Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Mưa lớn bất thường vào một thời điểm thì không hạ tầng nào chống chịu được
Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động Đại biểu Quốc hội kiến nghị ưu tiên giảm thuế đối với xăng, dầu Tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 rất chậm |
Ngày 30/5, bên lề phiên thảo luận của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề quy hoạch, khí hậu cực đoan khiến Hà Nội bị ngập nặng sau cơn mưa lớn ngày 29/5.
PV: Thưa Bộ trưởng, chiều ngày 29/5, trận mua to đổ xuống khiến Hà Nội ngập lụt nặng. Vậy điều này có liên quan đến quy hoạch không, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thời tiết hiện nay có biến đổi bất thường, nhiệt độ nóng lên. Không phải chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu, hiện tượng bất thường tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào có thể chịu đựng được.
Chúng ta cũng phải phân biệt vấn đề dị thường thời tiết như mưa lớn cực đoan với các vấn đề như đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 30/5. |
PV: Xin Bộ trưởng cho biết, năng lực dự báo hiện nay liệu có tính được lượng mưa lớn trong một thời gian ngắn đổ xuống một vùng hay không?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Để dự báo chính xác những trận mưa lớn, diễn ra trong thời gian ngắn là điều không dễ. Hiện nay, các chuyên gia, các nhà khí tượng thủy văn đều hướng tới mục tiêu đó.
Cụ thể, khi dự báo lưu lượng mưa trong một khoảng thời gian có thể tính được ở một khu vực có lượng mưa như thế nào. Từ đó, mới đưa ra được khả năng tiêu thoát nước của hệ thống và cảnh báo ngập lụt.
PV: Tại các thành phố lớn cứ mỗi trận mưa là đường phố lại ngập lụt, vậy theo Bộ trưởng nguyên nhân là do đâu?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi cho rằng, phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Khi thiết kế, mỗi đô thị mang đặc trưng về địa hình khác nhau nhưng quan trọng nhất là phải dự báo được tính cực đoan của khí hậu thời tiết, số lượng dân cư.
Tức là các hệ thống thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ, phải tính toán được mật độ dân cư cùng với hạ tầng. Thậm chí có những vấn đề không chỉ dự báo xảy ra hàng năm mà có thể 20, 30 đến 50 năm mới xảy ra 1 lần cực đoan thì cũng phải có phương án.
Phương án đó tính toán để giúp cho khâu thiết kế cơ sở hạ tầng như công trình ngầm, đường giao thông ngầm, đường giao thông bề mặt. Phải có tầm nhìn để làm sao khu vực đó tự nhiên thoát được nước, hạn chế sử dụng máy móc thiết bị.
Ví dụ như Nhật Bản có khu vực bố trí những hầm chứa lớn ở dưới vừa giúp chống ngập, vừa giữ được lượng nước phòng khi hạn hán; hoặc người ta bố trí sân vận động, trường học, rồi cánh đồng lúa để trong trường hợp có thể ngập vào những nơi xung yếu thì điều chỉnh những van trong hệ thống đó để đưa các cánh đồng, sân vận động đó thành nơi giữ nước.
Tất nhiên để làm được như vậy là đắt đỏ, nhưng quan trọng là tầm nhìn, thiết kế, đầu tư hạ tầng và phải đồng bộ.
PV: Vùng lõi đô thị ở tại Việt Nam thường là các nhà cao tầng, đây có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau một cơn mưa lớn thì Hà Nội lại biến thành sông? Theo Bộ trưởng, cần có giải pháp nào cho Hà Nội?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng 2 hiện tượng đó chưa chắc đã có mối liên hệ với nhau. Ở đây tôi muốn nói là hạ tầng tiêu thoát nước phải tính toán bao gồm lượng nước con người sử dụng, lượng nước mưa trong trường hợp thời tiết cực đoan. Như vậy phải tính toán đồng bộ cơ sở hạ tầng, số lượng người dân, cộng với lượng nước tự nhiên.
Với Hà Nội, thứ nhất cần tăng cường công tác dự báo.
Thứ hai cần có dự án tổng thể đánh giá một cách căn cơ, đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu hiện nay về hiện tượng cực đoan của thời tiết.
Thứ ba là cần nghiên cứu một cách kỹ càng, khi thiết kế đô thị, để làm sao đô thị đó là đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Phải tính toán trong quá trình thiết kế các đô thị tạo ra hệ thống thoát nước, còn khi đã ngập rồi thì phải sử dụng các máy bơm để thoát nước, đó gần như là điều mang tính trù bị bắt buộc.
Cần có dự án tiếp cận một cách tổng thể, xuất phát từ dự báo, quy hoạch, tính toán để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng, phù hợp được. Thêm vào đó là các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giải pháp mang tính chủ động như hệ thống chứa nước tạm thời.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59