Các quyền ứng dụng PC-Covid cần được người dùng cho phép

Ngày 7/10, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố cụ thể về các quyền mà ứng dụng PC-Covid yêu cầu người dùng cần cấp khi sử dụng. Cục An toàn thông tin, Hiệp hội An toàn thông tin, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng), Cục A05 (Bộ Công an) đánh giá độc lập về các quyền truy cập cần được người dùng cho phép và khẳng định, ứng dụng PC-Covid không thu thập thông tin người dùng ngoài mục đích chống dịch.
Ứng dụng PC-Covid giúp người dân bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh Người dùng đã có thể tải ứng dụng phòng, chống dịch PC-Covid
Các quyền ứng dụng PC-Covid cần được người dùng cho phép
Ứng dụng PC-Covid không thu thập thông tin người dùng ngoài mục đích chống dịch.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ứng dụng PC-Covid cần được cấp 4 quyền cụ thể như sau:

Quyền sử dụng bluetooth

PC-Covid ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ bluetooth năng lượng thấp (BLE) và cần được cấp quyền này để có thể thực hiện chức năng nói trên. Người dùng có thể lựa chọn có hoặc không sử dụng chức năng ghi nhận tiếp xúc gần. Trong trường hợp người dùng không sử dụng chức năng ghi nhận tiếp xúc gần, PC-Covid sẽ không hỏi và không cần được cấp quyền này.

Trên hệ điều hành Android, quyền sử dụng bluetooth gắn liền với quyền truy cập vị trí thành một cụm quyền. Cụ thể, theo chính sách của Google, để ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ bluetooth năng lượng thấp (BLE), ngoài việc bật bluetooth cần quyền truy cập vị trí trên điện thoại.

Trên hệ điều hành iOS, quyền sử dụng bluetooth không gắn liền với quyền truy cập vị trí. Tuy nhiên, để tối ưu chức năng ghi nhận tiếp xúc gần, PC-Covid vẫn cần được cấp quyền truy cập vị trí. Cụ thể, theo chính sách của Apple, để ứng dụng hoạt động liên tục và quét tiếp xúc gần hiệu quả bằng việc hỗ trợ iBeacon, ứng dụng cần được cấp quyền truy cập vị trí trên điện thoại.

Ngoài ra, ở phiên bản 4.0.3 trở về trước, PC-Covid cung cấp chức năng để người dùng có thể gửi các phản ánh và hỗ trợ người dùng sử dụng lựa chọn vị trí hiện tại bằng cách khai thác quyền truy cập vị trí. Mục đích là để ý kiến phản ánh đó được gửi đến đúng cơ quan chức năng theo địa bàn quản lý (các xã, phường, thị trấn). Tuy nhiên, ở phiên bản 4.0.4, chức năng này đã được loại ra khỏi PC-Covid để tránh những hiểu nhầm có thể xảy ra.

PC-Covid không khai thác vị trí của người dùng.

Quyền truy cập thông báo trên điện thoại cài hệ điều hành Android

Trên các hệ điều hành có gốc là Andoid (có thể có ngoại lệ), các ứng dụng (App) có thể bị dừng hoạt động vì nhiều lý do, PC-Covid cũng không ngoại lệ.

Để khắc phục vấn đề này, trên phiên bản Android, PC-Covid cần được cấp quyền truy cập thông báo (android.permission.BIND_NOTIFICATION_LISTENER_SERVICE). Nếu được người dùng chấp thuận, khi PC-Covid dừng hoạt động, hệ điều hành Android sẽ ngay lập tức lại gọi PC-Covid hoạt động trở lại, và thông báo về việc tái khởi động này cho PC-Covid.

Người dùng có thể lựa chọn có hoặc không cấp quyền này. Tuy nhiên, nếu không được cấp quyền truy cập thông báo, PC-Covid sẽ giảm tính ổn định.

PC-Covid không đọc các nội dung thông báo của người dùng.

Trên hệ điều hành Android, quyền truy cập thông báo nếu được cấp, ứng dụng có thể truy cập nội dung của các thông báo trên điện thoại, bao gồm tin nhắn SMS, tin nhắn OTT.

Trong cảnh báo mà một số phiên bản hệ điều hành gửi đến người dùng có thể kèm theo minh họa cụ thể về các nguy cơ khi cho ứng dụng khai thác quyền này.

Đặc biệt là việc truy cập nội dung tin nhắn SMS, tin nhắn OTT những ứng dụng xấu độc có thể khai thác ngầm các dữ liệu, thông tin nhạy cảm trong SMS, OTT của người dùng một cách phi pháp.

PC-Covid là ứng dụng của cơ quan nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật và tuyệt đối không khai thác thông tin SMS, OTT của người dùng.

Quyền sử dụng camera

PC-Covid cần được cấp quyền truy cập camera trên điện thoại để thực hiện chức năng quét mã QR và chức năng gửi phản ánh kèm theo video/hình ảnh.

Quyền truy cập ảnh, video, âm thanh và tệp:

Ứng dụng PC-Covid sử dụng quyền này để cho phép lưu mã QR cá nhân trên PC-Covid về bộ nhớ điện thoại dưới dạng một tấm ảnh. Mục đích của việc cho phép lưu ảnh QR cá nhân là để người dùng có thể in ra giấy và mang theo cho bản thân hoặc cho người được khai hộ; có thể xuất trình ảnh ngay cả khi không sử dụng PC-Covid hoặc không có kết nối mạng internet.

