Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

(LĐTĐ) Có đến bệnh viện khám, điều trị; trông bệnh nhân ốm mới thấy đội ngũ y, bác sĩ (gọi tắt là người lao động) vất vả ra sao. Cơm hộp, môi trường xung quanh toàn người bệnh và mùi thuốc, nhưng họ vẫn vui vẻ, cần mẫn với công việc mà mình đã chọn.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Thêm chính sách mang tính đột phá cho ngành Y tế phát triển 34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Liên quan đến sức khỏe 100 triệu dân, chính sách đãi ngộ với nhân viên y tế là vô cùng cấp thiết

Hôm đến thăm bệnh nhân đang nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Cũng gần đến giờ nghỉ trưa, anh bạn “ghé tai” nói, làm việc áp lực như thế mà ngày nào cũng “xài” cơm hộp tôi thấy thương họ quá. “Tháng trước tôi trông mẹ ốm ở bệnh viện, chỉ ăn cơm hộp mấy hôm về đã sút cả ki-lô gam”, ông bạn kể. Nghe bạn nói, tôi cũng an ủi, mỗi người một nghề mà, nhưng phải công nhận ngành Y là một trong những nghề vất vả nhất. Vất vả là thế nhưng tiền lương và đặc biệt cách thức tính phụ cấp, bảo hiểm xã hội vẫn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng người làm trong ngành Y khá thiệt thòi. Vẫn biết thời gian qua, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi đối với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập (y tế dự phòng, y tế cơ sở). Đây là tin vui đối với người lao động trong ngành Y.

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa và bậc cao hơn thời gian học tập, nghiên cứu mất gần chục năm trời, song việc tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu vẫn như các ngành, nghề khác (Một ca phẫu thuật liên quan đến tim mạch)

Cách đây vài năm, Lao động Thủ đô cũng đã có một số bài phản ánh về bất cập trong chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội. Và tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vừa diễn ra, PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết: Sau đại dịch Covid-19, ngành Y tế đã gặp rất nhiều những khó khăn do hệ lụy từ dịch bệnh, đặc biệt là những khó khăn về cơ chế chính sách trong đãi ngộ, thu hút cán bộ nhân viên y tế; khó khăn trong tự chủ, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế… Hiện cả nước có 500.000 đoàn viên ngành Y tế, phụ trách chăm sóc sức khỏe, tính mạng cho khoảng gần 100 triệu dân. Do đó, việc thay đổi chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ, người lao động ngành Y tế là vô cùng cấp thiết.

Bà Phạm Thanh Bình nêu dẫn chứng: “Ngành Y là ngành đặc thù, với trình độ và chất lượng lao động cao. Để có chứng chỉ hành nghề và được đi làm tại các cơ sở y tế, một bác sĩ phải mất 7,5 năm; trong đó 6 năm học đại học và 18 tháng thực hành sau khi tốt nghiệp, so với cử nhân các ngành khác chỉ học trong 4 năm là sự chênh lệch rất lớn (đấy là chưa kể với các bệnh viện tuyến Trung ương, muốn vào làm việc phải có bằng bác sĩ nội trú theo học trong 3 năm trời, tính tổng cộng khoảng hơn 9 năm. Thời gian này, một viên chức làm việc tại cơ quan Nhà nước đã được tăng lương 3 lần-PV). Tuy nhiên, khi ra trường, tiền lương ngạch, bậc, các chế độ phụ cấp của bác sĩ và cử nhân các ngành khác lại đang được hưởng như nhau”.

Được biết, Bộ Y tế đã và đang tập trung tham mưu Đảng, Chính phủ “gỡ vướng” vấn đề lương và phụ cấp. Còn vấn đề bảo hiểm xã hội, nên chăng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Bảo hiểm, Nội vụ… cần ngồi lại để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nghiên cứu, cho phép cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội đặc thù với nhân viên Y tế theo hướng đối với bác sĩ cần xác định tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi còn là sinh viên. Như thế mới đảm sự công bằng và đảm bảo quyền lợi lao động ngành Y, ngành mang trọng trách “cứu người”!

Lê Hà

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Xem thêm
Phiên bản di động