Cần có góc nhìn khách quan, khoa học
Diện tích rừng thực hiện Dự án thủy điện là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi Thuỷ điện nhỏ và vấn đề lũ lụt Miền Trung “oằn mình” trong bão lũ |
Thủy điện chính là một nguồn năng lượng sạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ảnh: baochinhphu.vn |
Góc nhìn về thủy điện từ một số chuyên gia
Những ngày này, Miền Trung tiếp tục phải hứng chịu cảnh ngập lụt trên diện rộng. Mưa lũ kéo dài, mực nước tại các sông cũng như các hồ chứa đập thủy điện dâng cao, để bảo đảm an toàn cho hồ chứa, các thủy điện bắt buộc phải xả lũ. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là nguyên nhân khiến tình trạng lũ thêm trầm trọng.
Khách quan nhìn nhận, đổ lỗi lũ lụt chỉ do thuỷ điện là chưa đủ cơ sở khoa học. Minh chứng dễ thấy, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm... cũng là một trong những nguyên nhân khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày một phổ biến.
Phải khẳng định, lợi ích của thủy điện là không thể phủ nhận. Hiện nay thủy điện chiếm 40% công suất và 37% điện năng của hệ thống điện. Bằng những lợi thế như giá thành rẻ nhất, có khả năng tái tạo và vận hành linh hoạt đáp ứng nhanh theo sự thay đổi nhu cầu công suất của hệ thống điện…
Tại tọa đàm “Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt” do Hội Truyền thông số tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đồng nhất quan điểm, thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo quý giá và sạch nhất trong các nguồn năng lượng. Cần khuyến khích khai thác thủy điện nhỏ do tác động đến môi trường nhỏ. Ngoài ra, không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ. Dễ thấy, rừng chỉ có tác dụng với lũ nhỏ và lượng nước rừng giữ lại được không quá lớn. Cụ thể, rừng nguyên sinh có nhiều tầng thực vật có khả năng giữ nước trên lá cây, thân cây, ngăn dòng chảy, chống sói mòn đất, làm duy trì nước lâu nên nước thấm bớt xuống. Tuy nhiên, thực tế rừng chỉ trữ được 0,2m nước khi có lũ còn riêng các hồ thủy điện có khả năng trữ ít nhất là 4m nước. Như vậy, không thể nói thuỷ điện làm gia tăng lũ. |
Đây là tài nguyên quý giá của đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS, TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nhiều người nói thuỷ điện là nguyên nhân khiến tình trạng lũ thêm trầm trọng song nếu đổ lỗi hoàn toàn cho thủy điện gây lũ là chưa chính xác.
PGS, TS Vũ Thanh Ca cho rằng, không có đập thủy điện, lũ vẫn thế thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện, lũ cao hơn rất nhiều. “Việt Nam là quốc gia phát triển thủy điện rất ít, không có tên trên bản đồ thế giới về phát triển thủy điện. Ngoài ra nghiên cứu hồ chứa thuỷ điện tại châu Âu cho thấy không có bất cứ thông tin nào nói rằng hồ thủy điện làm tăng lũ lụt”- PGS, TS Vũ Thanh Ca lý giải.
Được biết, hiện nhiều nước tiên tiến trên thế giới vẫn đang phát triển thủy điện mạnh. Chẳng hạn, tại Na Uy, thủy điện chiếm tỷ lệ tới hơn 90%, New Zealand thủy điện chiếm tới 75%, Trung Quốc và Canada còn là hai quốc gia sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới...
Theo ông Nguyễn Tài Sơn, Chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng các công trình điện, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng thủy điện, từng tham gia tư vấn thiết kế nhiều dự án thủy điện lớn như Tuyên Quang, Lai Châu nêu quan điểm, cần khuyến khích các thủy điện nhỏ vì đây là nguồn năng lượng tái tạo quý giá, sạch nhất trong các nguồn năng lượng.
Lý giải quan điểm của mình, ông Nguyễn Tài Sơn cho rằng, tại miền Trung, các hồ thủy điện cũng đã góp phần không nhỏ vào việc cắt lũ, như hồ Quảng Trị cắt 21%, Hương Điền cắt tới 45% đỉnh lũ, hồ Bình Điền 42,3%, Sông Bung 4 cắt 42,7%, Đăk Mi 4 cắt 74,7%, đặc biệt trận lũ ngày hôm qua, hồ Sông Tranh 2 cắt tới hơn 50%...
Đánh giá về các thông tin việc xây dựng nhiều thủy điện vừa và nhỏ tại các khu vực vùng núi gây mất rừng, xói mòn, sạt lở đất, ông Sơn cho rằng, thủy điện nhỏ chủ yếu ở miền núi, đặc điểm địa hình dốc, lòng hồ hẹp với điểm đặc trưng là mùa khô ít nước, mùa lũ nước cao. Cùng với đó, mỗi dòng sông đều có hành lang thoát lũ tự nhiên nên sự ảnh hưởng của công trình thủy điện tới rừng là rất hạn chế.
Mặt khác, tất cả các hồ chứa thủy điện lớn trên cả nước đều phải duy trì mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường trong mùa lũ để tham gia cắt giảm lũ cho hạ du khi có yêu cầu, vận hành xả nước theo yêu cầu sử dụng nước của hạ du về mùa cạn. Vì vậy, đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên lưu vực.
