Cần chế tài mạnh để giải bài toán ô nhiễm môi sinh

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng bởi những tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe, cuộc sống của người dân một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các nguồn gây ô nhiễm không khí vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. 
can che tai manh de giai bai toan o nhiem moi sinh Tách dầu mỡ từ nguồn: Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi sinh
can che tai manh de giai bai toan o nhiem moi sinh Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi sinh
can che tai manh de giai bai toan o nhiem moi sinh Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi sinh

Ô nhiễm từ nguồn phát thải công nghiệp

Hiện nay, theo các chuyên gia, nguồn phát thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí rất lớn.Không thể phủ nhận, những tác động tiêu cực từ sản xuất công nghiệp dẫn đến ô nhiễm không khí đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Đơn cử, tại xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).

Trao đổi tại tọa đàm “Mối quan tâm của cộng đồng về ô nhiễm không khí từ nguồn phát thải công nghiệp – Vấn đề mới nổi” do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) tổ chức, ông Trịnh Văn Sỹ, Hội cựu chiến binh xã Thanh Hải (Hà Nam) cho biết, tại xã Thanh Hải có đến 4, 5 nhà máy xi măng.

Về buổi chiều, nắng nóng như thế này mà cả khu vực mấy chục cây số, khói bụi mờ như sương, vài ba ngày nếu không quét dọn là bụi đầy mái nhà. “Qua báo cáo Đánh giá tác động xã hội môi trường của các xí nghiệp, công ty thì các phương án, phương pháp đều tốt nhưng khi đi vào thực hiện thì được 20 - 30% còn đến 80% là không thực hiện”, ông Sỹ cho biết.

can che tai manh de giai bai toan o nhiem moi sinh
Các chuyên gia nhận định, ngành công nghiệp nặng càng tăng thì ô nhiễm không khí càng nhiều (Ảnh minh họa: K.Tiến)

Thêm dẫn chứng về tình hình ô nhiễm không khí, Trưởng trạm y tế xã Thanh Hải ông Đinh Hồng Tảo cũng đưa ra những con số giật mình vì số lượng người chết vì ung thư của xã, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về tỷ lệ người chết do ung thư liên quan đến đường hô hấp. Theo đó, tổng số ca tử vong tại địa phương tính từ năm 2015 đến 5 tháng đầu năm 2020 là 297, thì tỷ lệ tử vong do ung thư là 83/297, trong đó ung thư về hô hấp chiếm tỷ lệ 39/83 (gần 50%).

Bà Isabella Suarez - Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và không khí sạch (CREA) phân tích, theo một nghiên cứu của trung tâm, phát thải từ các phương tiện cá nhân và xe máy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ điện dân dụng bù đắp nhu cầu từ hộ kinh doanh khiến cho hoạt động của các nhà máy điện vẫn diễn ra bình thường. Nhiều khả năng một số nhà máy trong khu công nghiệp vẫn hoạt động. Qua bản đồ vệ tinh, chúng tôi thấy lượng phát thải từ các nhà máy điện than và khu công nghiệp ở Quảng Ninh và Ninh Bình ở phía Nam Hà Nội tăng mạnh...

PGS. Tiến sỹ Nguyễn Huy Nga – Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế – Bộ y tế, cũng cho rằng, ngành công nghiệp nặng ngày càng tăng thì ngày càng ô nhiễm hơn. Hiện nay trên thế giới 9/10 người đang hít không khí bẩn. Tỷ lệ người già, trẻ em bị bệnh hen suyễn tăng nhanh, chưa kể ung thư. Những hạt bụi nhỏ mang theo chất độc nguy hại từ công nghiệp không chỉ dừng đến phổi mà còn ngấm dần đến nhiều bộ phận khác.

“Mỗi năm có hàng triệu người chết, hơn nửa triệu trẻ em tử vong do ô nhiễm không khí, tỉ lệ người mắc bệnh về hô hấp, trẻ em bị hen suyễn... đang tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ung thư phổi”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nhiều người bị ung thư không phải do hút thuốc, người dân ở các vùng nông thôn có các nhà máy công nghiệp như nhà máy xi măng, khai thác đá có tỉ lệ bị ung thư cao. Vì các ngành công nghiệp, hay phương tiện giao thông xả ra rất nhiều khí thải nguy hiểm cùng các loại bụi mịn PM10, PM5, PM 2.5... mà cơ thể con người không thể tự phòng chống.

Ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền

PGS.TS Bùi Thị An - Nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, đã có những ý kiến liên quan đến dự thảo luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang trình Quốc hội thông qua. PGS.TS Bùi Thị An cho biết: “Luật cũng đã tập trung vào ô nhiễm không khí, bởi vì xét theo tình hình thực trạng ô nhiễm không khí vừa rồi cho thấy, hệ lụy của nó gây nên rất lớn đối với sức khỏe của người dân, tức là ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước”.

