Các chính sách về bảo vệ thai sản
Cần bổ sung quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ Quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ |
Được ưu tiên giao kết Hợp đồng lao động mới
Đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Bô luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động (không phân biệt lao động nam, lao động nữ) làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 tháng nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động việc làm, đây là điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 nhằm trao quyền lựa chọn cho lao động nữ căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế để tự quyết định việc có làm việc ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không.
Lao động nữ trong thời gian thai sản được bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động. Ảnh: B.D |
Ngoài ra, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo Hợp đồng lao động.
Về chuyển công việc: Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quy định này của Bộ luật Lao động 2019 đã được sửa đổi theo hướng chi tiết và linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động được lựa chọn các giải pháp thay thế nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ trong trường hợp không có công việc nhẹ hơn.
Về vấn đề sa thải hoặc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với người lao động: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết Hợp đồng lao động mới. Đây là điểm mới, tiến bộ của Bộ luật Lao động 2019 bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ.
Chế độ nghỉ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, thời gian nghỉ sinh con chung cho mọi phụ nữ là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng và thời gian nghỉ tối thiểu là 4 tháng.
Tuy nhiên, luật cũng quy định lao động nữ có thể đi làm sớm hơn khi đủ các điều kiện: Đảm bảo thời gian nghỉ tối thiểu là 4 tháng; có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động; được người sử dụng lao động đồng ý; phải báo trước.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động, việc làm, nghĩa vụ báo trước của người lao động trong trường hợp trên là điểm mới của Bộ luật Lao động 2019. Quy định trên là phù hợp, nhằm tạo sự chủ động cho người sử dụng lao động trong bố trí, sắp xếp công việc cho lao động nữ sau khi sinh con đồng thời không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cho đến khi hết thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật.
Về quyền lợi của lao động nữ khi nghỉ sinh con: Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ thêm ngoài thời gian quy định thì có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Đặc biệt, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung các đối tượng được hưởng chính sách về chế độ thai sản. Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 quy định nam giới được nghỉ khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tương thích với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật hôn nhân gia đình.
Một trong những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 là đã bỏ quy định về “Công việc không được sử dụng lao động nữ”, thay vào đó là quy định về “Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con”.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới tới chức năng sinh sản và nuôi con. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định.
Đây là một điểm mới, tiến bộ thay vì việc ban hành danh mục các công việc cấm sử dụng lao động nữ, thì với quy định này đã mở rộng cơ hội tiếp cận việc làm, tạo sự bình đẳng về việc làm và các cơ hội khác trong bối cảnh khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.
Quy định trên đồng nghĩa với việc trao quyền cho người lao động (cả lao động nam và nữ) quyết định làm hoặc không làm các công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con nhỏ trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56