Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình dự luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Theo đó, dự thảo Luật này có bố cục gồm 8 chương, 74 điều.
Hôm nay Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV khai mạc Chính phủ báo cáo thời điểm cải cách tiền lương và sáp nhập huyện, xã Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức

Chương I quy định chung (17 điều); Chương II quy định về quản lý, sử dụng vũ khí (15 điều); Chương III quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ (11 điều); Chương IV quy định về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ (6 điều); Chương V quy định về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ (11 điều); Chương VI quy định về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (9 điều); Chương VII quy định về quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ (3 điều); Chương VIII quy định về điều khoản thi hành (2 điều).

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình dự luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). (Ảnh: QH)

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật đã kế thừa quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, theo đó phạm vi điều chỉnh quy định về quản lý, sử dụng và nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đối tượng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

Về nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, dự thảo Luật cơ bản giữ nguyên như quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và chỉnh lý, bổ sung về kỹ thuật trình bày văn bản.

Liên quan đến các hành vi nghiêm cấm, dự thảo Luật cơ bản kế thừa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; đồng thời bổ sung một số nội dung nghiêm cấm như: Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đến nơi công cộng; quảng cáo trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; che giấu, không tố giác, giúp người khác cải tạo, lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ...

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ để quản lý chặt chẽ số vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ...

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình dự luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định về cắt giảm các loại giấy tờ trong hồ sơ thủ tục hành chính về cấp các loại giấy phép đảm bảo cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân và thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công...

Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các giấy tờ không cần thiết nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân; tạo hành lang pháp lý vững chắc trong công tác quản lý Nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về lĩnh vực này; đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thi hành, áp dụng Luật thời gian qua.

Ông Lê Tấn Tới cho rằng, dự thảo Luật Chính phủ trình đã sửa đổi 54/76 điều, bổ sung 1 điều, bỏ 3 điều so với Luật hiện hành, cơ bản kế thừa các nội dung đã được điều chỉnh trong Luật hiện hành và phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình dự luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH)

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cũng cho biết, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí bổ sung quy định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ nhằm tận dụng nguồn lực trong nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng cơ bản nhất trí với quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao (Điều 18); nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp (Điều 35); nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ (Điều 50), bởi đã cơ bản kế thừa quy định của Luật hiện hành, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật và có nhiều nội dung chưa được điều chỉnh trong dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đối với quy định về khai báo vũ khí thô sơ, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành quy định về nội dung này tại Điều 32 của dự thảo Luật nhằm tăng cường quản lý vũ khí thô sơ, tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng các loại vũ khí này; tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định khai báo vũ khí thô sơ phải bảo đảm linh hoạt và phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, điều kiện sản xuất, lao động, sinh hoạt của người dân.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình dự luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Liên quan tới trách nhiệm quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Điều 71), đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước như dự thảo Luật vì cho rằng quy định này cơ bản thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị rà soát, thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo hướng giao Bộ Công an là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực này; Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

(LĐTĐ) Nghề báo chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những phóng viên trẻ khi mới chập chững bước chân vào nghề bởi nếu không thật sự nỗ lực, cố gắng, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức của nghề.
Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa là đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Từ ngày 12 - 16/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, ngõ 612 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen với nhiều hoạt động đặc sắc.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố” của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, ngày 19/6, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

(LĐTĐ) Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII có 165 tác phẩm vào Chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải. Lễ trao Giải được tổ chức tối ngày 21/6, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội: Vẫn còn tâm lý sính bằng cấp trong một bộ phận người dân

Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội: Vẫn còn tâm lý sính bằng cấp trong một bộ phận người dân

(LĐTĐ) Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội Nguyễn Tây Nam, tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân. Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp cấp trung học phổ thông đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề.
TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính

TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục ngay tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ; khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính và những chỉ số chưa đạt, đồng thời nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá

Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá

(LĐTĐ) Theo Ủy ban Xã hội, cần bảo đảm vai trò quản lý và tham gia điều tiết của Nhà nước, giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá thuốc qua mỗi khâu trung gian.
Chuyển đổi số giúp tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán

Chuyển đổi số giúp tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán

(LĐTĐ) Các giải pháp chuyển đổi số do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội triển khai đã góp phần giúp Tòa án nhân dân tối cao tiết kiệm được 20% chi phí hoạt động và chi phí xã hội; tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán, công chức Tòa án.
Xem thêm
Phiên bản di động