Bà An cho hay, sau khi rà soát tất cả những vấn đề có liên quan đến bất cập về môi trường, bà và tổ chức Liên minh Sức khỏe cộng đồng đã viết thư kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 vấn đề chính để đưa vào dự thảo luật.Theo đó, phải lập ra mục giám sát, phản biện xã hội của dân, chỉ người dân mới có quyền lên tiếng.

Hơn nữa, trong lĩnh vực ô nhiễm không khí có rất nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau, từ rác thải công nghiệp của các nhà máy như sản xuất xi măng, nhiệt điện, khai thác đá vôi, đến thói quen đốt rơm rạ của người dân hay khói bụi của giao thông đô thị,…

Bàn về vấn đề ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết: Gần 2 thập kỷ trở lại, nhờ nỗ lực của ngành y tế toàn cầu cũng như Việt Nam, các căn bệnh do nhiễm khuẩn, vi-rút đã giảm đáng kể, tuy nhiên những căn bệnh không lây nhiễm lại tăng rất cao. Nguyên nhân chính là từ thuốc lá, rượu bia, các chất độc hại từ những tấm lợp amiăng trắng, khói bụi từ những nhà máy công nghiệp tại các địa phương…

Do vậy công tác truyền thông cần phải được đẩy mạnh, để toàn dân nhận thức được mình đang sống trong môi trường không khí bẩn như thế nào, từ đó biết cách tự bảo vệ mình. Đồng thời, cũng để các nhà lãnh đạo nhận thức được vấn đề nguy hại của tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm do các nguồn phát thải công nghiệp.

Cho nên, cần phải có chế tài rõ ràng để xử lý những đơn vị, những người gây ra ô nhiễm môi trường. Bởi, hầu hết mọi người có xu hướng muốn đánh thuế môi trường vào giao thông, đặc biệt là khói bụi từ xăng dầu. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh vào xăng dầu thì rất đơn giản, chỉ cần thu tiền phạt của dân là xong.

Ngoài ra, phải quản lý chặt chẽ các phế thải nguy hại, trong đó, các phế thải gây ung thư như hợp chất amiang trắng sử dụng trong tấm lợp fibro xi măng ủ bệnh từ 20-25 năm. PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh: “Ai gây ô nhiễm như thế nào, thì phải trả tiền tương xứng với mức độ ấy. Áp dụng chế tài và xử lý bằng pháp luật”. Bà An cho biết, phải nhấn mạnh từ "tương xứng", bởi nếu cứ nói chung chung sẽ rất khó để giải quyết. Một khi đã thu nhầm thì luật không mang lại tính khả thi và dẫn tới nhờn luật, coi như lãng phí trong chuyện sửa luật tiếp theo.

Và để khắc phục tình trạng này, bà An đưa ra một số phương án như: Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản thì phải có những giải pháp cụ thể hơn, đặc biệt trong hệ thống thiết bị, để giám sát, đo đạc để có những số liệu chính thức về ô nhiễm không khí.Phải nắm rõ ngành nào phát thải nhiều, ngành nào phát thải ít và loại hình nào cần phải thu phí nhiều.

Bởi con người không thể định lượng được cho nên cần một thiết bị đo đạc chính xác. “Bên cạnh đó, để có kết quả chính xác và hạn chế sai chế tài, cần phải có các cơ quan kiểm tra chéo. Không để cho các doanh nghiệp tự đo, tự tính, tự báo cáo”, bà An cho biết.

Đồng quan điểm với PGS.TS Bùi Thị An, ông Phạm Đức Bảo, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách phát triển, cho hay, ông hoàn toàn đồng ý với đề xuất và kiến nghị trên. Bởi cơ quan, tổ chức nào xả thải gây thiệt hại thì rõ ràng phải đền bù mức tương xứng.

“Mức độ gây thiệt hại sau khi xác định rõ ràng thì người dân có quyền khởi kiện và pháp luật phải quy định xét xử. Nếu những cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ tiêu chuẩn về xả thải thì không được phép hoạt động. Còn khi đã xả thải thì phải xử lý, nếu không phải chấp nhận hậu quả gây ra và đền bù tương xứng khi bị khởi kiện.”- ông Phạm Đức Bảo bày tỏ.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

(LĐTĐ) Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận toàn bộ hạng vé xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore phát hành qua đường online đã được bán hết trong 15 phút.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

(LĐTĐ) Trong bối cảnh phát triển đô thị, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có khoảng 100 thôn làng, tổ dân phố có nghĩa trang nhân dân không di dời, nên việc biến các nghĩa trang thành công viên tâm linh, vườn hoa cây xanh là một trong những mô hình sáng tạo làm đẹp cảnh quan đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động