Các nước đang mở cửa du lịch quốc tế như thế nào?

Những điểm đến hàng đầu thế giới tại như Pháp, Tây Ban Nha, Italy đã mở cửa du lịch quốc tế. Tại châu Á, Phuket và Bali cũng sẵn sàng các kế hoạch đón khách nước ngoài sau thời gian dài đóng cửa. Các nước đang mở cửa du lịch quốc tế như thế nào?
Hà Nội chủ động các giải pháp phục hồi du lịch trước đại dịch Covid19 Du lịch chuyển đổi số: "Ánh sáng cuối đường hầm" để vượt qua đại dịch Covid-19

Du lịch quốc tế đang dần được khôi phục khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã mở cửa, còn một số khác đang lên kế hoạch đón khách ngay trong năm nay. Ở châu Âu là Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp…; khu vực Trung Mỹ và Caribbean là Dominica, Mexico, Costa Rica… còn châu Phi là Seychelles, Tanzania… Một số điểm đến châu Á đã mở cửa gồm Maldives, Sri Lanka và sắp tới là Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia).

Vaccine và các tiêu chuẩn chung

Hầu hết những nơi mở du lịch quốc tế đều yêu cầu du khách xuất trình bằng chứng về việc đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa Covid-19; hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19; hoặc đã bình phục sau khi mắc Covid-19. Đây được coi là yếu tố tiên quyết cho một chuyến du lịch nước ngoài trong giai đoạn bình thường mới.

Chứng nhận này có thể là dạng giấy hoặc điện tử, dùng ngôn ngữ bản địa và tiếng Anh, cùng với một mã QR và sự chứng thực của cơ quan chức năng. Chứng nhận ghi rõ thời gian tiêm hoặc xét nghiệm, loại vaccine hoặc loại xét nghiệm. Ở châu Âu, chứng nhận vaccine dự kiến được gọi là "EU Digital COVID certificate" (EUDCC).

Với những giấy tờ như trên, cùng nơi xuất phát không nằm trong danh sách hạn chế, người nước ngoài có thể nhập cảnh với mục đích du lịch mà không bị cách ly. Một số nước đòi hỏi thêm một vài biểu mẫu, có thể yêu cầu khách cách ly trong thời gian ngắn hoặc thêm một lần xét nghiệm tại nơi đến, tùy thuộc vào nơi du khách khởi hành. Ví dụ Thái Lan yêu cầu thêm bảo hiểm du lịch chi trả tối thiểu 100.000 USD cho việc chữa trị Covid-19, xác nhận đặt phòng ít nhất 14 đêm và một số giấy tờ khác.

Ứng dụng lưu giữ "Chứng nhận Covid" tại Thụy Sỹ. Nguồn: Reuters
Ứng dụng lưu giữ "Chứng nhận Covid" tại Thụy Sỹ. Nguồn: Reuters

Bên cạnh các tiêu chuẩn để nhập cảnh, các quy tắc về phòng chống dịch và nới lỏng giãn cách cho cơ sở dịch vụ, điểm tham quan trong nước cũng được thực hiện đồng thời. Ví dụ như tại Pháp, việc đeo khẩu trang là bắt buộc cả trong nhà và bên ngoài; các nhà hàng chỉ sử dụng 50% công suất, còn khu vực ngoài trời được mở 100% với bàn tối đa 6 người. Thái Lan khuyến cáo du khách thực hiện quy tắc DMHTTA (gồm giãn cách, khẩu trang, rửa tay, đo nhiệt độ, xét nghiệm, cài ứng dụng truy vết).

Các kế hoạch linh hoạt

Đặc điểm chung của các kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế là tính linh hoạt cao, nhằm thích ứng nhanh chóng với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Đa số các quốc gia giới hạn các nước được nhập cảnh, ngoại trừ số ít như Tây Ban Nha, Maldives, Nepal, Seychelles… không giới hạn về quốc gia khởi hành.

