Doanh nghiệp chờ Hiệp định ATIGA:

Cả công nhân lẫn nông dân đều thiệt?

Chỉ hơn 1 tháng nữa là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực. Theo đó, thuế suất mặt hàng đường vào Việt Nam sẽ về  mức 0%. Nhưng ngay từ thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước đã bị "đóng băng" việc bán hàng bởi các hộ tiêu thụ đường lớn như nhà máy bánh kẹo, bia, nước giải khát... đều “án binh” chờ đợi mốc 1/1/2018. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất mía, đường mà người lao động cũng bị “vạ” lây.
tin nhap 20171130144259 Tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm thời kỳ đổi mới
tin nhap 20171130144259 Phát triển nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu

Chờ ATIGA?

Những ngày qua, câu chuyện về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN trở nên nóng hơn đối với ngành mía đường trong nước. Bởi, thời điểm ATIGA có hiệu lực cũng là giai đoạn giá đường trong nước rơi xuống đáy theo chu kỳ kinh tế thị trường. Hiện giá đường giao dịch trên thị trường quốc tế dao động dưới 400 USD/tấn, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy, hiện cả nước hiện có 41 nhà máy đường, với tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn mía/ngày, sản lượng trên 1 triệu tấn đường/năm. Tuy nhiên, trong số 41 nhà máy, có tới 22 nhà máy chỉ có công suất dưới 3.000 tấn, những nhà máy lạc hậu, cũ kỹ này thực sự là nỗi lo với ngành đường trong nước khi mở cửa hội nhập…

tin nhap 20171130144259
Nông dân trồng mía sẽ là đối tượng thiệt thòi nhất khi ATIGA có hiệu lực.

Đánh giá về thực trạng ngành đường Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều nhận định, hiện Việt Nam đang nằm trong bối cảnh bị ảnh hưởng sâu sắc từ chính sách cạnh tranh thiếu lành mạnh của Thái Lan. Trong khi đó, thị trường trong nước tiêu thụ chậm, đường lậu lại diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới. Ngoài ra, việc thực hiện cam kết nhập khẩu một lượng đường nhất định tăng 5% mỗi năm với WTO, kết hợp với tình trạng gian lận thương mại từ các quốc gia trong khu vực, ngành mía đường Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn lớn từ trong ra ngoài.

Chia sẻ về những khó khăn của ngành đường trong nước, ông Phạm Quốc Doanh – Chủ tịch VSSA cho biết, hiện mỗi năm lượng đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam qua khu vực biên giới Tây Nam lên tới gần 500.000 tấn, chiếm gần 1 nửa sản lượng đường sản xuất trong nước. Có thời điểm đường Thái Lan làm chủ thị trường, chỉ sau khi bán hết đường nhập lậu, đường của các nhà máy sản xuất trong nước mới có cửa tiêu thụ.

Do đó, nếu thời gian tới, thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam chỉ còn 5% và hạn ngạch bị gỡ bỏ, chắc chắn nhiều nhà máy đường trong nước sẽ phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh với giá thành của đường Thái Lan. Đó là chưa nói lượng đường từ Braxin sau khi qua cửa Thái Lan, tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam và trở thành thách thức thật sự với ngành đường trong nước.

Đối diện nhiều thách thức

Có thể nói, hiện ngành mía đường Việt Nam chiếm tỷ trọng không cao trong thu nhập GDP quốc gia, nhưng là ngành được xem là xóa đói giảm nghèo cho nông thôn. Hầu hết diện tích trồng mía thuộc các vùng sâu, vùng xa, thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì thế, trong câu chuyện của ngành mía đường, nếu áp dụng lộ trình cam kết theo Hiệp định ATIGA, thua thiệt nhiều nhất sẽ thuộc về người nông dân trồng mía. Với tổng diện tích trồng mía cả nước là 300.000 ha, dự kiến sẽ có khoảng 33 vạn hộ nông dân với 1,5 triệu lao động tham gia trồng mía cho các nhà máy đường gặp khó khăn.

Đề cập về những khó khăn ngành đường phải đối diện, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, nếu áp dụng ngay chính sách thuế và hạn ngạch theo lộ trình của ATIGA, các nhà máy đường buộc phải hạ giá mua mía nguyên liệu của nông dân để giảm giá thành, ít nhất là bằng với giá thành đường của Thái Lan mới có thể cạnh tranh (hiện giá mía các nhà máy đường thu mua của nông dân dao động từ 800.000 ngành đồng - 1 triệu đồng/tấn). Trong khi đó, nếu ngành mía đường gặp khó, người nông dân sẽ bỏ mía và chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đây là điều Nhà nước, người trồng mía và các doanh nghiệp mía đường đều không mong muốn.

Ở chiều hướng ngược lại, khi gặp khó trong việc thu mua nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp và nhà máy đường sẽ chuyển từ mua mía của nông dân, sang nhập đường thô về để tinh luyện. Và khi đó, 22 nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn nguy cơ đóng cửa rất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của hàng chục triệu lao động, công nhân, nông dân... xa hơn nữa, là sẽ tiêu tan cả ngành mía đường.

Các chuyên gia cũng nhận định, nếu Braxin được coi như “anh cả” của ngành mía đường thế giới và hiện vẫn có chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong công tác nghiên cứu giống mía, sử dụng hiệu quả công cụ quản lý nông nghiệp chính xác; Thái Lan được Chính phủ trợ cấp đến “tận răng” về các chính sách phát triển ngành đường; Philippin có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất thêm xăng sinh học từ mía… thì nông dân và doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam lại đang “tự bơi” bởi chưa có chính sách hỗ trợ bài bản từ Chính phủ nước nhà. Như vậy, liệu có sự công bằng cho nghành mía đường Việt Nam?.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

(LĐTĐ) Chiều 1/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử lý xe khách 26 chỗ "nhồi nhét" 57 người. Đáng chú ý, tài xế trên xe còn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,099 mg/L khí thở.
Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Làm việc tại bộ phận thiết bị và môi trường của Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long đến nay đã 10 năm, anh Dương Văn Huân luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi cho doanh nghiệp và góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ (27 - 30/4), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lập biên bản 5.876 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó, có 1.926 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Tin khác

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

(LĐTĐ) Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn mới về chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Nghệ An: Huy động gần 500 người xuyên đêm chữa cháy rừng

Nghệ An: Huy động gần 500 người xuyên đêm chữa cháy rừng

(LĐTĐ) Vụ cháy rừng tại xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An diễn ra vào ngày 30/4 và đến khoảng 5h sáng ngày 1/5 đã cơ bản được khống chế.
Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

(LĐTĐ) Theo báo cáo, kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) đạt từ 83,11% đến 99,36%.
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Thủ tướng kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong hai ngày đầu dịp nghĩ lễ 30/4-1/5, rất đông người dân từ khắp mọi miền đất nước và nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã về với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - về với quê nội, quê ngoại của Bác.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Ngày 27 và 28/4, lượng khách đi đến tại sân bay Tân Sơn Nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng cao nhưng diễn ra ổn định.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động