Bình Dương: Vì sao thủ tục đầu tư du lịch đường thủy nội địa vẫn "tắc"?

(LĐTĐ) Mặc dù Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương và thành phố Thuận An đã có kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch đường thủy nội địa nhưng đến nay mọi việc vẫn "giẫm chân tại chỗ" do sự bất nhất thực hiện của các cơ quan chức năng.
Khai mạc Lễ hội hoa Tam giác mạch "Sức sống cao nguyên đá" Chùa Thầy, chốn linh thiêng ẩn mình trên núi cao Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành Du lịch hồi sinh

Bình Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nội địa. Tuy nhiên, lợi thế này vẫn chưa được khai thác và phát huy đúng mức do sự ách tắc, chồng chéo trong công tác quản lý của một số cơ quan, ban ngành.

Từ hiện tượng "ngâm" hồ sơ quá lâu...

Là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phát triển du lịch đường thủy nội địa, ông Nguyễn Viết Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Buýt đường sông Bình Dương (gọi tắt là Công ty Buýt đường sông Bình Dương) cho biết: Thực hiện Quyết định số 1733/QĐ-UBND năm 2018 và Kế hoạch số 4352/KH-UBND năm 2019 của UBND tỉnh Bình Dương về việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư bến thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch, đầu tháng 7/2021, đơn vị này gửi hồ sơ đến UBND xã An Tây, thị xã Bến Cát xin phép xây dựng công trình tạm (hàng rào, nhà tiền chế để bảo vệ phương tiện và tài sản) nhằm mục tiêu phát triển du lịch Tây Nam Bến Cát (tuyến điểm Địa Đạo - Tam Giác Sắt - Làng Tre Phú An - Làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp) và được UBND xã An Tây đồng ý.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Tỉnh Bình Dương có nhiều con sông lớn chảy qua, nhiều di tích văn hóa lịch sử, tâm linh là lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nội địa.

Đến đầu tháng 12/2021, đơn vị này gửi công văn và hồ sơ thiết kế bến thủy nội địa An Tây đến Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bình Dương. Sau đó Sở GTVT tỉnh Bình Dương chủ trì họp đoàn liên ngành (Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND Thị xã Bến Cát, UBND xã An Tây) sau đó trực tiếp đến bến An Tây kiểm tra thực tế nhằm lấy ý kiến và thống nhất cho Công ty Buýt đường sông Bình Dương xây dựng bến bến thủy nội địa An Tây.

Tháng 2/2022, Sở GTVT tỉnh Bình Dương yêu cầu đơn vị này gửi đơn xin bổ sung quy hoạch bến thủy nội địa An Tây đến UBND Thị xã Bến Cát. Tuy nhiên từ đó đến nay mọi việc chìm vào quên lãng, không nhận được hồi âm của cơ quan chức năng.

“Với tâm huyết và sự quyết tâm chung sức phát triển du lịch tỉnh nhà, hơn 18 tháng qua chúng tôi luôn nỗ lực vượt qua khó khăn và gánh chịu thiệt hại rất lớn từ sự chậm trễ, thậm chí vô cảm của một số cơ quan ban ngành liên quan”, ông Nguyễn Viết Hùng nói.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Một nhánh sông Sài Gòn thơ mộng chảy qua địa bàn tỉnh Bình Dương là lợi thế để tỉnh này phát triển du lịch đường thủy nội địa nhưng hiện chưa được khai thác đúng mức.

Đáng chú ý, với Kế hoạch 4352/KH-UBND năm 2019, UBND tỉnh Bình Dương đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư bến thủy nội địa trong đó có kế hoạch phát triển bến Đình Phú Long (thành phố Thuận An) là bến tàu khách phục vụ phát triển du lịch tâm linh, phát triển du lịch Lái Thiêu - Thuận An. Tuy nhiên kế hoạch này đang bị “giẫm chân tại chỗ”.

Cụ thể, vào năm 2019 mặc dù Chủ tịch UBND thành phố Thuận An Nguyễn Thành Tâm đã chỉ đạo thực hiện dự án bến Đình Phú Long (tại Văn bản số 3125/UBND-KT), ủng hộ việc Công ty Buýt đường sông Bình Dương tham gia đầu tư, đồng thời chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị thành phố Thuận An quyết liệt triển khai nhưng sau đó Phòng Quản lý Đô thị thành phố Thuận An cho rằng Kế hoạch 4352/KH-UBND của UBND tỉnh Bình Dương và Văn bản số 3125/UBND-KT của UBND thành phố Thuận An chỉ là....kế hoạch, do đó không thể triển khai chủ trương cho doanh nghiệp xã hội hóa đầu tư bến Đình Phú Long (!). Vì thế đến nay mọi việc vẫn "ách lại", bến Đình Phú long vẫn chỉ nằm trên giấy trong suốt 3 năm qua trong khi doanh nghiệp đang "mòn mỏi" chờ đợi, nguồn lực phát triển du lịch bị lãng phí một cách khó hiểu.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường - điểm đến du lịch quen thuộc của tỉnh Bình Dương.