Nhiều nước châu Âu đang vận hành một bản đồ linh hoạt với các mã màu, trong đó màu sắc thể hiện tình hình dịch bệnh mới nhất của từng quốc gia cùng các biện pháp hạn chế tương ứng. Màu sắc được cập nhật thường xuyên; du khách hoặc chính quyền chỉ cần đối chiếu vào bản đồ để đưa ra quyết định. Các thông tin, hướng dẫn cụ thể cũng sẵn sàng trên trang web để du khách có sự chuẩn bị tốt nhất trước chuyến đi.

Chính sách của Hong Kong (Trung Quốc) thì linh hoạt về thời gian cách ly. Du khách sẽ phải cách ly 7 ngày nếu đến từ nước nguy cơ thấp, 14 ngày nếu từ nơi nguy cơ trung bình và cao, 21 ngày nếu từ nơi nguy cơ rất cao. Du khách từ các nước có nguy cơ đặc biệt cao không được phép nhập cảnh.

Italy đã mở cửa du lịch quốc tế. Nguồn: Reuters
Italy đã mở cửa du lịch quốc tế. Nguồn: Reuters

Một số nước khác chỉ mở cửa du lịch từng phần, với một số khu vực địa lý, loại hình và thị trường nhất định. Indonesia thí điểm mở cửa Bali, Batam và Bintan; trong khi Thái Lan chọn Phuket là nơi thử nghiệm trước khi nhân rộng mô hình ra những nơi khác. Hàn Quốc đang xúc tiến mở lại du lịch theo đoàn, với một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, đảo Guam (Mỹ).

Các “bong bóng du lịch” cũng được các nước xây dựng với tính linh hoạt cao, dễ điều chỉnh và giảm áp lực hơn việc mở cửa toàn bộ. Một số hành lang du lịch đã được triển khai như Palau – Đài Loan (Trung Quốc), Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), UAE – Israel… Bong bóng du lịch sẽ hiệu quả nếu được áp dụng với thị trường nguồn quan trọng của quốc gia đó. Ví dụ thị trường Australia chiếm 40% lượng khách quốc tế nên bong bóng du lịch Trans-Tasman sẽ có ý nghĩa lớn với New Zealand.

Tối đa hóa trải nghiệm và ưu đãi

Không dễ để đón khách quay lại, vậy nên các quốc gia và điểm đến đều cố gắng hết sức để đơn giản hóa các thủ tục; đồng thời triển khai các chương trình khuyến mại, ý tưởng độc đáo để du khách có những trải nghiệm tốt nhất.

Các phần mềm được phát triển để nhập cảnh thuận tiện, nhà chức trách dễ dàng truy vết và cập nhật thông tin nhanh chóng tới du khách. Công nghệ số cũng được tận dụng để các nước tiếp tục quảng bá hình ảnh hoặc tạo ra các tour du lịch ảo, giúp điểm đến duy trì thương hiệu và cập nhật thông tin tới du khách.

Nhiều chương trình khuyến mãi và ý tưởng phục vụ mới lạ đã ra đời. Chính phủ Maldives là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai chương trình khách hàng thân thiết. Theo đó, khách du lịch sẽ được tích điểm và nhận thưởng, dựa trên số lần đến thăm và thời gian lưu trú. Thái Lan cũng tung ra hàng loạt gói sản phẩm riêng cho khách quốc tế, như "cách ly chơi golf", "cách ly tại du thuyền" hay "1 USD 1 đêm" tại Phuket khi mở cửa trở lại.

Một người Argentina nhận mũi tiêm ngừa Covid-19, theo chương trình tiêm vaccine cho du khách tại San Marino. Nguồn: Reuters
Một người Argentina nhận mũi tiêm ngừa Covid-19, theo chương trình tiêm vaccine cho du khách tại San Marino. Nguồn: Reuters

Thức thời hơn, nhiều nước dùng vaccine Covid-19 để thu hút khách, như San Marino đã tiêm vaccine cho du khách nước ngoài và Maldives cũng có kế hoạch tương tự. Một số khách sạn tại Singapore tuyên bố chi trả toàn bộ chi phí chữa trị nếu khách mắc Covid-19 trong quá trình lưu trú. Rất nhiều quốc gia như Mexico, Síp, Malta... triển khai chương trình kích cầu như trợ giá, tặng tiền, tặng phòng nghỉ, tặng dịch vụ vô cùng ưu đãi để khuyến khích du khách quay trở lại.