Theo PGS, TS Vũ Thanh Ca, sự hiểu không đúng và không đủ về thủy điện sẽ dẫn đến thông tin sai lệch. Cứ thấy lũ lụt thì đổ cho thủy điện là không chính xác. Có thể ví dụ các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang… đã chống lũ rất hiệu quả cho khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nếu không có các công trình trên thì Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội thường phải đối mặt với lũ lụt, mà điển hình như trận lũ vào các năm 1969, 1971 đã gây thiệt hại lớn...
Các chuyên gia tham dự tọa đàm “Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt” do Hội Truyền thông số tổ chức tại Hà Nội cho rằng, nhiều công trình thủy điện đã chống lũ rất hiệu quả. Ảnh: Giang Nam |
Cần kiên quyết hơn trong khâu quản lý
Dù không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ, tuy nhiên không thể phủ nhận những mặt trái của thủy điện. Trong thực tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy thủy điện gây ra rất nhiều hệ lụy môi trường, sinh thái. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng xói lở và tiềm ẩn nguy cơ gây lũ quét lớn. Việc san đồi núi tạo các mặt bằng xây dựng có thể làm gia tăng mức độ bất ổn định của các khối đất đá, làm gia tăng khả năng trượt lở.
Ở góc độ nghiên cứu, PGS, TS Vũ Thanh Ca hay ông Nguyễn Tài Sơn đều thống nhất quan điểm, tuy thủy điện không phải là nguyên nhân gây ra lũ, nhưng nếu xả lũ không đúng quy trình chặt chẽ thì có thể gây ra lũ và nhiều hậu quả nghiêm trọng nên vấn đề chính lại ở khâu quản lý, điều hành, vận hành.
Quanh vấn đề này, ông Đỗ Đức Quân, Phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, về quy hoạch, Bộ đã rà soát và xuống các tỉnh, địa phương rà soát, loại bỏ các dự án ảnh hưởng môi trường, chiếm đất rừng. Đặc biệt, từ 2016 đến nay, tất cả các dự án thủy điện nhỏ, liên quan đến rừng tự nhiên, không có dự án nào được bổ sung quy hoạch.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện còn khoảng hơn 800 thuỷ điện các loại, trong đó có hơn 600 đang vận hành. Các công trình thủy điện khi đưa vào xây dựng phải trải qua nhiều thủ tục liên quan đến Luật Xây dựng, Luật Điện lực... “Dư luận không đồng thuận với thủy điện vì lý do gây lũ, tôi cho rằng không chính xác, có thể do thông tin chưa đến với người dân đầy đủ nên cũng có những thông tin sai lệch” - ông Đỗ Đức Quân bày tỏ quan điểm.
Được biết, theo quy trình vận hành liên hồ chứa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tất cả các hồ chứa thủy điện lớn trên cả nước đều phải duy trì mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường trong mùa lũ để tham gia cắt giảm lũ cho hạ du khi có yêu cầu, vận hành xả nước theo yêu cầu sử dụng nước của hạ du về mùa cạn. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một giải pháp quyết liệt hơn, hiệu quả hơn trong xử lý các đơn vị vi phạm quy trình xả lũ.
PGS.TS Vũ Thanh Ca đề xuất, các đập thủy điện cần phải được quy hoạch một cách hợp lý, tránh làm ngập các khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng về môi trường, sinh thái. Cần xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình xả lũ và chạy thủy điện để đảm bảo dòng chảy môi trường cũng như không làm gia tăng nguy cơ lũ và tác động ít nhất tới các hệ sinh thái vùng hạ lưu. Cần thường xuyên quan trắc môi trường trong lòng hồ và cần nghiên cứu kỹ và tái định cư người dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt…
“Để làm bất cứ hoạt động phát triển nào cũng đều có tác động đến môi trường. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động, ta cần phải có những quy định chặt chẽ để đảm bảo luôn duy trì ở trạng thái thấp nhất và không ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Hiện nay, Việt Nam mặc dù đã có những nghiên cứu, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý môi trường… đã nắm rất chắc về hoạt động dòng chảy môi trường này nhưng việc xây dựng quy trình, vận hành hồ chứa như thế nào thì vẫn cần phải xem xét, bổ sung” - PGS.TS Vũ Thanh Ca đóng góp ý kiến./.
Trong chiến lược phát triển kinh tế bao giờ cũng đứng trước sự lựa chọn được - mất. Phát triển hệ thống năng lượng, trong đó có các công trình thủy điện vừa và nhỏ cũng vậy. Để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chúng ta phải đánh đổi với hàng nghìn ha rừng tự nhiên bị mất. Vì vậy, mấu chốt ở chỗ phải “cân đối” giữa phát triển bao nhiêu công trình thủy điện trên phạm vi bán kính cho phép để đảm bảo độ che phủ của rừng tự nhiên mới là điều quan trọng. Theo theo tính toán cứ 1 MW điện sẽ có khoảng 7-10 ha rừng tự nhiên bị mất đi (rừng tự nhiên khác xa rừng trồng mới, rừng trồng mới không có chức năng giữ nước, tích nước và địa tầng địa chất bị biến dạng). Đấy là chưa kể việc sử dụng các vật liệu nổ trong quá trình xây dựng công trình thủy điện nhỏ và vừa cũng ảnh hưởng rất lớn cấu trúc địa tầng, địa mạo của các khu dất, khu đồi núi xung quanh. Do đó, để có góc nhìn đúng đắn về thủy điện nhỏ và vừa, ngày 2/11, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đề nghị các Bộ Công Thương, Tài nguyên - Môi trường xem xét lại toàn bộ các công trình thủy điện nhỏ và vừa, đồng thời đề nghị hạn chế xây mới các công trình thủy điện nhỏ và vừa để bảo vệ rừng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03