Ngoài ra, ở chức năng Gửi phản ánh, PC-Covid hỗ trợ người dùng việc chụp ảnh, quay video và truy cập thư viện ảnh để gửi kèm theo nội dung phản ánh. Việc gửi kèm theo ảnh chụp/video sẽ hữu ích cho người tiếp nhận phản ánh xử lý thông tin, thí dụ như phản ánh có liên quan đến thông tin trên giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xét nghiệm…

Tuy nhiên, chức năng này chưa chính thức cung cấp trên PC-Covid.

Ngoài ra, tất cả các quyền mà PC-Covid cần được cấp và sử dụng được kiểm soát chặt chẽ thông qua 4 cơ chế như sau:

Kiểm soát bởi hệ điều hành:

Như đã đề cập phía trên, mọi quyền mà các ứng dụng trên điện thoại cần sử dụng đều phải được sự đồng ý của người dùng. Hệ điều hành kiểm soát sẽ có những thông báo đến người dùng một cách rõ ràng.

Kiểm soát bởi chợ ứng dụng (Apple Store và CH Play)

Trong quá trình phát triển và đưa lên các chợ ứng dụng, mỗi ứng dụng đều được kiểm soát trước khi xuất bản. Đặc biệt là với những ứng dụng có hàng chục triệu người dùng như PC-Covid, Apple và Google kiểm soát rất chặt chẽ và kỹ lượng việc tuân thủ các chính sách về quyền và sử dụng quyền để bảo đảm dữ liệu cá nhân của người dùng không bị xâm phạm (kiểm tra kỹ lưỡng từng đoạn mã, từng giao diện, từng hàm chức năng).

Kiểm soát bởi đội ngũ phát triển ứng dụng của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia

Kiểm soát bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền

Trong quá trình phát triển ứng dụng, PC-Covid luôn có được sự quan tâm, đồng hành và tham gia kiểm soát về an toàn, bảo mật thông tin nói chung, kiểm soát về quyền và việc sử dụng quyền nói riêng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Các cơ quan chức năng gồm có: Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng), Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và của đông đảo các chuyên gia về an toàn, an ninh mạng Việt Nam.

Theo Hải Phong/nhandan.vn

https://nhandan.vn/thong-tin-so/cac-quyen-ung-dung-pc-covid-can-duoc-nguoi-dung-cho-phep-668435/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

(LĐTĐ) Meta đang tiến hành xây dựng một công cụ tìm kiếm AI riêng, giúp nâng cao tính tự chủ trong hệ sinh thái và giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm bên ngoài như Google và Bing. Động thái này đánh dấu bước đi chiến lược của Meta trong việc phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các nền tảng của mình, bao gồm Facebook và Instagram.
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

(LĐTĐ) Google vừa công bố việc tích hợp thêm 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật, giúp hơn 300 triệu người trên lục địa này có thể tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Với bản cập nhật mới này, Google hiện có khả năng dịch hơn 94 ngôn ngữ toàn cầu sang 25 ngôn ngữ bản địa châu Phi.
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

(LĐTĐ) OpenAI, cha đẻ của chatbot ChatGPT nổi tiếng, hiện đang ấp ủ một mô hình AI mới mang tên Orion, dự kiến ra mắt vào tháng 12/2024. Mô hình này được dự báo sẽ có khả năng mạnh mẽ hơn GPT-4 hiện tại gấp 100 lần và được coi là một bước đệm quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) của OpenAI.
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

(LĐTĐ) Với khoản tài trợ lớn lên đến 270 triệu USD, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Singapore (NSCC) đang đẩy mạnh đào tạo hàng nghìn chuyên gia công nghệ nhằm chuẩn bị cho thế hệ siêu máy tính tiếp theo. Đây là lần thứ hai Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF) cung cấp tài trợ cho lĩnh vực này, cho thấy cam kết của đất nước trong việc phát triển công nghệ tính toán tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong trí tuệ nhân tạo (AI), nghiên cứu biến đổi khí hậu, và chăm sóc sức khỏe.
Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo bằng hình ảnh người nổi tiếng

Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo bằng hình ảnh người nổi tiếng

(LĐTĐ) Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, đang thực hiện các bước đi quyết liệt nhằm ngăn chặn quảng cáo lừa đảo sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng. Theo trang Guardian, từ tháng 12 tới, Meta sẽ bắt đầu thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt với hơn 50.000 người nổi tiếng trên toàn cầu.

Robot hình người STAR1 của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về tốc độ

(LĐTĐ) Các nhà khoa học Trung Quốc vừa chứng minh rằng robot hình người STAR1 do công ty Robot Era chế tạo đã trở thành robot nhanh nhất thế giới, với tốc độ chạy tối đa đạt hơn 8 dặm/giờ (tương đương 3,6 mét/giây). Đây là một cột mốc ấn tượng trong công nghệ robot, giúp STAR1 vượt qua kỷ lục trước đó của robot H1 từ công ty Unitree, vốn chỉ đạt 7,4 dặm/giờ (3,3m/giây).
Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm

Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm

(LĐTĐ) Công nghệ phát triển đã hỗ trợ rất nhiều cho người dùng internet trong thời đại hiện nay. Cùng với đó, hàng loạt công nghệ Al ra đời đã giúp công việc trong các ngành nghề có những thay đổi lớn. Dưới đây là 5 chatbot AI miễn phí được được nhiều người quan tâm và đánh giá cao trên môi trường số.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

(LĐTĐ) Microsoft không cho phép bạn gỡ cài đặt ứng dụng này, nhưng có một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng chậm máy.
Xem thêm
Phiên bản di động