Bộ GD&ĐT công bố thêm phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Trong 3 năm học tới sẽ có khoảng 28.912 học sinh Hà Nội tốt nghiệp THCS "Mở khóa" thu hút nhân tài Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 |
Bộ GD&ĐT vừa công bố kết quả lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Kết quả các ý kiến cho thấy cơ bản nhận được sự đồng thuận cao về các nội dung: Mục đích kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và trung ương, lộ trình triển khai, số lượng môn thi tự chọn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến phân tán về số lượng môn thi bắt buộc và cho rằng, nếu tăng số lượng môn thi bắt buộc sẽ làm tăng áp lực thi cử, dễ gây nên việc chọn khối Khoa học Xã hội nhiều hơn so với Khoa học Tự nhiên. Việc này có thể ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh cũng như phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường (môn thừa, môn thiếu).
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. |
Về số môn thi, có khoảng 26% đến 30% người khảo sát ủng hộ phương án lựa chọn 4+2, tức là thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Khoảng 70% số ý kiến ủng hộ phương án 3+2, tức là thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).
Trong quá trình khảo sát, nhiều chuyên gia, địa phương đề xuất thêm phương án 2+2, tức là thí sinh thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử). Lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội.
Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm làm ảnh hưởng đến việc dạy, học môn Lịch sử và Ngoại ngữ. Hai môn này hiện đang là môn bắt buộc học.
Do đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+2 và 2+2.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40