Bức tranh toàn cảnh về sức khỏe của thế giới

Tuần trước, tạp chí The Lancet đã công bố một báo cáo toàn diện về tình trạng sức khỏe của thế giới. Đây là nỗ lực của 1.870 chuyên gia đến từ 127 nước nhằm đánh giá Gánh nặng Bệnh tật, chấn thương, và yếu tố nguy cơ toàn cầu năm 2015.
buc tranh toan canh ve suc khoe cua the gioi Lý do chính khiến tuổi thọ trung bình của con người tăng cao
buc tranh toan canh ve suc khoe cua the gioi Phát hiện đột biến gen MC4R chi phối khẩu vị con người
buc tranh toan canh ve suc khoe cua the gioi Những lợi ích kì diệu của cải xoong
buc tranh toan canh ve suc khoe cua the gioi 12 cách “giải tỏa” cơn giận
buc tranh toan canh ve suc khoe cua the gioi
Sức khỏe toàn cầu đang được giám sát chặt chẽ.

Được thiết kế nhằm mục đích thông tin cho các nhà lãnh đạo và các tổ chức phi chính phủ (NGO) toàn thế giới về tình trạng sức khỏe toàn cầu, báo cáo bao hàm rất nhiều chủ đề với dữ liệu từ 1990-2015.

Báo cáo đã thu thập thông tin về 249 nguyên nhân tử vong, 315 loại chấn thương và bệnh tật, và 79 yếu tố nguy cơ ở 195 quốc gia.

Một số thông số sức khỏe đã cho thấy có sự cải thiện, chẳng hạn như tuổi thọ, trong khi một số khác không được tiến bộ như vậy, bao gồm chế độ ăn và béo phì.

Từ năm 1980, tuổi thọ của người dân trên thế giới đã tăng thêm hơn 10 năm. Dự kiến nam giới có thể đạt tuổi thọ trung bình 69 tuổi và phụ nữ là 74,8 tuổi.

Yếu tố lớn nhất trong sự tiến bộ này là giảm tử vong do các bệnh truyền nhiễm - cụ thể là HIV/AIDS (giảm 33,5% kể từ năm 2005), sốt rét (giảm 37% kể từ năm 2005), và tiêu chảy. Ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch cũng giảm với mức độ ít hơn.

Đau đầu, sâu răng, giảm thính lực và thị lực - những bệnh chính

Kể từ năm 1990, nguyên nhân chính gây giảm sút sức khỏe – được đánh giá bằng số năm sống tàn phế (YLD) - vẫn tương đối ổn định.

Đau lưng và đau vai gáy, giảm thính lực và thị lực, rối loạn trầm cảm, và thiếu máu là những nguyên nhân chính gây giảm sút sức khỏe năm 2015.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy có 8 bệnh mạn tính ảnh hưởng đến hơn 1/10 số người trên trái đất:

• Sâu răng: 2,3 tỷ người

• Đâu đầu căng thẳng: 1,5 tỷ người

• Thiếu máu thiếu sắt: 1,47 tỷ

• Giảm thính lực: 1,2 tỷ

• Đau nửa đầu: 959 triệu

• Herpes sinh dục: 846.000.000

• Các vấn đề về khúc xạ ở mắt: 819 triệu

• Giun đũa: 762 triệu.

Một nhận xét tích cực là 14 bệnh mạn tính đã giảm tỷ lệ nhiễm đến mức mà bất chấp dân số tăng, số người mắc bệnh thực sự đã giảm. Những bệnh này bao gồm hen, ung thư cổ tử cung, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), và bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Người bệnh đang sống lâu hơn

Như đã nói ở trên, từ 1990-2015, tuổi thọ trung bình đã tăng hơn một thập kỷ (10,1 năm). Tuy nhiên, tuổi thọ khỏe mạnh chỉ tăng 6,1 năm.

Hiện đã có một sự thay đổi trong gánh nặng bệnh tật, được đánh giá bằng số năm sống đã hiệu chỉnh tàn phế (DALYs) - hay nói cách khác là số năm bị mất do chết sớm và tàn phế.

Thay vì các bệnh lây, sơ sinh, người mẹ, và suy dinh dưỡng (như bệnh sởi và HIV/AIDS), trọng tâm đã chuyển sang các bệnh không lây gây tàn phế, như sử dụng ma túy và thoái hóa khớp.

Nước không an toàn, vệ sinh môi trường, chế độ ăn và sử dụng ma túy

buc tranh toan canh ve suc khoe cua the gioi
Tử vong liên quan đến BMI cao đang gia tăng

Trong năm 2015, những yếu tố nguy cơ hàng đầu thế giới gây chết sớm là hút thuốc lá, huyết áp cao, đường huyết cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, và suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Kể từ năm 1990, đã có sự gia tăng đặc biệt nhanh chóng về tử vong liên quan đến chỉ số BMI cao, chất gây ung thư nghề nghiệp, sử dụng ma túy, ô nhiễm ôzôn, và đường huyết cao.

