Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025; cụ thể hóa và gắn kết các nhiệm vụ của Bộ KH&CN được phân công tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ.
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ KH&CN vừa ký Quyết định số 150/QĐ-BKHCN ngày 24/1/2025 Ban hành Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 8/1/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 (Nghị quyết số 01/NQ-CP) và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 8/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025 (Nghị quyết số 02/NQ-CP).

Chương trình hành động tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp gồm:

Thứ nhất, xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá”. Đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tiếp tục tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ
Bộ KH&CN tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ hai, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước; công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện phân bổ, thông báo vốn đầu tư công cho từng dự án theo đúng quyết định của các cấp có thẩm quyền. Giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay. Đảm bảo quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, tiến độ theo kế hoạch. Phân bổ, giao dự toán năm 2025 cho các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước bảo đảm thời gian, thủ tục theo quy định. Phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược…

Thứ ba, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”. Thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy...

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng của nền kinh tế. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 03/NQCP ngày 9/1/2025 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ ngành khoa học và công nghệ giai đoạn đến năm 2025.

Thứ năm, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời với vai trò được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của WIPO. Duy trì thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số GII năm 2025; đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia; cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính...

Thứ sáu, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ để tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.

Thứ bảy, đẩy mạnh hoạt động truyền thông; tăng cường công tác dân vận. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, tăng cường kỷ luật báo chí; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành tựu, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các định hướng, giải pháp phát triển cho doanh nghiệp và người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng số, mạng xã hội và phương tiện điện tử khác.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi

Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, ngành Y tế Nghệ An triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thực hiện theo quy chế mới

Năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thực hiện theo quy chế mới

Năm 2025 là năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 10/4/2024.
Công an xác minh vụ xe tải chèn ép ô tô con trên cầu vượt Bắc Hồng

Công an xác minh vụ xe tải chèn ép ô tô con trên cầu vượt Bắc Hồng

Chiều 18/3, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 15 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết, đơn vị đang xác minh danh tính tài xế trong đoạn clip xe tải liên tục đánh võng và chèn ép ô tô con khi lưu thông trên cầu vượt Bắc Hồng.
Gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2025

Gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2025

Chiều 18/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2025.
Hãng bánh mỳ Pháp Maison Kayser sẽ có mặt tại Việt Nam

Hãng bánh mỳ Pháp Maison Kayser sẽ có mặt tại Việt Nam

Tập đoàn Sun Group và Maison Eric Kayser Asie LTD - Hãng bánh mì Pháp danh tiếng hàng đầu thế giới vừa chính thức ký kết hợp đồng nhượng quyền, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc đưa tinh hoa ẩm thực Pháp đến Việt Nam.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024

Ngày 18/3, Thành đoàn Hà Nội đã công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024. Đây là 10 gương mặt tiêu biểu trên các lĩnh vực: Học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng, an ninh; thể dục, thể thao; văn hóa - nghệ thuật; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cắt giảm thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cắt giảm thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải thực hiện đẩy mạnh số hóa quốc gia; cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; phát triển công dân số toàn diện. Tinh thần là "bộ máy phải tinh gọn, dữ liệu phải kết nối, quản trị phải thông minh".

Tin khác

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Tinh gọn bộ máy mang lại lợi ích cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tinh gọn bộ máy mang lại lợi ích cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Từ Kết luận số 126-KL/TW đến Kết luận số 127-KL/TW của Bộ chính trị, Ban Bí thư "về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" đã hướng thẳng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch; hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Đây chính là yêu cầu tất yếu để phát triển đất nước.
Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Ngày 7/3, tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi

GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi

Đẩy mạnh cải cách thể chế, pháp luật là yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo dựng cho được hệ thống thể chế tổng thể, đồng bộ và vận hành hiệu quả, thúc đẩy phát triển đất nước.
Học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo

Học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo

Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực từ cán bộ Công đoàn và đoàn viên, người lao động. Mỗi người đều cho rằng, cần thiết học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo, không chỉ khẳng định bản thân mà còn góp phần thực hiện tốt mọi nhiệm vụ.
Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên

Không chỉ là một định hướng, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm còn là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng, trong thế giới đầy biến động này, tri thức là thứ duy nhất có thể giúp mỗi cá nhân làm chủ số phận, giúp một dân tộc vững bước tiến lên. Và học tập suốt đời chính là con đường ngắn nhất để đạt được điều đó.
Dứt khoát từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản” trong xây dựng pháp luật

Dứt khoát từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản” trong xây dựng pháp luật

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển”, dứt khoát từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản”, “không quản được thì cấm”.
Giá nhà đất sẽ trở lại "mặt đất" để người thu nhập thấp có nhà

Giá nhà đất sẽ trở lại "mặt đất" để người thu nhập thấp có nhà

Tôi có anh bạn làm công nghệ thông tin, thu nhập vào loại nghề viết như tôi "mơ" cũng không thấy. Làm ở Hà Nội đã hơn 10 năm, mùa xuân năm 2024, anh định vay thêm bạn bè để mua một căn chung cư. Nhưng "tính toán" có thể giá nhà sẽ xuống, chờ thời gian. Ai ngờ, cuối năm 2024, giá nhà bỗng "nóng ran". Đâu đâu trong các quận nội đô, giá cũng rao bán từ 70 - 100 triệu đồng/m2. Mỗi lần đi làm về, anh ngước lên nhìn những căn hộ sáng đèn "ngao ngán". Có lẽ bộ vi xử lý máy tính cũng không có lời giải tại sao? Nhưng anh vẫn tin... cơ hội để anh có nhà vẫn còn!
Chủ trương sáp nhập cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện là đúng đắn và cần thiết

Chủ trương sáp nhập cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện là đúng đắn và cần thiết

Chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có việc nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện nhận được sự đồng tình của đông đảo tầng lớp nhân dân. Nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương này là phù hợp với xu thế chung của thế giới và góp phần tháo gỡ được các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực để đất nước phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động