Bộ Công Thương: Tăng hạn mức nhập khẩu xăng dầu để bù đắp thiếu hụt sản xuất trong nước

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 1 và tháng 2 năm 2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Vì vậy, không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu.
Bình ổn giá cước vận tải tránh việc "ăn theo" giá xăng dầu Tăng giá xăng dầu là yếu tố chính gây trở ngại trong kiểm soát lạm phát Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn về quản lý xăng dầu, đấu giá đất đai

Bộ Công Thương vừa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề về sản xuất, cung ứng, nhập khẩu xăng dầu, công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua, phục vụ cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra sáng mai (16/3).

Nguồn cung trong nước khoảng 70-75% nhu cầu

Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam hiện nay có 2 Nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thuộc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm.

Hai nhà máy này cung cấp khoảng 70-75% nhu cầu xăng, dầu trong nước (trong đó nguồn từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chiếm 35-40%, nguồn từ Nhà máy lọc dầu Bình Sơn chiếm khoảng 35%).

Bộ Công Thương: Nguồn cung xăng dầu thời gian tới sẽ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu
Bộ Công Thương đã giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước. (ảnh: Đỗ Đạt)

Cả nước hiện có 36 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có chức năng nhập khẩu xăng dầu (trong đó có 3 doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh nhiên liệu hàng không). Năm 2021, cả nước nhập khẩu khoảng 6,3 triệu m3 xăng dầu các loại.

Dự kiến năm 2022, nhu cầu nhập khẩu xăng dầu các loại khoảng 7,4 triệu m3 (gồm khoảng 5 triệu m3 phân giao đầu năm 2022 và 2,4 triệu m3 giao bổ sung cuối tháng 2/2022). Lũy kế 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã nhập khẩu khoảng 1,4 triệu m3 xăng dầu các loại.

Tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước theo kế hoạch năm 2022 là 20,7 triệu m3, trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,418 triệu m3, nhập khẩu khoảng 6,282 triệu m3.

“Từ đầu tháng 1 và tháng 2 năm 2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Vì vậy, không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký đã ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Trên thị trường thế giới các vấn đề địa chính trị, dịch bệnh thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường, trong khi nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước áp dụng các biện pháp phục hồi kinh tế dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trong việc cạnh tranh để tiếp cận nguồn cung trên thế giới với giá hợp lý để nhập khẩu bù đắp nguồn thiếu hụt từ sản xuất trong nước”, Báo cáo cho biết.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính

Về nguyên nhân, theo Bộ Công Thương, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính và một số vấn đề nội tại nên không có kinh phí nhập dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm.

Theo báo cáo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, từ đầu tháng 1 năm 2022, Nhà máy đã giảm công suất từ mức 100% xuống mức 80% và sau đó chỉ ở mức 55-60% công suất.

Do cắt giảm công suất sản xuất nên việc giao hàng thực tế cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2 năm 2022 đã bị giảm 50% so với kế hoạch, tháng 3 giảm 20% so với kế hoạch.

Còn theo báo cáo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, do nguồn cung xăng dầu trong nước giảm nên từ cuối tháng 01/2022, Nhà máy đã nâng công suất lên 103% và từ ngày 07/2/2022 đã nâng công suất lên 105%.

Theo đó, Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ cung cấp cho thị trường 350.000 m3 xăng và 270.000 m3 dầu mỗi tháng. Tuy nhiên, mức tăng thêm 5% (tương đương 28.000 m3 xăng dầu) chưa đủ bù đắp lượng thiếu hụt do Nhà máy Nghi Sơn giảm công suất).

Ngay trong tháng 1 năm 2022, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất sản xuất, Bộ Công Thương đã điều hành linh hoạt, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng lượng nhập khẩu và huy động các nguồn xăng dầu từ nguồn dự trữ và từ các nhà sản xuất. Vì vậy, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước 2 tháng đầu năm 2022 cơ bản được bảo đảm và có dự trữ gối đầu sang tháng 3.

Bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu

Sang tháng 3, lượng cung xăng dầu cho thị trường từ nguồn trong nước vẫn thấp so với các tháng thông thường. Dự kiến tháng 3 giảm so với kế hoạch 20%, chỉ cung cấp được khoảng 80% kế hoạch theo tháng.

Tuy nhiên, tồn kho từ tháng 02/2022 chuyển sang cùng với việc các thương nhân đầu mối tiếp tục nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phân giao từ đầu năm 2022 và nhập khẩu bổ sung để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước theo chỉ đạo của Bộ nên tháng 3 nguồn cung cho xăng dầu trong nước sẽ cơ bản được đáp ứng đủ.

Hiện nay, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của Nhà máy.

Vì vậy, Bộ Công Thương đã giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 thương nhân để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (không tính nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) để đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa trong Quý II/2022.

