Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ siết chặt một số quy định để giảm thông đồng, dìm giá
Tiến hành chất vấn hai Bộ trưởng Tư pháp và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25, xem xét nhiều vấn đề quan trọng |
Đấu giá tài sản, nhất là tài sản công còn nhiều bất cập
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 25, sáng 15/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn Bộ trưởng Lê Thành Long là công tác đấu giá tài sản. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong hoạt động đấu giá tài sản diễn ra ở một số nơi, làm thất thoát tài sản của nhà nước; một số cán bộ phận đấu giá viên tiêu cực đã bị xử lý, và đề nghị Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Dẫn Báo cáo của Bộ Tư pháp gửi đại biểu Quốc hội có nêu hạn chế bất cập, như trong hoạt động đấu giá tài sản, Đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn Tuyên Quang) đề nghị Bộ trưởng cho biết trong thời gian qua có bao nhiêu đấu giá viên vi phạm, phải xử lý, đề nghị Bộ trưởng đánh giá trách nhiệm của mình và nêu giải pháp phòng ngừa vi phạm?
Bộ trưởng Lê Thành Long trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Quan tâm đến việc tình trạng trúng đấu giá nhưng không giao được tài sản, đại biểu Bùi Mạnh Khoa (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng công tác đấu giá tài sản, nhất là tài sản công còn nhiều bất cập, việc tiếp cận tham gia đấu giá khó khăn, tình trạng trúng đấu giá nhưng không giao được tài sản, đặc biệt là trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?
Cho rằng đấu giá trực tuyến là hình thức hiệu quả để đảm bảo sự công khai, minh bạch, tiết kiệm nguồn lực, chi phí của hoạt động đấu giá, đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn Hà Nam) đề nghị Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết Bộ Tư pháp đã có chuẩn bị như thế nào để thực hiện đấu giá trực tuyến trong thời gian tới?
Siết chặt một số quy định để giảm thông đồng, dìm giá
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thời gian qua, trong công tác đấu giá tài sản còn có vi phạm như tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”; kỹ năng, năng lực hành nghề của đấu giá viên hạn chế.
Trong 5 năm 2018 - 2022, các cơ quan chức năng đã tiến hành 142 cuộc thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu giá tài sản, xử phạt vi phạm gần 2 tỷ đồng, có một số trường hợp đã chuyển cơ quan điều tra điều tra, truy tố đấu giá viên. Về pháp luật về đấu giá, Bộ trưởng cho biết các quy định đã chặt chẽ hơn về quy trình, cách thức, quy chế để giảm bớt đi tình trạng thông đồng, dìm giá. Bộ Tư pháp cũng đã tăng cường các biện pháp để chuyên nghiệp hóa đấu giá viên đúng theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các văn bản của cấp có thẩm quyền.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, ở Việt Nam có hơn 90% trường hợp là đấu giá tài sản công, trong đó phần lớn là đấu giá quyền sử dụng đất. Trả lời câu hỏi về tình trạng giá khởi điểm chưa sát giá thị trường, Bộ trưởng cho biết, vấn đề xác định giá khởi điểm với quyền sử dụng đất không phải là việc của Luật Đấu giá tài sản, mà thuộc về Luật Đất đai.
Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Liên quan đến đấu giá tài sản thi hành án, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, có tình trạng trong thi hành án dân sự, tài sản tuy đã được thực hiện đấu giá, nhưng chưa giao được. Số liệu thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2023, trong thi hành án dân sự có gần 2000 vụ đấu giá, trong đó mới chỉ giao được hơn 1300, còn hơn 600 vụ chưa giao được.
Bộ trưởng cũng cho biết, có những vụ bán đấu giá đến 6 lần nhưng không ai mua, do nhiều yếu tố khác nhau. Thực tế, tình hình kinh tế xã hội cả nước trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, trình tự thủ tục đấu giá hiện hành chưa có quy định đặc thù cho tài sản thi hành án dân sự… Một nguyên nhân nữa là tâm lý e ngại khi mua tài sản thi hành án của người dân. Chưa có cơ chế hợp ý để phối hợp sự tham gia của các chủ thể trong vấn đề này.
Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, về lâu dài cần sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, Luật Thi hành án dân sự, đưa vào một số nội dung có liên quan, các quy định cụ thể để xử lý vấn đề này. Cùng với đó, cần cố gắng vận hành tốt cơ chế cơ quan Ban chỉ đạo thi hành án ở các cấp, tạo sự đồng thuận.
Về định hướng sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết cần siết chặt một số các quy định để giảm tình trạng thông đồng, dìm giá, trục lợi, đặc biệt là làm thất thoát ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp về tăng cường năng lực, chuyên nghiệp hóa đội ngũ đấu giá viên với tư cách là một nghề tư pháp đặc thù,, đẩy mạnh phát triển đấu giá trực tuyến…
Trong phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu Quốc hội cũng chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long về nhóm các vấn đề: Việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các dự án, dự thảo Chính phủ trình Quốc hội; giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật thuộc trách nhiệm của Chính phủ.
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn và những hạn chế, sai phạm trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thực trạng và giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác đấu giá tài sản, giám định tư pháp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Sự kiện 31/10/2024 13:27
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Sự kiện 31/10/2024 08:53
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái
Sự kiện 30/10/2024 22:44
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả
Sự kiện 30/10/2024 21:15