...Đến việc cần thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện

Trên đây chỉ là một trong nhiều hồ sơ phát triển du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương bị "ách" một cách khó hiểu, gây bức xúc cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đề án, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương. Không chỉ có Công ty Buýt đường sông Bình Dương "gặp khó" mà nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đường thủy khác cũng đang trong tình cảnh tương tự. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, tỉnh Bình Dương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nhưng do thiếu sự thống nhất của một số ban ngành khiến lợi thế này chưa được khai thác, phát huy hiệu quả.

“Chúng tôi thực hiện đầu tư theo chủ trương kêu gọi xã hội hóa của UBND tỉnh Bình Dương. Bản thân là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, có thể chưa nắm hết một số thủ tục hành chính nên rất cần cơ quan quản lý tỉnh Bình Dương hỗ trợ để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ chứ không thể để doanh nghiệp tự bơi hoặc tư vấn rồi bỏ giữa chừng”, đại diện một doanh nghiệp đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương ý kiến.

Trong khi đó, phát biểu tại buổi họp báo định kỳ, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho rằng: Dọc sông Gài Gòn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều khu sinh thái, di tích, chùa chiền tâm linh. Tuy nhiên bến đậu để ghé vào tham quan còn thiếu và chưa được nâng cấp. Hy vọng thời gian tới các địa phương cũng như ngành giao thông vận tải tỉnh Bình Dương có chỉ đạo quan tâm hơn để xây dựng các bến tàu đường thủy nội địa, qua đó tạo điều kiện để phát triển du lịch đường sông tỉnh Bình Dương.

Các chính sách của tỉnh Bình Dương đã xác định việc xây dựng mới và nâng cấp 16 bến hành khách phục vụ phát triển tuyến di lịch đường sông, trong đó có việc nâng cấp bến Thọ An (thuộc thành phố Thuận An) đạt tiêu chuẩn tối thiểu bến loại III, phục vụ khách đến Bình Dương tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Xây dựng mới bến Hưng Định với quy mô loại II phục vụ khách đến tham quan vườn ăn trái cây Lái Thiêu, kết hợp tham quan các di sản văn hóa, làng nghề truyền thống và các khu, điểm du lịch.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Du khách đến tham quan nhà cổ Trần Văn Hổ ở Thị xã Thủ Dầu Một.

Đặc biệt xây dựng mới bến khách tại Đình Phú Long trên sông Sài Gòn thuộc phường Lái Thiêu, với quy mô bến loại III thành bến hành khách kết hợp phục vụ khách du lịch tham quan di tích cấp Quốc gia đình Phú Long và các làng nghề truyền thống (làm heo đất, làm thớt, làm guốc...).

Để sớm hiện thực hóa việc phát triển du lịch đường thủy, UBND tỉnh Bình Dương đã giao UBND thành phố, huyện, thị xã, phối hợp các sở, ngành triển khai thực hiện, đồng thời mời gọi xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn nói chung và khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông nói riêng; phục vụ khách đến tham quan tuyến du lịch đường sông cũng như đầu tư các bến hành khách phụ vụ tàu, thuyền neo đậu, bãi đỗ xe, phương tiện trung chuyển đưa khách tham quan.

UBND tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu UBND thành phố, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh thực hiện kết nối tour, tuyến du lịch đường sông gắn với đường bộ, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Đình Phú Long (Phú Long linh miếu) là một trong những di tích lịch sử thuộc khu phố Hòa Long, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An.

Trước mắt nhằm thu hút khách du lịch bến Bình Dương bằng đường sông, UBND tỉnh Bình Dương giao thành phố Thuận An có kế hoạch triển khai xây dựng mới bến Hưng Định tại khu cầu Ông Ngang và bến khách tại Đình Phú Long, đồng thời nạo vét rạch Vàm Búng để khai thông dòng chảy phục vụ các tàu thuyền đưa khách du lịch đến tham quan vườn cây ăn trái Lái Thiêu, kết hợp tham quan làng nghề truyền thống, các di sản văn hóa, các khu, điểm du lịch.

UBND tỉnh Bình Dương giao sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các thành phố, huyện, thị xã, triển khai thực hiện; Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh Bình Dương việc bổ sung các bến hành khách khác vào quy hoạch để phục vụ phát triển du lịch đường sông; mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư xã hội hóa.

Ngoài ra UBND tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện, nếu gặp vướng mắc phản ánh bằng văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp.

Nhiều lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nội địa Bình Dương

Bình Dương có 4 con sông lớn chảy qua gồm: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé và sông Thị Tính. Những con sông này đều đi qua và kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước nên rất thuận lợi để phát triển du lịch đường thủy. Ngoài ra tỉnh Bình Dương có nhiều di tích văn hóa lịch sử, tâm linh, sinh thái, làng nghề truyền thống để phát triển du lịch bền vững như Khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Phú Lợi, Địa đạo Tam Giác Sắt, Chiến Khu D, Trường trung cấp Mỹ Thuật, nhà cổ Trần Văn Hổ, làng nghề Trương Bình Hiệp, nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường, chùa Hội Khánh...

Để phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch tỉnh Bình Dương nói riêng, thời gian qua Trung ương và địa phương đã ban hành nhiều chính sách quan trọng. Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2016 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

Về phía tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 33-KH/TU ngày 26/6/2017 thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 5822/KH-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh Bình Dương; Quyết định số 2303/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 và Kế hoạch số 352/KH-UBND của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động