Những nguy cơ về ăn uống chiếm hơn 10% bệnh tật trên toàn thế giới; những nguy cơ này bao gồm chế độ ăn nhiều muối và ít rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt, và hải sản.

Ảnh hưởng của cholesterol cao, ô nhiễm không khí, và rượu hầu như không thay đổi trong khung thời gian này.

Ngoài những cải thiện có liên quan, những nguy cơ có thể phòng ngừa như tiếp xúc với khói thuốc là (giảm hơn một phần tư), vệ sinh và nước không an toàn, ô nhiễm không khí hộ gia đình đều đã được cải thiện, mặc dù chúng vẫn là nguyên nhân quan trọng gây sức khỏe kém.

Mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm, hút thuốc lá vẫn là yếu tố hàng đầu gây ra sức khỏe kém ở Anh và Mỹ.

Mang thai và sinh đẻ

Từ năm 1990, tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn thế giới đã giảm gần một phần ba, từ 282 trường hợp tử vong trên 100.000 xuống còn 196 trên 100.000. Tuy nhiên, năm 2015, đã có hơn 275.000 phụ nữ chết trong khi sinh, chủ yếu là do các nguyên nhân có thể phòng ngừa.

Nhìn chung, tỷ lệ tử vong mẹ ở 24 nước đã xấu đi kể từ năm 2000. Một số những nước này bị ảnh hưởng bởi xung đột – ví dụ Afghanistan và Palestine. Một số nước khác tỷ lệ tử vong mẹ tăng có lẽ gây nhiều ngạc nhiên hơn, bao gồm Hy Lạp, Luxembourg, và Mỹ.

Ở các nước nghèo, tử vong mẹ hay gặp nhất là do xuất huyết; ở các nước giàu, tử vong thường do huyết khối, bệnh tim, và các biến chứng do bệnh không lây gây ra.

Tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi

Năm 1990, có 12,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã chết. Trong năm 2015, con số này đã giảm hơn một nửa xuống còn 5,8 triệu. Ngoài ra, khoảng cách giữa các nước có mức độ nguy cơ thấp nhất và cao nhất đối với trẻ dưới 5 tuổi đã được thu hẹp. Những kết quả tích cực này chủ yếu là do thành công trong việc điều trị và đối phó với bệnh sốt rét, tiêu chảy, và sởi.

Tử vong sơ sinh (tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh) xứng đáng được quan tâm đặc biệt. Số ca tử vong ở lứa tuổi này đang giảm, nhưng không nhanh chóng như tử vong dưới 5 tuổi. Tử vong sơ sinh chiếm gần một nửa số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi – tổng cộng có 2,6 triệu trường hợp.

Những nước xếp hạng thấp nhất trong mục tử vong sơ sinh là:

• Mali: 40,6/1000

• Cộng hòa Trung Phi: 40,2/1000

• Pakistan: 37,9/1.000.

dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Tháng Công nhân (diễn ra từ ngày 1 - 31/5) là một trong những đợt cao điểm tổ chức Công đoàn triển khai các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thúc đẩy sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động hiện đại, lớn mạnh.
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

(LĐTĐ) Sau nhiều lần trì hoãn, vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

Kết quả lấy ý kiến cử tri 6 xã sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt trên 83.1%

(LĐTĐ) Theo báo cáo, kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) đạt từ 83,11% đến 99,36%.
Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

(LĐTĐ) Những thay đổi của Luật Đất đai 2024 góp phần tái cấu trúc cơ chế định giá đất, mở rộng cơ hội vay thế chấp và khơi thông thủ tục giải phóng mặt bằng giúp định hình lại môi trường đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất sao cho phù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích.
Vinicius giúp Real Madrid thoát thua Bayern Munich ở bán kết Cúp C1

Vinicius giúp Real Madrid thoát thua Bayern Munich ở bán kết Cúp C1

(LĐTĐ) Tiền đạo Vinicius Junior đã lập cú đúp trong trận “đại chiến” vòng bán kết Cúp C1, giữa Real Madrid và Bayern Munich. Trong khi đó, Leroy Sane và Harry Kane cũng lập công cho đội chủ nhà.
Hà Nội thông báo tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các Sở, UBND quận, huyện, thị xã

Hà Nội thông báo tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các Sở, UBND quận, huyện, thị xã

Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.

Tin khác

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo có 346 nhà thuốc, quầy thuốc tổ chức bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

(LĐTĐ) Xuất hiện nốt sẩn đen dưới lòng bàn chân trái 10 năm nay, chị C.T.H.N chỉ nghĩ là nốt ruồi. Gần đây, thấy nốt ruồi bỗng phát triển to dần, bề mặt sần sùi, chị N đi khám và được phát hiện mắc ung thư hắc tố.
Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

(LĐTĐ) Nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn, đặc biệt nâng cao vai trò của trạm y tế xã.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Xem thêm
Phiên bản di động