“Với tình hình cung ứng xăng dầu như báo cáo ở trên cùng với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và việc điều hành giá xăng dầu theo hướng bám sát diễn biến giá thị trường thế giới, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới sẽ cơ bản được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước của doanh nghiệp và người dân”, Bộ Công Thương cho biết.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

(LĐTĐ) Là một trong những cơ quan truyền thông chủ lực của thành phố Hà Nội, trong suốt 3 thập kỷ qua, báo Lao động Thủ đô không chỉ thực hiện ...
Người bạn đồng hành vì công lý

Người bạn đồng hành vì công lý

(LĐTĐ) Đến thời điểm này, tôi may mắn được làm về mảng pháp luật đã ngót nghét 20 năm, kể từ ngày bắt đầu làm phóng viên. Phóng viên phụ trách ...
Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

(LĐTĐ) Trong suốt hành trình phát triển, báo Lao động Thủ đô đã đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, ...
Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội - tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), ngay ...
Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm với mục tiêu bền bỉ: “Vì bạn đọc thân yêu, vì người lao động”, báo Lao động Thủ đô đã từng bước ...
Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

(LĐTĐ) Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô luôn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những người lao động không may rơi vào hoàn cảnh ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

(LĐTĐ) Sáng 1/4, trong chuyến công tác tại Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; ...

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

(LĐTĐ) Sáng 1/4, trong chuyến công tác tại Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; thăm Làng trẻ em SOS Nha Trang và dự Lễ khánh thành Nhà hát “Đó”.
Tuổi trẻ Công an huyện Ngọc Hồi tiên phong trong chuyển đổi số

Tuổi trẻ Công an huyện Ngọc Hồi tiên phong trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, đoàn thanh niên Công an huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã có những bước chuyển biến tích cực trong việc góp phần thay đổi nhận thức người dân về tính thực tiễn trong chuyển đổi số.
30 năm đồng hành cùng người lao động

30 năm đồng hành cùng người lao động

(LĐTĐ) Ngày 23/7/1991, trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập báo Lao động Hà Nội, xác định là cơ quan ngôn luận của tổ chức Công đoàn Thủ đô, tiếng nói của công nhân viên chức lao động, là lực lượng đi đầu tuyên truyền, phản ánh, cổ vũ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động của thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn, phong trào công nhân viên chức lao động trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực phát triển văn hóa

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, để phát triển văn hoá thì phải bao gồm cả thể chế và nguồn lực, nhưng xét đến cùng, để có nguồn lực thì cũng phải từ thể chế.
Nâng cấp, cải tạo công viên tại Hà Nội theo hướng mở, tăng diện tích cây xanh

Nâng cấp, cải tạo công viên tại Hà Nội theo hướng mở, tăng diện tích cây xanh

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực, khẩn trương thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ các công viên theo kế hoạch để phục vụ nhân dân theo hướng tạo công viên mở phù hợp với hiện trạng công viên và khu vực liền kề.
Những ấn phẩm góp phần nâng tầm thương hiệu

Những ấn phẩm góp phần nâng tầm thương hiệu

(LĐTĐ) Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, báo Lao động Thủ đô đã khẳng định được dấu ấn và vị thế trong lòng độc giả. Để nâng cao chất lượng tờ báo, trong quá trình đổi mới, phát triển, Ban Biên tập báo Lao động Thủ đô đã đặt ra nhiều giải pháp, trong đó có việc phát triển các ấn phẩm phụ nhằm thực hiện tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền cũng như phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của bạn đọc.
Lời cảm ơn của Báo Lao động Thủ đô nhân kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Lời cảm ơn của Báo Lao động Thủ đô nhân kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số đầu tiên

(LĐTĐ) Ngày 30/3/2023, Báo Lao động Thủ đô đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/4/1993-1/4/2023). Buổi lễ đã thành công tốt đẹp, là dịp để đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô cùng ôn lại truyền thống tự hào qua 30 năm phát triển, trưởng thành.
Đồng hành cùng bạn đọc phương Nam

Đồng hành cùng bạn đọc phương Nam

(LĐTĐ) Văn phòng báo Lao động Thủ đô tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thành lập đến nay chưa lâu. Gia nhập vào “làng báo” sôi động phương Nam, ngoài việc đảm bảo các dòng thông tin chính trị, xã hội, kinh tế sôi động, phóng viên báo Lao động Thủ đô còn đi sâu vào các vấn đề dân sinh, “lăn” vào những tình cảnh éo le, những số phận không may hoặc đi thẳng vào những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý quy hoạch đô thị để góp phần bảo vệ lẽ phải, cũng như hỗ trợ, đồng hành công tác quản lý Nhà nước tại địa phương.
Xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Công đoàn Thủ đô

Xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Công đoàn Thủ đô

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập báo Lao động Thủ đô (1/4/1993 -1/4/2023), đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có những chia sẻ về vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong thời kỳ mới và những đóng góp của báo Lao động Thủ đô vào phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động của tổ chức Công đoàn Thủ đô; đồng thời gợi mở hướng đi trong giai đoạn tới.
Hà Nội: Phát động vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2023

Hà Nội: Phát động vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2023

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lễ phát động vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2023 của thành phố Hà Nội, 34 đơn vị đã đăng ký ủng hộ Quỹ với tổng số tiền hơn 30,877 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động