Cả thập kỷ “sống mòn” trong dự án treo

Hơn 10 năm qua, hàng trăm hộ dân tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc trước việc quy hoạch treo của Dự án Cụm trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên địa bàn phường. Hệ quả là, người dân phải sống trong cảnh lụp xụp, tạm bợ vì nhà cửa không được sửa chữa, xây dựng.
xuyen thap ky song mon trong du an treo Đất dự án treo thành nơi tập kết rác
xuyen thap ky song mon trong du an treo Cần sớm có Luật Quy hoạch

Nơm nớp chuyện an cư

Trong căn nhà tuềnh toàng, bà Đinh Thị Thỏa (65 tuổi, trú tại Khu dân cư Cơ khí số 5, tổ dân phố Nhuệ Giang) cho biết: “Gia đình tôi có 3 thế hệ phải sống trên diện tích hơn 50m2 đất này. Tôi cũng có điều kiện để làm nhà, nhưng chục năm nay nhà cửa hỏng hóc không thể sửa sang vì nằm trong vùng quy hoạch”.

xuyen thap ky song mon trong du an treo
Vì dự án treo người dân không giám xây và sửa chữa.

Theo bà Thỏa, ở khu dân cư Cơ khí số 5 này hiện có hàng chục hộ gia đình có chung hoàn cảnh giống gia đình bà. Phần lớn người trong khu đều về đây sinh sống từ quãng năm 1970 đến năm 1985. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại họ vẫn chưa thể an cư. Bà Nguyễn Thị Hùy (Khu dân cư Cơ khí số 5, tổ dân phố Nhuệ Giang) bức xúc: “Tôi về đây từ năm 1970, đã nhiều lần chứng kiến cảnh nước ngập lên đến lưng nhà. Nhà dột nát mà không thể cơi nới, sửa chữa nên rất khổ sở”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Tín, Tổ trưởng Tổ dân phố Nhuệ Giang cho biết: Tổ dân phố có khoảng 370 hộ tương đương 1.500 dân sinh sống trên diện tích quy hoạch cụm trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm từ năm 2004. Sở dĩ gọi là dự án treo bởi suốt từ thời điểm quy hoạch đến nay vẫn chưa được xây dựng gì.

Theo phản ánh của người dân thuộc tổ dân phố Nhuệ Giang, dự án treo cũng đồng nghĩa với việc đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng giải phóng mặt bằng gặp vô vàn khó khăn. Bất cập dễ thấy nhất là việc “nhiều không” như: không được xây dựng, cơi nới nhà cửa; không được tách thửa; không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất; không được thế chấp ngân hàng; muốn đầu tư làm ăn lâu dài cũng không xong vì không biết cụ thể thời gian giải tỏa… Và cứ thế, những người dân vùng quy hoạch luôn phải sống trong thấp thỏm, lo âu.

Cần sớm điều chỉnh quy hoạch chi tiết

Theo tìm hiểu, năm 2004, Chủ tịch UBND Thành phố đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (tỷ lệ 1/2.000) tại xã Tây Mỗ thuộc huyện Từ Liêm cũ, nay là phường Tây Mỗ (Q.Nam Từ Liêm), trong đó có phần đất dành để xây dựng cụm trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề quy mô lớn, hạ tầng giao thông, bãi đỗ xe, công trình công cộng… Năm 2006, Thành phố tiếp tục ban hành quyết định quy hoạch chi tiết dự án này. Theo Quyết định này, gần 69,2 ha đất ruộng và đất nhà ở của nhân dân sẽ nằm trong dự án.

Trao đổi cụ thể thông tin liên quan, ông Nguyễn Đăng Cường – Phó Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ cho biết: Từ năm 2010 đến năm 2011, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cuả dự án đã triển khai đền bù, hỗ trợ được 33 hộ dân. Tuy nhiên, cũng từ năm 2011, các hộ dân tại đây không được chủ đầu tư dự án cung cấp bất cứ thông tin chính thức bằng văn bản về dự án. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng im lặng nên người dân mặc nhiên cho đây là một dự án treo.

Đại diện phường Tây Mỗ cũng cho rằng, UBND phường cũng rất chia sẻ với những khó khăn của các hộ dân sinh sống trên địa bàn đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án của thành phố. Ông Cường cùng lãnh đạo phường cũng đã nhiều lần trực tiếp đến địa bàn, tận mắt chứng kiến cảnh sống tạm bợ của hàng trăm hộ dân trên địa bàn.

Bởi vậy, không ít lần phường đã kiến nghị lên quận, lên thành phố về vấn đề liên quan. “Qua các việc tiếp xúc cử tri và hội đồng nhân dân các cấp phường đã kiến nghị lên quận đề nghị xem xét xem có tiếp tục triển khai dự án này hay không. Quận cũng đã có ý kiến với thành phố và đề xuất điều chỉnh quy hoạch chi tiết để làm sao đảm bảo đến an sinh” - ông Nguyễn Đăng Cường cho biết.

Liên quan đến những bất cập cơi nới của hàng chục hộ dân tại Khu dân cư Cơ khí số 5, theo Phó chủ tịch UBND phường Tây Mỗ: Trước đây đất thuộc nhà máy Cơ khí số 5. Nhà máy giao đất cho cán bộ công nhân viên thuộc nhà máy chứ hoàn toàn không bán hay thanh lý nhà. Các hộ dân cũng ở từ năm 1973 đến nay. Đáng ra nhà máy phải phân hoặc bán nhà hoặc có giấy tờ liên quan đến sở hữu nhưng nhà máy lại không triển khai thực hiện.

Theo ông Cường cho biết: “Với trường hợp khu dân cư Cơ khí số 5, họ thuộc diện tích đất nhà máy nhưng lại nằm trong đất dự án nên không có chứng nhận quyền sử dụng đất, không được xây dựng, cơi nới. Đây là bất cập, phường rất chia sẻ song vẫn chưa thể tháo gỡ ngay được. Đúng ra khi cổ phần hóa, đơn vị này phải bàn giao lại cho địa phương nhưng đơn vị này không bàn giao.

Với vấn đề này, UBND phường đã cho họp tổ dân phố và đã triển khai đo đạc kích thước, vừa rồi đã thực hiện việc cấp giấy đăng ký đất đai lần đầu. Chúng tôi cũng đã kiến nghị để khu vực này nằm ngoài quy hoạch để mai này thuận tiện hơn cho việc cấp giấy sử dụng đất. Nhưng điều này phải đi kèm theo điều kiện là nhà máy Cơ khí phải bàn giao lại cho địa phương”.

Trong khi chờ đợi Thành phố điều chỉnh quy hoạch chi tiết liên quan đến dự án, hàng trăm hộ dân sinh sống trong tổ dân phố Nhuệ Giang đều có nguyện vọng, nếu họ bị thu hồi đất, các cơ quan chức năng cần sớm làm thủ tục đền bù và di dời dân. Trong trường hợp không thu hồi đất cũng cần công bố để các hộ dân có quyền sử dụng đất bình thường để “an cư”, ổn định cuộc sống.

Đinh Luyện - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động