Bữa sáng Ruy Băng Trắng: Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Ngày 25/11, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tổ chức sự kiện Bữa sáng Ruy Băng Trắng với chủ đề “Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và thực hành nhạy cảm giới của các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự có người tham gia tố tụng là phụ nữ và trẻ em gái.
Ông Nguyễn Văn Du (Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Tòa án nhân dân tối cao) phát biểu khai mạc. |
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Văn Du (Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Tòa án nhân dân tối cao) khẳng định, Tòa án là cơ quan tư pháp thực thi công lý, bảo vệ quyền con người và đảm bảo rằng các quy định của pháp luật trong đó các nội dung liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới được áp dụng hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực, kể cả bạo lực tái diễn, buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm và cung cấp bồi thường, khắc phục hậu quả cho nạn nhân. Tòa án cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng quyền bào chữa của bị can, bị cáo không làm ảnh hưởng tới quyền được đối xử phẩm giá và sự tôn trọng của nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái.
Bà Nguyễn Nguyệt Minh (Phụ trách UNODC tại Việt Nam) nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chỉ cần phải xét xử, giải quyết các vụ việc có liên quan một cách nhanh chóng, đúng quy định để bảo vệ tốt nhất phụ nữ và trẻ em. Quan trọng hơn, trong quá trình tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải có nhận thức về giới, nhạy cảm giới và trách nhiệm giới để từ đó góp phần xóa bỏ các định kiến giới vốn tác động tiêu cực tới phụ nữ và trẻ em trong cả lời nói lẫn hành động.
Đại sứ Giorgio Alberti (Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam) cũng khẳng định, Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam là một trong các quốc gia đầu tiên phê chuẩn và gia nhập từ năm 1982 đã xác định những nội dung cơ bản nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ dưới mọi hình thức, trong đó có cả các định kiến giới tồn tại trong mọi hoạt động của xã hội bao gồm cả hoạt động tố tụng. Sự kiện ngày hôm nay sẽ là một sự kiện mang tính lịch sử, sẽ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhạy cảm giới trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam trong tương lai. Và sự kiện này cũng cho thấy vai trò trung tâm của Tòa án nhân dân, nhất là Tòa án nhân dân tối cao trong sự nghiệp đấu tranh cho bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam.
Vì dịch Covid-19, sự kiện giới hạn số đại biểu tham dự trong phạm vi đảm bảo giãn cách, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. |
Trong phần thảo luận bàn tròn với đại diện thẩm phán, luật sư và các chuyên gia tại sự kiện, bà Gaelle Demolis (Quyền trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam) nhấn mạnh “việc xét xử các vụ việc bạo lực cần lấy phụ nữ, trẻ em bị bạo lực là trung tâm, ưu tiên sự an toàn và nhu cầu thực tiễn của họ, đồng thời phải yêu cầu người gây bạo lực chịu trách nhiệm với hành vi của mình”.
Thông qua một vở kịch ứng tác mô phỏng phiên tòa xét xử sơ thẩm một vụ án bạo lực với phụ nữ do đạo diễn Bùi Như Lai chỉ đạo nghệ thuật và sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam biểu diễn như Nghệ sĩ nhân dân Trung Anh, Nghệ sĩ ưu tú Nguyệt Hằng, các đại biểu tham dự sự kiện đã có cơ hội thảo luận về các chủ đề quan trọng bao gồm nhạy cảm giới, định kiến giới, bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong hoạt động tố tụng. Sự kiện cũng đề ra các bài học, kinh nghiệm quý báu cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể vận dụng thực hành nhạy cảm giới vào trong hoạt động xét xử nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em tham gia tố tụng.
Kết thúc sự kiện, các đại biểu thể hiện cam kết thực hành nhạy cảm giới trong xét xử các vụ việc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng như đại dịch Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39