Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến đề nghị cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực; trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá.
Nhân sự chủ chốt tỉnh Đồng Nai thay đổi làm chậm tiến độ thu hồi đất sân bay Long Thành Đề xuất Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Quan tâm đến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội tham gia góp ý về vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định tại Điều 17 của dự thảo Luật. Các ý kiến đề nghị quy định này trong dự thảo Luật cần đảm bảo tính khả thi, cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét, trước hết là cần thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Trương Xuân Cừ, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Trao đổi bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, chủ trương thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều đại biểu rất quan tâm.

Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Và mới đây, ngày 31/7/2023, Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo ông Trương Xuân Cừ, lịch sử đã chứng minh một đất nước phát triển, thậm chí phát triển vượt bậc thì cần trọng dụng nhân tài, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, trọng dụng nhân tài để phát huy, phát minh khoa học, công nghệ, nếu không thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình hội nhập.

Mặc dù chủ trương đã có từ lâu, lịch sử phát triển đất nước cũng chứng kiến rất nhiều nhưng đại biểu cho rằng, vào thời điểm này, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài như thế nào thì cần được tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án cụ thể.

Có 2 vấn đề trong Chiến lược quốc gia mà Chính phủ đã nêu ra. Thứ nhất, vấn đề thu hút, như thế nào là người tài? Đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng, mặc dù trong Chiến lược quốc gia đã nêu ra vấn đề thu hút nhân tài đối với sinh viên, đối với các nhà quản lý, doanh nhân, nhà khoa học… để cụ thể hóa đối với những người tài. Tuy nhiên để quy định này thiết thực, cần tiếp tục tính toán, xây dựng cụ thể.

Thứ hai, vấn đề trọng dụng, trọng dụng nên tập trung vào đâu? Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, trọng dụng có rất nhiều cơ chế, chính sách như cơ chế, chính sách về tiền lương, về đào tạo, bồi dưỡng… đều cần được tính toán, nghiên cứu.

“Tóm lại, để cụ thể hóa quy định này, cần tính toán xem xét kỹ lưỡng. Đây là vấn đề không mới nhưng mỗi thời kỳ, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài có cách thể hiện khác nhau”, ông Cừ nêu rõ.

Cũng theo đại biểu Trương Xuân Cừ, như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực thì cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau để xem xét. Trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá. Nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, nhất là nhân tài là các cán bộ chiến lược cũng cần được tính toán mang tầm quốc gia, thậm chí liên quan cả tầm quốc tế, do đó cần hết sức thận trọng.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Cũng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) nêu rõ, muốn thu hút được nhân tài thì cần thông qua chính sách tuyển dụng.

Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, vấn đề quan trọng hơn là vấn đề sử dụng được nhân tài đó để phát huy các khả năng cống hiến của họ. Do đó, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần thiết kế các điều kiện như thể chế để tăng tính sáng tạo, tính năng động đề xuất của các cán bộ làm việc cho thủ đô.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài cần có sự vượt trội, không phải tuân thủ theo các quy định thông thường, lúc đó chúng ta mới huy động được khả năng đóng góp, sáng tạo, vượt trội của những nhân tài này.

Đồng thời cần có cơ chế để đánh giá sự đóng góp, sự cống hiến của những tài năng vượt trội, thông qua đó, một mặt tiếp nhận những đóng góp của họ, mặt khác, ghi nhận để tạo sự động viên, tạo ra môi trường mới, vị thế mới cho chính những nhân tài này có thể phát huy và đóng góp nhiều hơn nữa.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông

Để quy định về thu hút, trọng dụng nhân tài đảm bảo tính khả thi, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề nghị giao cho Hội đồng nhân dân thành phố quy định cụ thể các đối tượng thu hút, phân loại. Quy định về chế độ chi ngân sách cho phù hợp trong bổ nhiệm, tuyển dụng.

Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, hiện nay trọng dụng nhân tài có thể nói bất kỳ địa phương nào cũng thế, trong một cơ quan nào cũng thế. Nếu thiếu những người có chuyên môn tốt, những người giỏi thì rất khó, lãnh đạo rất vất vả.

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, dự thảo Luật quy định trưng dụng những người có trình độ, kể cả người nước ngoài, nhưng không quy định về các quy chuẩn cho vấn đề này. Do đó, đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu, xem xét tiêu chuẩn, quy chuẩn để trưng dựng những người có trình độ, người nước ngoài.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thử nghiệm có kiểm soát được miễn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước khi đã tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động