Những hạn chế

Nhìn chung, việc mở cửa đón khách quốc tế vẫn tương đối phức tạp về thủ tục, hạn chế về điểm đến và tiềm ẩn nhiều phiền toái cho khách du lịch. Một trong những vấn đề lớn nhất là chưa có sự đồng bộ và phối hợp toàn diện giữa các quốc gia, khiến cho du khách và doanh nghiệp có thể gặp rắc rối khi chính sách bất ngờ thay đổi.

Tại châu Âu, dù EUDCC được thiết kế để áp dụng ở 27 quốc gia thành viên EU, nhưng tính đến ngày 14/6 mới chỉ có 12 quốc gia chấp nhận sử dụng. Một số quốc gia không thuộc EU có thể sẽ phát triển loại chứng nhận riêng của họ; điều đó có nghĩa du khách từ ngoài EU, nếu muốn đi tour châu Âu sẽ phải tìm hiểu kỹ xem chứng nhận Covid của mình có thể đi tới đâu.

Ngoài khác biệt về loại chứng nhận, các nước còn khác nhau về bản đồ mã màu và những chính sách kiểm dịch tương ứng với từng nước. Vừa qua, chỉ ít ngày sau khi “bật đèn xanh” cho các tour du lịch Bồ Đào Nha, chính phủ Anh bất ngờ yêu cầu du khách về từ Bồ Đào Nha sẽ phải cách ly. Việc này khiến cho nhiều du khách Anh phải bỏ dở kỳ nghỉ, đồng nghĩa với thiệt hại tài chính và nỗi thất vọng. Sân bay tại Bồ Đào Nha bỗng nhiên quá tải vì du khách ồ ạt trở về Anh trước khi lệnh cách ly có hiệu lực. Các khách sạn tại Bồ Đào Nha lại chứng kiến việc hủy phòng hàng loạt.

Sân bay tại Bồ Đào Nha hôm 7/6 chứng kiến du khách ồ ạt trở về Anh để tránh bị cách ly. Nguồn: Reuters
Sân bay tại Bồ Đào Nha hôm 7/6 chứng kiến du khách ồ ạt trở về Anh để tránh bị cách ly. Nguồn: Reuters

Thêm vào đó, sau khi nhập cảnh, du khách nước ngoài sẽ phải cài thêm ứng dụng truy vết của điểm đến. Mỗi quốc gia lại có ứng dụng riêng của mình, ví dụ Pháp là TousAntiCovid, Bỉ là Coronalert, Đức là Corona-Warn-App… Như vậy, nếu muốn du lịch nhiều nước châu Âu, có lẽ điện thoại của du khách sẽ đầy kín những ứng dụng này.

Trong báo cáo mới nhất tháng 5/2021, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định rằng, hiện nay đang có quá nhiều hình thức và yêu cầu nhập cảnh giữa các quốc gia. Việc thiếu sự phối hợp và các giao thức chung sẽ gây khó khăn cho sự phục hồi của du lịch quốc tế./.

Theo Hải Nam/vov.vn

https://vov.vn/du-lich/cac-nuoc-dang-mo-cua-du-lich-quoc-te-nhu-the-nao-866652.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức khảo sát và tọa đàm xây dựng tuyến du lịch “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” tại huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

(LĐTĐ) Theo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu năm 2025 thu hút được trên 30 triệu lượt khách, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024.
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024 khách du lịch đến Hà Nội ước đạt gần 5,8 triệu lượt người, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng và thời gian qua, địa phương này đã từng bước triển khai hiệu quả.
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động "Đêm Trúc Bạch 2024" từ ngày 29/11- - 1/12/2024 tại không gian tuyến phố đi bộ Trúc Bạch với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá du lịch đêm và khai thác tiềm năng du lịch của địa phương.
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2024 cả về chỉ tiêu doanh thu và lượt khách đến du lịch.
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

(LĐTĐ) Hà Nội sắp chứng kiến một sự kiện văn hóa độc đáo khi Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chương trình "Đêm Trúc Bạch" từ ngày 29/11 đến 01/12/2024. Sự kiện là hành trình đưa du khách trở về với ký ức của một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử - thời bao cấp, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động