Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi sinh
Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi sinh |
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội không xa, cơ sở sản xuất than của bà Nguyễn Thị Hiện nhiều năm nay nổi lên như một địa chỉ “hot” được người tiêu dùng, thậm chí sinh viên, nhà sản xuất từ nhiều miền đất khác nhau trên khắp cả nước tìm đến để đặt hàng, nghiên cứu, học hỏi công nghệ.
Trong bối cảnh toàn cầu quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dùng, sản phẩm than sạch- than oxi do bà Hiện sáng chế ra thu hút sự quan tâm và tin dùng của nhiều người. Họ đến một phần vì sản phẩm tốt, phần nhiều bởi mến mộ sự tâm huyết của bà dành cho sản phẩm, cộng với tấm lòng rộng mở của người phụ nữ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, hướng dẫn các cơ sở khác học theo để họ cùng chung tay cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Hiện và sản phẩm than sạch của mình. |
Dẫn chúng tôi đi thăm cơ sở sản xuất than của mình, bà Hiện cho biết: Than tổ ong là loại chất đốt rất gần gũi và quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở nông thôn, than tổ ong thường xuyên được sử dụng để người dân nhóm bếp, nấu ăn, thậm chí sưởi ấm. Còn ở thành phố, loại than này được sử dụng phổ biến ở các quán ăn cho tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên chất lượng của than là một điều rất đáng lo ngại. Khí thải của than đen trên thị trường đều chứa khí NO2, SO2, CO2 rất độc hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Biết là độc nhưng từ trước đến nay người dân chúng ta không có sự lựa chọn thay thế, nên rất nhiều gia đình, hộ kinh doanh vẫn sử dụng hằng ngày.
Trăn trở trước điều đó, bà Hiện dày công nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm mới từ than đen, gọi là than oxi sạch. Sau nhiều năm gõ cửa thị trường, bà lập nên Công ty Kinh doanh và Chế biến than Yên Thịnh, là đơn vị đi tiên phong trong việc tận dụng than bùn làm chất đốt, áp dụng khoa học kỹ thuật vào để khử độc, cải tiến công nghệ để sản xuất than sạch không độc hại cho nhân dân sử dụng.
Quan trọng hơn cả, khi công ty đi vào hoạt động ổn định có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều người nghèo khó ở địa phương, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Cũng theo bà Hiện, than bùn và than cám loại 1 được vận chuyển từ Quảng Ninh về, trước khi được đóng khuôn, chúng được ngâm trong bể chứa cùng với chất hóa học không gây hại cho môi trường để khử độc.
Thành phần hợp chất tạo thành 3 loại khí độc có trong than sẽ không còn tạo khí, mà kết tủa thành chất rắn nằm lại trong xỉ than sau khi đốt. Vì vậy mà khí độc không tỏa ra môi trường xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Công nghệ đã được đăng ký theo Giấy chứng nhận chất lượng số 2007/1004/TN5-01 do Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường Chất lượng 1 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Việt Nam cấp ngày 06/10/2007.
Kể về những năm đầu sản xuất than sạch, bà cho hay, do việc áp dụng công nghệ vào sản xuất than sạch cũng cần phải đầu tư vào máy móc thiết bị và hóa chất khử độc, thế nên than sạch bán ra thị trường có giá cao hơn một chút so với than đen truyền thống. Mà dân mình lâu nay vẫn sử dụng than tổ ong thông thường như một thói quen, một phần không nhận thức được sự ảnh hưởng của nó với sức khỏe của bản thân, cũng như môi trường xung quanh, một phần vì muốn tiết kiệm chi phí.
Thế nên ban đầu than sạch rất khó tiếp cận với người dân. Thời điểm ấy, để duy trì được việc sản xuất than sạch, bà vẫn phải sản xuất cả than đen truyền thống bán ra thị trường. Đồng thời, bà phải huy động một số bạn sinh viên Đại học Bách khoa để đi vận động, giải thích về quy trình công nghệ cũng như ưu điểm của than sạch cho người dân hiểu. Sau nhiều năm vận động, than sạch của bà cũng được một số khách hàng tin dùng.
