Cải thiện không gian sống cho người dân Thủ đô
Đổi mới không gian sống bằng tranh 3D Vì một không gian sống trong lành |
Đánh thức các không gian xanh
Trong sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô thời gian qua, nhiều người nhận thấy Hà Nội ngày một chú trọng hơn trong việc phát triển không gian công cộng, tạo nên sự phát triển bền vững, gắn liền với môi trường sống của người dân.
Hà Nội cần thêm các không gian công cộng. Ảnh: Minh Phương |
Dạo một vòng quanh Thành phố, hình ảnh người dân tập thể dục tại công viên Thống Nhất, công viên Cầu Giấy, công viên Hòa Bình, vui chơi tại phố đi bộ Hồ Gươm, quảng trường Ba Đình hay những dòng người đi bộ xung quanh hồ Ba Mẫu, hồ Giảng Võ... là những ví dụ sinh động về các không gian công cộng của Thủ đô. Những không gian công cộng này không chỉ là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn mà nó đặc biệt bởi sự kết nối và duy trì bền vững xã hội và văn hóa cho Hà Nội.
Bên cạnh những không gian xanh hiện hữu, theo ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng, năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Sở Xây dựng đã dự thảo kế hoạch với một số chỉ tiêu cụ thể: Hoàn thành xây dựng mới 5 công viên gồm Kim Quy, CV1, Khu đô thị Tây Nam Hà Nội, hồ Phùng Khoang, hoàn thành Công viên Chu Văn An đưa vào sử dụng giai đoạn 2. Thành phố cũng tiến hành nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có trên địa bàn các quận, trồng mới 554.083 cây xanh đô thị.
Cùng với những dự án lớn, hiện có nhiều nỗ lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng người dân trong việc kiến tạo và mở rộng không gian công cộng. Những sáng kiến thường xuất phát từ các kiến trúc sư, những chuyên gia đô thị cùng sự chung tay của chính cộng đồng dân cư của Hà Nội. Sân chơi công cộng tại tổ 16, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm mới được khánh thành trong tuần qua cũng được hình thành ý tưởng như vậy. Tại đây, các vật dụng trong sân chơi được làm từ vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường, an toàn với trẻ nhỏ và gửi đi thông điệp bảo vệ môi trường.
Chia sẻ về dự án, Điều phối viên của Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống Lê Quang Bình cho biết: “Khi nghĩ về không gian công cộng, chúng ta hay nghĩ đến công viên, hồ nước, quảng trường hoặc phố đi bộ ở các khu trung tâm Thành phố mà ít để ý tới các không gian công cộng nhỏ ở khu ven đô, hoặc kẹt giữa khu dân cư. Trên thực tế, các không gian này rất cần cho các hoạt động giao lưu tập thể, tăng kết nối và gắn kết mọi người với nhau. Nếu được đầu tư, chỉnh sửa, cộng đồng tham thực hiện và quản lý thì các không gian cộng đồng này sẽ góp phần làm Hà Nội đáng sống cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người sống ở các vùng xa trung tâm”.
Là người trực tiếp tham gia thực hiện dự án, Kiến trúc sư Chu Kim Đức - người đồng sáng lập và phụ trách các dự án của Think Playgrounds cho biết: “Đây là một không gian công cộng rất đặc biệt với đa dạng nhu cầu sử dụng từ nhiều thành phần dân cư khác nhau với đủ các lứa tuổi. Tôi hy vọng các hoạt động vui chơi và giao tiếp ở đây sẽ giúp cho trẻ nhỏ phát triển lành mạnh hơn và cả cộng đồng trở nên gắn kết hơn”.
Tìm kiếm giải pháp hiệu quả
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã và đang góp phần làm cho diện mạo Thủ đô ngày một văn minh, hiện đại, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng vẫn đang có sự thiếu hài hòa bởi không gian công cộng trong đô thị. Theo thống kê, diện tích không gian công cộng hiện nay của người Hà Nội rất hạn chế, tổng không gian công cộng bình quân đầu người chỉ 3 m²/người. Đặc biệt, khu vực quận Hoàn Kiếm chỉ 30 cm²/người. Trong khi đó, tiêu chuẩn thấp nhất mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra phải là 9 m²/người.
