Cảm động chuyện tình của vợ chồng “vận động viên khuyết tật vàng” Hà Nội

LĐTĐ -Hai anh chị, người thì khiếm thị, người thì liệt chân nhưng đã dệt lên một câu chuyện cổ tích tình yêu giữa thời hiện đại. Đó là vợ chồng vận động viên khuyết tật Tạ Đình Hán - Vũ Hoài Thanh trú tại khu phố Ngõ Gạch, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội…

Mảnh ghép cuộc đời

Ngôi nhà 19 Ngõ Gạch nằm nép mình trong khu dân cư đông đúc, luôn tràn ngập tiếng cười. Người dân quanh khu phố ai cũng biết, ngưỡng mộ nghị lực phi thường và tình yêu hiếm có của hai vợ chồng khuyết tật Tạ Đình Hán và Vũ Hoài Thanh. Bằng tình yêu chân thành, họ đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến với nhau, xây dựng gia đình hạnh phúc với hai đứa con ngoan ngoãn khỏe mạnh. Đáng quý hơn, anh chị có 4 cơ sở tẩm quất người mù tạo công ăn việc làm cho hàng chục người khuyết tật. Đặc biệt, anh chị còn được xem là cặp vợ chồng vận động viên “khuyết tật vàng” của Hà Nội khi dành được nhiều tấm huy chương vàng tại các cuộc thi thể thao.

Nói về cuộc sống hiện tại mà ai cũng ao ước, vợ chồng anh chị chỉ cười hiền bảo: “Tất cả là nhờ tình yêu”.
Qủa đúng vậy, nếu không có tình yêu và nghị lực của hai người, thì ai có thể tin được rằng hai con người khuyết tật ấy lại có thể làm được những điều phi thường đến thế?. Anh, từ bé đã bị khiếm thị cả hai mắt do chất độc da cam mà bố anh không may “dính” phải. Chị đang tuổi con gái hừng hực sức trẻ bỗng gặp tai nạn giao thông cán nát một chân, luôn tự ti về mình. Để rồi bây giờ, khi đã đến được với nhau, xây dựng lên gia đình hạnh phúc, công việc ổn định, cũng như đạt được những thành tích cao trong thể thao, hai người càng cảm thấy quý trọng hơn cái duyên trời định cho họ gặp nhau.

Vợ chồng anh Hán – chị Thanh hạnh phúc bên các con

Tiếp xúc với hội người mù quận Hoàn Kiếm, thấy những người cùng cảnh ngộ, những chán chường tuyệt vọng của anh dần biến mất. Anh Hán nỗ lực học hỏi, làm thêm, tham gia các khóa học chữ Braill ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Với khuôn mặt thanh tú, anh Hán được chọn làm mẫu cho các sinh viên trường mỹ thuật vẽ chân dung với thù lao 5 nghìn đồng/ tiết học. Sáng làm mẫu vẽ chân dung, chiều lại đi học chữ, tối anh mang đồ nghề đi tẩm quất kiếm thêm thu nhập. Năm 2000, anh Hán tham gia luyện tập tại CLB thể thao người khuyết tật Hà Nội với bộ môn điền kinh.

Ở đó, anh gặp được “ý trung nhân” của mình. Đó là cô gái có tên Hoài Thanh, bị cụt một chân do tai nạn giao thông khi đang ở tuổi trăng tròn. Cũng như anh Hán, trước đây, chị Thanh cũng nghĩ tương lai tươi sáng là cái gì đó xa vời lắm. Bởi chị nghĩ đơn giản rằng người lành lặn còn khó làm ăn huống chi người tàn tật?.  Sẽ có ai còn để ý yêu thương, cưới mình làm vợ đây. Nghĩ là vậy, nhưng để cha mẹ khỏi buồn lòng, chị luôn giấu nỗi buồn, động viên ngược lại gia đình. Chỉ đến khi màn đêm buông xuống, nằm một mình, chị mới âm thầm khóc thương cho số phận!

Tốt nghiệp ngành kế toán, trường Cao đẳng quản trị kinh doanh, chị Thanh đầu quân cho công ty Sài Đồng II. Đến đầu năm 2003, chị tham gia CLB thể thao người khuyết tật Hà Nội. Tại đây, hai người đã gặp và nhanh chóng nảy sinh tình cảm bởi họ cảm nhận được cái tình yêu từ trái tim, với những đêm nhớ nhung, nỗi mong chờ đến giờ tập để được gặp nhau. Gặp được “người trong mộng”, chị Thanh càng có động lực để đến CLB luyện tập hơn. 5h sáng, chị đã dậy, đi hơn 20km sang trung tâm luyện tập, buổi chiều đi làm đến hơn 10h đêm. Có những lúc luyện tập, chân giả “đánh nhau” với chân thật, tứa máu đau nhức khiến chị bật khóc. Lúc đó, chị lại có anh Hán bên cạnh giúp đỡ, động viên.