Cũng từ những lợi ích mà than sạch mang lại, dần dần nhiều người dân, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng hoàn toàn than sạch. Từ năm 2012 đến nay, cơ sở của bà chỉ tập trung sản xuất than sạch thay thế hoàn toàn than đen truyền thống. Đến nay, lượng than sạch bán ra nhu cầu của thị trường đã lên tới hàng nghìn tấn/năm, với hàng trăm đại lý trên khắp cả nước. Bà khoe: “Từ nay đến Tết lượng đơn đặt hàng đã quá tải so với năng lực sản xuất của công ty, vì thế tôi vừa mua thêm hai máy xúc để múc than từ bể tẩy độc và phơi than, nhằm đẩy nhanh năng suất làm việc, đỡ vất vả cho anh em công nhân”.
Than sạch Oxi có nhiều ưu điểm vượt trội như rất dễ nhóm, bén nhanh, ít khói và lượng khí độc hại thường có trong than như SO2, NO2, CO… thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, than sạch Oxi là không bắn tia lửa khi đang cháy, người sử dụng không cần ủ than qua đêm, vì vậy rất tiết kiệm, giảm thiểu khí thải độc ra môi trường. Cụ thể, lượng khí thải CO, SO2, NO2 lần lượt là 0,98mg/m3, 0.047 mg/m3, 0,044mg/m3. Trong khi với than thường, lượng khí thải trên lên tới trên3mg/m3, 0,08 mg/m3, 0,5 mg/m3.
Nói về quá trình bén duyên với nghề, bà Hiện cười, trước khi đến với nghề sản xuất than tổ ong, tôi là thủ kho tại công ty than nội địa thuộc tổng kho của ngành than. Năm 1990, khi Nhà nước xóa chế độ bao cấp, thừa cán bộ công nhân viên, Giám đốc đã giao cho tôi phụ trách đóng than tổ ong để cứu hàng trăm công nhân thất nghiệp. Năm 1993, xí nghiệp mua than cám về đóng nhưng không thể sử dụng được, tình cảnh lúc này hết sức khó khăn, kinh tế biết bao gia đình đứng trước cảnh thiếu trên, hụt dưới. May mắn, trong một lần đi xuống Quảng Ninh, tôi vô tình phát hiện ra than bùn từ những hũ than được lắng đọng lại từ việc rửa than cục. Tôi mày mò mang than bùn về đóng, sau nhiều lần cố gắng, kết quả thu về khá khả quan.
Bà Hiện cho biết, giai đoạn những năm 1990-1995 than bùn hầu như không ai biết tới và đổ ra biển một cách lãng phí. Trước khi xuất khẩu than cục ra nước ngoài, bao giờ cũng phải cho rửa than cục. Lượng bột than cuộn vào nhau chảy ra ngoài, phần đọng lại là than bùn. Cũng trong khoảng thời gian đó, dưới Quảng Ninh, ông Hoàng Quỳ, là Phó giám đốc của ngành than đã sáng kiến ra quy trình rửa than cục. Đây là quy trình tận dụng nguồn than bột chảy ra khi rửa.
Tại Cửa ông hàng chục bể rửa than được xây dựng để phân loại than và chất lượng than. “Trước kia, toàn bộ lượng than bùn này được thải ra biển rất lãng phí và ô nhiễm môi trường biển. Xác định than bùn là nguồn nguyên liệu tốt, tôi quyết định thuê tàu bỏ ra 7 triệu đồng để mua 100 tấn than bùn với giá Nhà nước. Lúc đó, lượng than đóng ra không đủ để phục vụ cho dân sinh, bên cạnh xưởng đóng than tổ ong của Nhà nước, tôi cho thành lập thêm 3 xưởng đóng than tổ ong. Mỗi xưởng có 100 công nhân làm việc”, bà nhớ lại.
Với những nố lực hết mình trong thời gian qua, bà vinh dự được nhận nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam Xuất sắc, giải thưởng Bông Hồng Vàng, giải thưởng “Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng”, “Thương hiệu tin dùng Thủ đô”, giải Xuất sắc “Phụ nữ khởi nghiệp cấp trung ương năm 2018”. Ngoài việc kinh doanh, hiện bà còn là Hội trưởng Hội Phụ nữ thị trấn Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội). Bà dành nhiều thời gian để hướng dẫn các chị em Hội Phụ nữ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm. Với những hội viên muốn được làm tại công ty của bà đều được bà nhiệt tình giúp đỡ, tận tình chỉ việc, hỗ trợ thu nhập cũng như nhiều chế độ phúc lợi khác.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10