Các thầy ơi, hãy cứu môn lịch sử!

Nhiều người băn khoăn, lo lắng về vị thế của môn lịch sử, đôi lúc xúc động đến rơi nước mắt. Một lớp giáo sinh sư phạm nhắn gửi với thầy của mình: “Các thầy ơi, cố lên để cứu lấy môn lịch sử!”
“Khai tử” môn lịch sử?
Học sinh Nhật Bản học gì trong môn Lịch sử?

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang làm nóng bầu không khí xã hội với nhiều ý kiến khác nhau. Trong số này, bộ môn lịch sử chiếm được sự quan tâm hơn cả.

Lo lắng, xúc động trước số phận môn lịch sử

Có lẽ chưa bao giờ trong lĩnh vực giáo dục lịch sử lại xuất hiện một hiện tượng đặc biệt đến thế. Đó là sự vào cuộc dường như là đông đảo nhất của các thế hệ những người làm công tác giáo dục và dạy học lịch sử: từ những nhà khoa học đầu ngành, những “lão tướng” khai quốc công thần của nền sử học nước nhà đến những người mới bước vào nghề; từ các chuyên gia trong các viện nghiên cứu đến các nhà giáo dạy sử ở khắp các trường ĐH, CĐ, phổ thông; từ giáo viên đã lành nghề đến các giáo sinh còn trên ghế nhà trường; từ những người dạy sử đến những người không dạy sử; từ người bình thường đến các cựu chiến binh…

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) hát Quốc ca trong lễ chào cờ Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) hát Quốc ca trong lễ chào cờ. Ảnh: Tấn Thạnh

Tất cả họ đều trăn trở, đều băn khoăn, lo lắng và bức xúc cho vị thế của bộ môn lịch sử trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Sự băn khoăn, đôi lúc xúc động đến rơi nước mắt, khi một lớp giáo sinh sư phạm nhắn gửi với thầy của mình: “Các thầy ơi, cố lên để cứu lấy môn sử!”.

Có không ít người đã đặt câu hỏi vì sao những bức xúc trên đây lại chỉ diễn ra chủ yếu ở môn lịch sử khi mà môn lịch sử không phải là môn học duy nhất phải đối mặt với hoàn cảnh như vậy? Có phải vì những người dạy sử lo lắng cho “cơm áo gạo tiền” trong nghề nghiệp của mình chăng?

Thực ra, nếu đúng như thế thì chẳng sai nhưng chắc chắn không phải là điều căn bản nhất. Bởi lẽ, chuyện áo cơm vốn không phải là chuyện riêng của môn lịch sử. Mặt khác, trong số những người lên tiếng cho môn sử, có rất nhiều bậc cao niên, đầu đã bạc và đã ở cái tuổi 70-80, cái tuổi mà vật chất và mưu sinh không còn là nỗi trăn trở chủ yếu nữa. Bởi vậy, xin hãy nhìn xa hơn một chút: với những người dạy sử, cái mà họ đang trăn trở, chính là những hệ quả tiêu cực của chương trình đổi mới đối với những giá trị cực kỳ quan trọng của môn lịch sử: đó là giá trị của truyền thống dân tộc, của ý chí chính trị, của đạo đức, của lý tưởng và niềm tin của thế hệ trẻ hôm nay. Đó là những phẩm chất quan yếu đã trở thành sức mạnh kỳ diệu và là một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sự tồn sinh và phát triển của dân tộc ta từ trong lịch sử ngàn năm cho đến hôm nay và tương lai mai sau.

Đó là những giá trị luôn gắn liền với sự tồn vong của đất nước và dân tộc - những giá trị vô giá không thể thay thế và cũng không có gì có thể so sánh được.

Phi lý và phản khoa học

Các lãnh đạo của Bộ GD-ĐT nhiều lần khẳng định vị trí của môn lịch sử không có gì thay đổi, môn lịch sử vẫn được tôn trọng, vẫn là bắt buộc, không ai xóa môn lịch sử khỏi chương trình. Nếu đúng như thế thì có gì phải bàn cãi, phải bức xúc nữa? Chẳng lẽ lịch sử vẫn được tôn trọng, vẫn là bắt buộc mà những người dạy sử vẫn đấu tranh, vẫn phản đối? Chẳng lẽ họ lại ấu trĩ, lại trì trệ, lại vô trách nhiệm đối với sự nghiệp đổi mới đến vậy?

Nhìn một cách tổng thể, môn lịch sử đang dần bị thủ tiêu. Nói chính xác hơn, bộ môn lịch sử, hoặc là môn tự chọn hoặc là kiến thức lịch sử, đã được tích hợp trong các môn bắt buộc khác. Nhưng xin đừng nhầm lẫn giữa kiến thức lịch sử cụ thể được sử dụng ở đâu đó, được gắn vào một môn học nào đó với hệ thống kiến thức lịch sử của một bộ môn khoa học chính thống. Nhận thức lịch sử cũng như nhận thức bất cứ khoa học nào là phải nhận thức trong hệ thống. Trong dạy học, kiến thức theo hệ thống đó đã được nhân loại đúc kết thành các bộ môn khoa học. Kiến thức lịch sử có thể được sử dụng và phục vụ cho hoạt động nhận thức của nhiều bộ môn khác nhau nhưng nếu đem những kiến thức ấy để thay thế bộ môn lịch sử hoặc tích hợp kiến thức lịch sử vào một môn bắt buộc nào đó để coi lịch sử cũng là môn bắt buộc thì thật là phi lý và phản khoa học. Đó là sự tầm thường hóa bộ môn lịch sử, là sự đánh tráo khái niệm nguy hiểm, dễ dẫn tới những hiểu lầm tại hại cho xã hội.

Dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông đang tồn tại nhiều bất cập và rất cần một sự đổi mới toàn diện, mang tính cách mạng. Nhưng đúng như các nhà khoa học đã nói, dù với bất cứ lý do nào thì việc coi nhẹ vai trò và vị trí, dẫn tới hậu quả thủ tiêu bộ môn lịch sử ở trường phổ thông (dẫu không phải là ý chủ quan của ai đó) thì sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm và sẽ để lại những hậu quả khó có thể lường hết.

Động chạm đến tình cảm thiêng liêng

Nói đến lịch sử không chỉ nói đến tri thức khoa học thuần túy mà còn là nói tới tình cảm thiêng liêng không chỉ của thế hệ trẻ mà là của mỗi người dân Việt Nam đối với dân tộc, với Tổ quốc mình. Đó không chỉ là niềm vui và tự hào mà còn động chạm tới máu xương và nước mắt của biết bao thế hệ đã cống hiến và hy sinh cho dân tộc này, đất nước này. Điều đó cũng giải thích vì sao cùng trong nhóm các môn học tích hợp, cùng có hoàn cảnh như nhau trong cấu trúc chương trình mới nhưng trong khi các môn học khác rất ít ý kiến thì môn lịch sử lại nhận được sự quan tâm đặc biệt và bức xúc như vậy.

Động chạm tới lịch sử là động chạm tới những vấn đề rất nhạy cảm về chính trị, những vấn đề của tình cảm nhân văn mang đặc trưng bản sắc Việt Nam. Với vị trí đặc biệt của mình, dù với thể chế chính trị và vị trí địa lý khác nhau, đa số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, đều rất coi trọng giáo dục lịch sử, trong đó bộ môn lịch sử luôn là một môn độc lập và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua kênh Facebook

Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua kênh Facebook

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra, phát hiện và tạm giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua mạng xã hội Facebook qua tài khoản "Nguyễn Kiên...".
Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn đông lạnh nghi nhập lậu

Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn đông lạnh nghi nhập lậu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường số 10 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra một kho lạnh trên địa bàn huyện Mê Linh, quá trình kiểm tra lực lượng chức năng đã phát hiện hàng chục tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu.
Dấu ấn Công đoàn quận Cầu Giấy trong "Tháng Công nhân" năm 2024

Dấu ấn Công đoàn quận Cầu Giấy trong "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) “Tháng Công nhân” năm 2024 với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết” diễn ra đúng dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024)... Với ý nghĩa đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy đã để lại nhiều dấu ấn trong tổ chức hoạt động sôi nổi hướng về cơ sở.
Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 21/5, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024".
Mua sắm với loạt ưu đã và quà tặng hấp dẫn tại Tuần lễ Cảm ơn của UNIQLO

Mua sắm với loạt ưu đã và quà tặng hấp dẫn tại Tuần lễ Cảm ơn của UNIQLO

(LĐTĐ) Ngày 21/5 - UNIQLO, chính thức công bố kế hoạch khởi động Tuần lễ Cảm ơn (Kanshasai) trên khắp hệ thống 23 cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến từ ngày 24/5 đến ngày 2/6/2024.
100 công nhân lao động huyện Thạch Thất được khám sức khỏe miễn phí

100 công nhân lao động huyện Thạch Thất được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Chiều ngày 21/5, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tổ chức Chương trình “Cảm ơn người lao động”; khám, tư vấn sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, người lao động năm 2024.
Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo...

Tin khác

Khen thưởng 820 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024

Khen thưởng 820 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) 820 học sinh có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, rèn luyện năm học 2023 - 2024 được nhận khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Quận Tây Hồ: Xây dựng môi trường sống an toàn, giúp trẻ em phát triển toàn diện

Quận Tây Hồ: Xây dựng môi trường sống an toàn, giúp trẻ em phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Sáng 21/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em” với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”.
Học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô báo công dâng Bác

Học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô báo công dâng Bác

(LĐTĐ) Ngày 21/5, đoàn học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2023 - 2024 gồm 200 học sinh đã dự Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những tấm gương tiêu biểu nhất, được lựa chọn từ hơn 2,3 triệu học sinh của các trường học thuộc thành phố Hà Nội.
Quận Ba Đình: 91 học sinh THCS đoạt giải Nhất kỳ thi Olympic cấp quận

Quận Ba Đình: 91 học sinh THCS đoạt giải Nhất kỳ thi Olympic cấp quận

(LĐTĐ) Tham dự kỳ thi Olympic các môn văn hoá lớp 6, 7, 8 cấp Trung học cơ sở (THCS) quận Ba Đình năm học 2023-2024 có 960 thí sinh đoạt giải, trong đó có 91 giải Nhất.
Trẻ mầm non 5 tuổi ở thành phố được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025

Trẻ mầm non 5 tuổi ở thành phố được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tại mục 6 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ban hành ngày 27/8/2021, trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, điển hình là các quận huyện, thành phố sẽ được miễn học phí từ ngày 1/9/2024.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.
Xem thêm
Phiên bản di động