Các giải pháp cải thiện năng suất lao động

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Quang Dũng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về giải pháp nâng cao năng suất lao động.
cac giai phap cai thien nang suat lao dong Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn
cac giai phap cai thien nang suat lao dong Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang
cac giai phap cai thien nang suat lao dong Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về ODA, nợ công, tốc độ tăng trưởng

Theo thông lệ, năng suất lao động (NSLĐ) được tính bằng GDP chia cho số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Cùng số lao động đang làm việc, nếu GDP càng lớn thì NSLĐ càng cao. Quy mô của GDP nhìn chung phụ thuộc vào các nhân tố sản xuất là lao động, vốn và công nghệ. Sự kết hợp hiệu quả của các nhân tố lao động, vốn và công nghệ còn tùy thuộc vào môi trường thể chế, mô hình tăng trưởng, cơ cấu của nền kinh tế và một số nhân tố khác. NSLĐ là một trong các chỉ tiêu thể hiện rõ ràng nhất năng lực, mô hình và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

Với thực tiễn của Việt Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, 40% lao động còn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 60% lao động còn làm việc trong khu vực phi kết cấu thì mục tiêu đầu tiên là chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các khu vực khác và chính thức hóa việc làm khu vực phi kết cấu là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Trong nội bộ từng khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng như nông nghiệp, việc chuyển dịch từ các ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp sang các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao cũng quan trọng không kém.

Vì vậy, đối với nước ta, để cải thiện NSLĐ của cả nền kinh tế thì việc đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực có giá trị gia tăng thấp sang khu vực có giá trị gia tăng cao là quan trọng nhất; cùng với đó là những giải pháp cụ thể sau:

a- Nhóm giải pháp chung:

- Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường thuận lợi, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt, chủ động. Tăng cường hiệu quả phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô.

- Phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân gắn với cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng chính sách ngành kinh tế trọng điểm cần tập trung đầu tư phát triển, đi kèm với các chính sách ưu đãi và tạo động lực cho sự tham gia của khu vực tư nhân và thu hút lao động có kỹ năng vào những ngành này. Đẩy nhanh việc xây dựng các chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển các ngành, lĩnh vực như khởi nghiệp sáng tạo; nhân lực cho công nghệ thông tin; gia tăng sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, thương mại. Rà soát, loại bỏ mọi điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính không cần thiết và các loại phí không chính thức.

- Thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; kịp thời giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp.

- Cải cách mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm sự tham gia vào các ngành, lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, khu vực ngoài nhà nước có thể đảm nhận. Cần xây dựng lộ trình với những biện pháp cụ thể để xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những ưu đãi với doanh nghiệp nhà nước, tiến tới loại bỏ hoàn toàn.

cac giai phap cai thien nang suat lao dong
ảnh minh họa (V.G)

b- Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động trong cả nước, từng vùng và địa phương. Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng. Xây dựng cơ chế, chính sách phân luồng giáo dục, gắn với đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo một số trường đại học, một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới.

- Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo, thực hiện tự chủ các trường đại học, cao đẳng công lập. Tăng cường kiểm soát chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học; công khai thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.

- Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động giảng dạy nghiên cứu, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, dành ngân sách thỏa đáng để cải thiện cơ sở vật chất; cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại cho học sinh nội trú ở vùng sâu, vùng xa; bảo đảm công bằng trong giáo dục, đào tạo.

- Xây dựng các quy định về liên thông giữa các trình độ của giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả trong đào tạo, tạo cơ hội học tập, phát triển năng lực cho người học. Thực hiện đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề (không phân biệt hình thức sở hữu) theo nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện theo lộ trình việc phân bổ chi ngân sách cho hoạt động dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập. Mở rộng áp dụng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề (không phân biệt hình thức sở hữu) từ nguồn ngân sách nhà nước; nghiên cứu việc chuyển một số cơ sở dạy nghề công lập thành đơn vị cung cấp dịch vụ công, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự bù đắp chi phí và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội.

- Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động; khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia dạy nghề; khuyến khích doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn, tự đào tạo lao động phục vụ nhu cầu của bản thân, các doanh nghiệp bạn hàng, đối tác, các doanh nghiệp có liên quan khác.

- Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nước ngoài; thực hiện đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Vận động đối tác nước ngoài tham gia xây dựng và phổ biến mô hình đổi mới về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Nghiên cứu, thúc đẩy các hiệp định công nhận lẫn nhau trong các ngành nghề phù hợp. Nâng cao hiệu quả các chương trình học bổng của các nước, tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam.

c- Nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ

- Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, tiến tới dịch chuyển trọng tâm và chủ thể của hoạt động nghiên cứu ứng dụng sang khu vực doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ cho giai đoạn đến năm 2025. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên.

- Xây dựng, thực hiện các chương trình xúc tiến, chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp hiệu quả thúc đẩy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặt cơ sở nghiên cứu phát triển tại Việt Nam và sử dụng kỹ sư, nhà khoa học Việt Nam.

- Tăng cường cơ chế đối ứng hợp tác công tư để khuyến khích doanh nghiệp triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển. Tăng quy mô tài chính cho các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới công nghệ; mở rộng hình thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các quỹ nhà nước cho dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; hình thành thiết chế bảo lãnh vốn vay đối với các dự án nghiên cứu, đổi mới công nghệ để doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

- Chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị công nghệ và quản lý, quản trị doanh nghiệp. Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch lao động trình độ cao từ các viện nghiên cứu, trường đại học sang khu vực doanh nghiệp.

- Đầu tư hình thành và vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin công nghệ, chuyên gia công nghệ, trung gian công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn công nghệ cần đổi mới, chuyển giao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đánh giá, định giá tài sản trí tuệ và góp vốn doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ.

- Thúc đẩy hình thành lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao, có sản phẩm dịch vụ hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

d- Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước

- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương; đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ; thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên thành tích, kết quả công việc; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện điện tử hóa nghiệp vụ quản lý nhà nước và xã hội hóa việc xây dựng các dữ liệu thông tin quản lý nhà nước trong phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

(LĐTĐ) Sau 5 ngày diễn ra kịch tính, sôi nổi, Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” đã hoàn thành các chặng và tổng kết, trao giải vào chiều ngày 5/5.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Cuộc đua xe đạp chặng thứ 5 - chặng cuối cùng của cuộc đua xe “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”. Trong chặng đua này diễn ra nhiều pha ganh đua bứt tốc nghẹt thở giữa các cua-rơ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.

Tin khác

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Thay mặt Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn nội dung Thư.
Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, chiều 4/5, Thứ tưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, dự kiến trước 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

(LĐTĐ) Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.
Xem thêm
Phiên bản di động