Vậy làm thế nào để tăng quỹ không gian xanh cho Hà Nội trong khi không thể có thêm diện tích tại nội đô? Làm sao để người dân có cơ hội dễ dàng được tiếp cận không gian cộng cộng? Câu trả lời đã được các cấp lãnh đạo Thành phố giải đáp bằng cách thông qua 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử. Thành phố đã thể hiện quyết tâm rất cao trong việc kiên trì mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một trong những đô thị “xanh, sạch, văn hiến, văn minh và hiện đại”, tạo ra môi trường sống tốt hơn, đáng sống hơn cho người dân Thủ đô...
Cụ thể, tại quận Hoàn Kiếm, hiện nay diện tích đất công cộng Thành phố, quận khoảng 38,68ha, trong đó, đất giao thông khoảng 45,42ha (chiếm 24,82%). Đất cây xanh, thể dục thể thao, mặt nước khoảng 0,93ha (chiếm 0,51%,). Do thiếu diện tích đất cây xanh nên đồ án xác định chỉ tiêu đất cây xanh cần được cân đối trên phạm vi cơ cấu quy hoạch, khai thác không gian công viên cây xanh vườn hoa, thể dục thể thao ngoài bãi sông Hồng để bổ sung nhu cầu cây xanh, thể dục thể thao trong khu vực. Thành phố cũng khuyến khích khai thác không gian ngầm và tầng 1 để xây dựng sân chơi, vườn hoa...
Tại quận Đống Đa, Thành phố đặt mục tiêu phát triển đô thị theo hình thái tự nhiên, dựa vào cảnh quan hiện có; khai thác tối đa yếu tố cây xanh các tuyến phố các khu vực công viên tập trung lớn trong khu vực như: Công viên hồ Đống Đa, hồ Xã Đàn, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám... liên kết hệ thống công viên Thành phố, lõi xanh trong các khu tái thiết, khu ở, đơn vị ở tạo nên đô thị mang tính chất đô thị xanh, có môi trường sống tốt. Đồ án cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng Đề án tổ chức không gian văn hóa, tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển mô hình kinh tế ban đêm tại khu vực xung quanh di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Là khu trung tâm hành chính, văn hóa, lịch sử của quốc gia trong đó có nhiều khu cây xanh, thể dục thể thao lớn cấp Thành phố là các khu vực công viên Thủ Lệ, hồ Trúc Bạch, hồ Ngọc Khánh, hồ Giảng Võ... quận Ba Đình là một trong những địa phương có diện tích không gian công cộng lớn nhất nội đô với diện tích đất cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao đô thị khoảng 84,73ha (chiếm 12,08%, đạt chỉ tiêu 5,34m2/người). Do đó, Thành phố đặt mục tiêu trước mắt là khai thác tối đa hình thái cảnh quan cây xanh mặt nước hiện có: Hồ Trúc Bạch, hồ Thành Công, hồ Giảng Võ và sông Tô Lịch... Liên kết hệ thống công viên, lõi xanh trong các khu đô thị tạo nên đô thị mang tính chất xanh, có môi trường sống tốt kết nối với không gian sông Hồng, hồ Tây. Ngoài ra, Thành phố cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng không gian văn hóa, tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển mô hình kinh tế dịch vụ tại một số khu vực phù hợp xung quanh hồ Trúc Bạch, hồ Ngọc Khánh…
Có thể nói, với định hướng đúng và quyết tâm cao, Thủ đô Hà Nội đang có những bước tiến dài một cách bền vững trên con đường trở thành đô thị văn minh, hiện đại và đáng sống hơn. Và điều quan trọng nhất vẫn là tập trung hướng tới cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô, đóng góp vào sự phát triển giàu mạnh, văn minh của đất nước./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59