Những buổi tập bơi khiến chị nhớ nhất. Chân chị yếu, nhiều khi đang bơi bỗng đuối sức, chị choàng lấy cổ anh. Cảm giác an toàn, được che chở bao trùm khiến chị nhận ra rằng, anh mới chính là người đàn ông của đời chị. Tình yêu cứ thế lớn dần lên và sâu sắc lúc nào không hay. “Anh ấy thường nói: mọi người bảo em xinh, anh không biết được nét xinh qua ánh mắt, nhưng anh cảm nhận được trái tim em ấm áp và vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn. Anh ấy tỏ tình rõ ràng nhưng tôi biết, chúng tôi là một nửa của nhau” – chị Thanh kể.
Từ khi yêu nhau, đôi mắt của chị soi sáng những bước đi của anh. Còn đôi chân anh lại trở thành điểm tựa vững chắc cho những bước đi của chị. Những buổi sáng đi ăn sáng cùng nhau, dạo bờ hồ, tặng nhau những chiếc nhẫn cỏ, vòng nguyệt quế…

Thế nhưng, khi mọi người trong gia đình chị và bạn bè biết tin chị yêu một chàng trai khiếm thị, ai cũng hết sức phản đối. “Mọi người gặp anh ấy đều rất quý mến nhưng khi nhắc đến chuyện sẽ cưới xin thì ai cũng phản đối, bảo tôi suy nghĩ lại. Nhưng tình yêu của tôi dành cho anh quá lớn, tôi đã vượt qua mọi khó khăn, sóng gió của cuộc sống để đến với nhau”, chị Thanh tâm sự.

Đạp lên chông gai

Năm 2006, đám cưới hạnh phúc của họ được tổ chức. Căn phòng hạnh phúc chỉ là một góc của căn nhà cấp bốn xiêu vẹo rộng khoảng 10m2 nằm lọt thỏm giữa phố Ngõ Gạch. Biết cuộc sống gia đình sẽ khó khăn vì cả hai người đều khuyết tật, nên vợ chồng Hán luôn động viên, cùng nhau cố gắng. Vậy là buổi sáng, hai vợ chồng lại đến sân tập luyện, tối về thì đi tẩm quất để kiếm thêm thu nhập.

Hạnh phúc tràn ngập khi chào đón cậu con trai đầu lòng tên Tạ Duy Phong chào đời. Hơn 1 năm sau đó, cô công cháu Tạ Mai Phú cũng được đón nhận ánh sáng mặt trời. Niềm hạnh phúc vì tình yêu trọn vẹn, nhưng cũng đem đến cho anh chị bao khó khăn về kinh tế.

Theo chị Thanh, dù cuộc sống gia đình bộn bề khó khăn, nhưng tinh thần của hai vợ chồng không bao giờ nao núng. Thậm chí có Tết, hai vợ chồng đón tết ở bệnh viện vì hai đứa con đều ốm nặng phải nhập viện. Hay những khi con khát sữa vì không có tiền mua, vợ chồng phải chia nhau từng bát cơm, ổ bánh mì vẫn vui vẻ, yêu thương, chăm sóc nhau.

Với chút tiền ít ỏi dành dụm được, năm 2006 anh chị xây thêm tầng 2 để ở, còn tầng 1 thì mở quán tẩm quất người mù. Để hạn chế chi phí, hai vợ chồng đi mua sắt nhờ người đóng hộ giường, biển quảng cáo, tự sơn sửa, may rido, mua đồ dùng phục vụ cho công việc…

“Đầu tiên, hai vợ chồng vừa là chủ, vừa là nhân viên luôn. Về sau, khi có lượng khách ổn định, chúng tôi thuê thêm hai người khiếm thị nữa về làm. Với quan điểm thân thiện, nhiệt tình, lành mạnh, kỹ thuật cao nên khách đến cơ sở ngày càng đông. Do đó, năm 2008, vợ chồng tôi mở tiếp một cơ sở tẩm quất ở 711 Hồng Hà. Về sau là 226 Âu Cơ, số 3 ngõ 9 phố Minh Khai tiếp tục ra đời, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hơn 30 người khiếm thị”, anh Hán vui vẻ tâm sự.

Từ ngày mới quen cho đến bây giờ, anh chị vẫn luôn dành cho nhau những khoảng thời gian lãng mạn riêng, với những cuộc đi chơi xa, dạo mát, hay tặng nhau những món quà trong những ngày lễ lớn.

Tháng 10/2012, hai vợ chồng tham gia thi đấu trong cuộc thi thể thao khuyết tật toàn quốc tại TP Hồ Chí Minh. Những nỗ lực tập luyện không ngừng đã mang lại cho chị Thanh 4 huy chương vàng hạng đơn nữ, đôi nữ, đôi nam nữ và đồng đội ở bộ môn cầu lông, còn anh Hán giành hai huy chương vàng cho chạy điền kinh nam. Trong sự nghiệp thể thao, họ đều tỏa sáng với nhiều huy chương giá trị, trên đường đời, họ khẳng định mình bằng một nghị lực phi thường, mà với chị Thanh: “Tấm huy chương giá trị nhất của chúng tôi đó chính là hạnh phúc gia đình”.

Hồng Nhung



 

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Xem thêm
Phiên bản di động