Đất dự án treo thành nơi tập kết rác

Thời gian qua, trên địa bàn Thành phố có khá nhiều các dự án để hoang, vô tình trở thành nơi tập kết rác thải. Điều này không những làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe của nhân dân.
dat du an treo thanh noi tap ket rac Bãi rác làm phiền người đi đường
dat du an treo thanh noi tap ket rac Gầm đường sắt trên cao thành nơi tập kết phế thải xây dựng
dat du an treo thanh noi tap ket rac Lòng đường thành nơi tập kết rác, phế thải

Đất “vàng” cũng thành bãi rác

Được đánh giá là khu đất vàng của Thủ đô, nằm sát tuyến đường lớn Nguyễn Văn Cừ, có nhiều lợi thế về hạ tầng, dự án biệt thự, liền kề 319 Bồ Đề (quận Long Biên) từng được cho là không gian sống tuyệt vời của nhiều hộ dân. Thế nhưng, không rõ vì lí do nào đó, nơi đây vẫn chỉ là một bãi đất vàng, nằm im thin thít cùng với hàng loạt rác thải lớn bé. Hàng ngày, người dân khu vực tranh thủ khoảng trống rộng để rác bừa bãi.

dat du an treo thanh noi tap ket rac
Vỉa hè rác trên đường Nguyễn Xiển ngay trước một lô đất dự án “bỏ ngỏ”.

Hay như với khu đất trống phía trước Khu đô thị Đền Lừ 2 (quận Hoàng Mai), hàng ngày tình trạng đổ trộm rác, phế thải vẫn thường xuyên diễn ra. Túi nilon, rác sinh hoạt, vật dụng cũ… nằm la liệt, ngày mưa nước lênh láng, nắng thì bụi bặm, hôi hám ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt người dân quanh khu vực.

Đó chỉ là một trong số những ví dụ điển hình về những dự án rác bất đắc dĩ, và có thể khẳng định, tình trạng ấy còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên địa bàn Thủ đô. Không chỉ ở những huyện xa trung tâm, ngay trên nhiều con phố đông người qua lại, đất vàng biến thành đất rác vô cùng nhiều. Đơn cử như ngay trên phố Nguyễn Xiển (Thanh Xuân), tại đoạn gần chợ đồ cũ có bãi đất trống luôn trong tình trạng rác chắn tràn lối ra vào và vỉa hè. Người ta đổ rác ngang nhiên ngay cả khi có biển cấm, không chỉ vậy, dù có lực lượng dọn rác nhưng vài ngày sau, đâu lại hoàn đó.

Chính tâm lý tiện đâu vất đó, “lấp rác đầy chỗ trống” đã biến những dự án đang chờ quy hoạch rơi vào cảnh nhếch nhách, tiêu điều. Cùng với đó, việc chưa quy rõ trách nhiệm quản lý, xác định được đơn vị chủ quản biến đất thành như vô chủ, dự án bị “đắp chiếu” tạo điều kiện cho nhiều đối tượng đổ trộm phế thải khiến cho rác thải lưu cữu ngày một lớn. Hành động vô ý thức này không chỉ làm ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị mà trực tiếp gây rắc rối cho không ít người dân ở khu vực lân cận, nhất là vấn đề sức khỏe. Những bãi rác này trở thành nơi trú ẩn tuyệt vời cho nhiều loại dịch bệnh, mỗi lúc nắng mưa lại kéo theo vô vàn bất tiện cho người dân. Với những khu vực đất trống sát mặt đường, nhiều khi rác bị đổ tràn ra đường khiến cho người tham gia giao thông bị ảnh hưởng không nhỏ.

Anh Nguyễn Xuân Thành (Nguyễn Xiển, Thanh Xuân) chia sẻ: “Không chỉ bẩn mà những bãi rác này còn tiểm ẩn nhiều mầm mống bệnh tật, chưa kể tới còn ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn giao thông. Ngay như bãi rác chỗ gần chợ đồ cũ, nó lấp kín vỉa hè và lối ra vào của hầm đi bộ khiến người sang đường không biết chọn cách nào. Chưa kể tới, nhiều khi họ mang phế thải xây dựng ra đổ, tràn xuống đường khiến nhiều người không cẩn thận còn bị tai nạn oan. Người dân chúng tôi không ít lần báo cáo cho cơ quan chức năng có biện pháp xử lý nhưng cứ dọn dẹp sạch sẽ là họ lại đem rác ra đổ”.

Phân định trách nhiệm rạch ròi

Trong khi Thành phố đang quyết tâm lập lại trật tự đô thị, vận động người dân có ý thức bảo vệ môi trường thì hàng ngày, nhiều khu đất trống bị “bức tử” thành những bãi rác dân sinh. Tình trạng diễn ra thường xuyên, mang tính phổ biến không chỉ phản ánh sự vô ý thức mà nó còn báo động về sự lãng phí, thiếu tính trách nhiệm trong việc quản lý những lô đất này. Không chỉ vậy, khi mà những hành động vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường chưa được tiến hành xử lý nghiêm, khiến sự vô ý thức trở nên “nhờn luật”.

Do đặc tính những đối tượng vất rác bừa bãi thường khó kiểm soát, bắt giữ cũng như lực lượng giám sát còn ít, đa phần lãnh đạo các phường, xã đều bày tỏ sự khó khăn trong vấn đề quản lý. Về vấn đề này, Phó Chủ tịch phường Bồ Đề -Trần Mạnh Tuấn chia sẻ: “ Đối tượng vất rác, đổ phế thải trộm thường hoạt động về đêm hoặc sáng sớm nên khó bắt giữ. Mặc dù phường đã nhiều lần tiến hành cảnh cáo, phạt hành chính hành vi này nhưng do lực lượng còn mỏng trở thành lỗ hổng cho nhiều người dân vô ý thức”.

Cũng trao đổi về vấn đề này, một số chuyên gia về đất đai đưa ra lí luận cũng như biện pháp góp phần khắc phục tình trạng trên. Vì theo người dân phản ánh, đa số những dự án, lô đất bị “bức tử” thành bãi đa phần là những dự án bị “bỏ ngỏ”, dự án treo. Vì thế các chuyên gia cho rằng cần quản lý chặt hơn nữa với những dự án treo, thay vì thu hồi đất nên thực hiện đánh thuế việc chậm đưa vào sử dụng với mức thuế rất cao. Làm như vậy, buộc các chủ đầu tư phải tính toán ngay từ đầu và có kế hoạch triển khai dự án và nhà nước vừa không phải lo việc dự án bị bỏ hoang, bị biến thành bãi rác gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị mà cũng không phải bận tâm việc tìm nhà đầu tư khác để giao đất sau khi thu hồi của chủ cũ.

Qua đó, để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trên, thiết nghĩ, giờ đây không chỉ nên quy trách nhiệm cho cơ quan địa phương, dồn lỗi cho người dân thiếu ý thức mà cần phải có cơ chế quy định trách nhiệm khi giao đất cho chủ đầu tư. Sự phối hợp, đan xen, rạch ròi trong trách nhiệm sẽ góp phần bảo vệ toàn diện diện mạo đô thị trong tương lai.

Hồng Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động