTC

Tại tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm” vừa được tổ chức mới đây, bà Phạm Thu Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho rằng, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, nếu làm đúng, chính xác sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các bên tham gia, vì tiết giảm rất nhiều chi phí cho người dân mong muốn tham gia gói tài chính trọn gói tại một nơi.

Song thực tế, trong quá trình triển khai, việc kiểm soát chất lượng tư vấn qua kênh ngân hàng còn nhiều vấn đề phức tạp, chưa chặt chẽ. Có thông tin phản ánh nhân viên ngân hàng có hiện tượng mời chào, lôi kéo, tư vấn không đầy đủ, thậm chí ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm bảo hiểm mới cho vay vốn, trong khi hành vi ép buộc khách hàng đã bị cấm.

Theo bà Phạm Thu Phương, có một số nguyên nhân của những tồn tại hạn chế nêu trên. Đầu tiên, về hợp đồng bảo hiểm, đó là hợp đồng tài chính dài hạn, tương đối đặc thù, tính chuyên môn cao để bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm trong việc tiếp cận thông tin đúng về sản phẩm bảo hiểm trước khi kết giao hợp đồng.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, khách hàng cần quan tâm kỹ hơn về hợp đồng, loại hình bảo hiểm tham gia. Tuy hợp đồng bảo hiểm rất phức tạp, khó hiểu, nhưng không thể vì thế mà phó thác toàn bộ cho đại lý. Khi khách hàng chưa rõ, chưa đủ tự tin thì không nên đưa ra quyết định đầu tư để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Mặt khác, pháp luật có quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin, giải thích đầy đủ, rõ ràng điều khoản của sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng. Nhưng thời gian qua, vẫn còn có một số đại lý tư vấn chưa đầy đủ, khách quan, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng phát triển thị trường nói chung. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bức xúc mà dư luận phản ánh trong thời gian qua, đã làm giảm rất nhiều tính nhân văn của bảo hiểm.

Nhiều chuyên gia đề nghị, cơ quan quản lý phải định kỳ công bố kết quả đánh giá “hạnh kiểm” của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để người dân biết được doanh nghiệp nào hoạt động tốt, tư vấn đầy đủ, đúng quy định. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước cũng phải nghiên cứu để tăng chế tài đối với hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Một nguyên nhân nữa là do một số tổ chức tín dụng đã giao chỉ tiêu doanh số bán bảo hiểm cho nhân viên, tạo sức ép cho nhân viên, dẫn đến tình trạng áp lực doanh số, bằng mọi giá bán bảo hiểm cho khách hàng.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, trong thời gian qua, cùng với việc ban hành các công văn chấn chỉnh, kể từ 2022 đến nay, Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp. Nhận thấy hoạt động bán bảo hiểm qua qua ngân hàng còn nhiều vấn đề tồn đọng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã đề xuất bổ sung văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Cục cũng đề xuất khống chế mức chi cho đại lý bảo hiểm; cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp trong kiểm tra, giám sát đại lý; minh bạch hóa thông tin hợp đồng; xây dựng bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm, nêu rõ thời hạn đóng phí, cùng các thông tin quan trọng khác. Năm 2023, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh tra, kiểm tra; khi phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương thị trường.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hai cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến bảo hiểm là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xử lý các vấn đề; tăng cường công tác truyền thông; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong quản lý hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm; đặc biệt là tăng chất lượng và số lượng chế tài quản lý vì sẽ giúp tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ cốt lõi.

Xoay quanh những vấn đề tồn tại của thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua, nhiều ý kiến cũng cho thấy, đây là bài học lớn cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và khối doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng. Đồng thời nhấn mạnh, việc kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời của các cơ quan quản lý vừa qua là rất cần thiết để có thể sớm lành mạnh hóa ngành Bảo hiểm.

Nhìn vào Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 cũng đã có rất nhiều bổ sung và có cả tính chất kế thừa của luật cũ. Những vấn đề về tư vấn trung thực, đầy đủ, không lừa dối khách hàng… đã được quy định trong Luật. Vì vậy, nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong lĩnh vực bảo hiểm là chất lượng của hoạt động tư vấn chứ không phải do quy định.

Bảo Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm giúp các bệnh nhân có giây phút vui vẻ và hạnh phúc, xoa dịu cảm giác nhớ nhà vào dịp Tết Trung thu, Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức hoạt động trao tặng quà cho bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng nội trú của bệnh viện.
Ngày mai (23/9) diễn ra Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ ngành giao thông Thủ đô

Ngày mai (23/9) diễn ra Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ ngành giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày mai (23/9), Sở Giao thông Vận tải và Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và Kỹ năng lái xe mô tô giỏi - an toàn trong công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội năm 2023.
Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tại tổ hợp Mega Grand World Hà Nội, du khách có thể thưởng thức tinh hoa ẩm thực thế giới từ Ý, Hàn Quốc đến những đặc sản “từ biển lên rừng” của Việt Nam, trong không gian vui chơi, giải trí sôi động, tấp nập.
Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 12 khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 diễn ra chiều nay (22/9), 100% Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã biểu quyết nhất trí hiệp thương cử đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Ủy viên Đảng Đoàn, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Hôm nay (22/9), Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới. Dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Tham dự và chỉ đạo phiên khai mạc chính thức của Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào ngày 22/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đã gợi mở 5 vấn đề lớn cho hoạt động Công đoàn tỉnh Bình Dương trong nhiệm kỳ tới.

Tin khác

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023 là cột mốc kỷ niệm 20 năm Vinamilk chính thức cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất - kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.
Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

(LĐTĐ) So với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn và để ngành Nông nghiệp bứt phá phát triển mạnh, cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.
Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023”

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023”

(LĐTĐ) Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2023 có chủ đề Thăng Long - Hội nhập - Phát triển, sẽ được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào cuối tháng 12/2023.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước

(LĐTĐ) Lãnh đạo các doanh nghiệp như Viettel, EVN, PVN đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư để hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả và đột phá hơn nữa.
Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó

Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó

(LĐTĐ) Nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi và sản xuất kinh doanh ổn định trở lại trong những tháng cuối năm, thời gian qua Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ban, ngành sát cánh cùng doanh nghiệp (DN), triển khai nhiều chương trình, chính sách thiết thực.
Hạn chế của doanh nghiệp cơ khí trong xuất khẩu

Hạn chế của doanh nghiệp cơ khí trong xuất khẩu

(LĐTĐ) Tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 45,8 tỷ USD, tăng hơn 19% so với năm 2021. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong 10 năm trở lại đây, song thị phần xuất khẩu chủ yếu thuộc các doanh nghiệp FDI. Đối tác đánh giá doanh nghiệp cơ khí Việt Nam còn một số hạn chế để tăng năng lực cạnh tranh.
Amway Việt Nam đồng hành cùng Diễn đàn cấp cao về khởi nghiệp

Amway Việt Nam đồng hành cùng Diễn đàn cấp cao về khởi nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Amway Việt Nam vinh dự đồng hành cùng Diễn đàn cấp cao “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và đồng thời công bố kết quả của Báo cáo Khởi nghiệp toàn cầu năm 2023 (Amway Global Entrepreneur Report AGER 2023).
Hơn 14.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8

Hơn 14.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp mới trong tháng 8 tăng đến 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững là hai yếu tố quan trọng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp về lâu dài, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho nhà đầu tư và cộng đồng. Đổi mới sáng tạo còn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động