Bệnh viêm gan C: Nguy hiểm vì phát bệnh âm thầm

Bệnh Viêm gan C  là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây tử vong cao nhưng lại diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Hiện nay, đã có phác đồ điều trị viêm gan C, sử dụng các thuốc thế hệ mới mang lại hiệu quả điều trị thành công lên đến 90%. Tuy nhiên, việc tiếp cận với thuốc mới này đối với các bệnh nhân vẫn còn hạn chế do chi phí điều trị còn cao.
tin nhap 20180719112150 Gần 20% dân số Việt Nam nhiễm vi rút viêm gan B

Bệnh nhân kiệt quệ kinh tế vì mắc viêm gan C

PGS. TS Đỗ Duy Cường (Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Thế giới hiện có 170 triệu người nhiễm viêm gan C, gấp 4 lần những người có HIV, mỗi năm có 3 – 4 triệu ca mắc mới. Tại Việt Nam, có hơn 2 triệu người nhiễm, gây nên gánh nặng cho toàn xã hội.

Xơ gan và ung thư gan là hai hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm nhất do viêm gan C. Người nhiễm viêm gan C có 75 – 85% nguy cơ thành mãn tính, 10% trong vòng 20 năm và 20% trong vòng 30 năm sẽ có nguy cơ xơ gan. Trong đó 1 - 5%/năm tử vong liên quan đến xơ gan, 1 - 4%/năm tỷ lệ ung thư gan ở bệnh nhân xơ gan.

tin nhap 20180719112150
Một số thuốc điều trị viêm gan C chưa được BHYT chi trả (Ảnh minh họa: My Nguyễn)

Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay, số bệnh nhân được tiếp cận điều trị viêm gan virus C thấp, trong đó có lý do xuất phát từ việc nhiều người chưa biết về tình trạng nhiễm bệnh của bản thân.

Bên cạnh đó, trong những năm trước đây, nhiều trường hợp bệnh nhân đã bỏ điều trị vì tác dụng phụ của thuốc đem lại còn lớn, chi phí cao nên số người bệnh tiếp cận rất hạn chế. Bệnh nhân Nguyễn Lê Nam (40 tuổi, Hà Nội) là một bệnh nhân đã điều trị viêm gan C thất bại với thuốc thế hệ cũ cho biết: Năm 2003, anh bắt đầu điều trị viêm gan C với chi phí lớn (xấp xỉ 400 triệu đồng), thời gian kéo dài đến 18 tháng.

“Số tiền thuốc tiêm cùng với chi phí cho nhiều lần xét nghiệm lên đến 400 triệu đồng cho một đợt điều trị. Đó là một con số không hề nhỏ, nếu một người đi làm với mức lương 6 triệu/ tháng thì chi phí điều trị này là cả một vấn đề quá lớn. Tuy nhiên điều khiến tôi ám ảnh nhất là loại thuốc dùng điều trị cho bệnh viêm gan C khi đó có nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân bị sốt, rụng tóc, sút cân. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người khi điều trị viêm gan C với loại thuốc cũ đã bỏ điều trị nửa chừng vì không có tiền để chữa trị cũng như tác dụng phụ từ thuốc khiến bệnh nhân như chúng tôi rất lo sợ”, anh Nam chia sẻ.

Sau lần điều trị thất bại đó, tới năm 2017, khi được bác sĩ động viên, anh Nam đã tiếp tục điều trị, tiếp cận với thuốc thế hệ mới, tuy giá thành còn cao nhưng chi phí điều trị đã được giảm xuống hơn 6 lần, thuốc dạng viên uống một lần một ngày hầu như không có tác dụng phụ. Sau 3 tháng điều trị thì bệnh viêm gan C của anh đã khỏi hoàn toàn, sức khỏe được duy trì ổn định. Tuy nhiên, theo anh Nam cả hai lần điều trị thì anh đều phải tự chi trả mọi chi phí từ tiền thuốc đến các xét nghiệm liên quan dựa vào sự hỗ trợ từ phía gia đình mà không được chi trả bằng bảo hiểm y tế (BHYT).

Nói rõ hơn về vấn đề này, BS Đỗ Duy Cường cho biết: Trước đây, không ít bệnh nhân đã phải bán mảnh đất của gia đình để điều trị viêm gan C nhưng phác đồ cũ rất tốn kém: 5 triệu/mũi điều trị, nhiều tác dụng phụ như sốt, sút cân, thiếu máu, tỷ lệ thành công thấp khoảng 40% nên bệnh nhân rất nản.

Cần giảm gánh nặng cho bệnh nhân

Theo các bác sĩ, hiện nay đã có các thuốc điều trị viêm gan C mới, gọi là thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs). Một số thuốc DAAs mới đã có mặt tại Việt Nam với thời gian điều trị ngắn hơn, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, do giá thành của thuốc khá cao nên vẫn ít người dân có khả năng tiếp cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

PGS Cường chia sẻ: “Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm được quan tâm nhưng chủ yếu các bệnh đã bùng nổ thành dịch như sởi, sốt xuất huyết, còn các bệnh lây lan âm thầm như viêm gan C thì chưa được quan tâm đúng mức. Theo đó, đòi hỏi Bộ Y tế nên vào cuộc, cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa, có những hướng dẫn từ năm 2016, hiện nay nên cập nhập lại do có nhiều loại thuốc mới, các chương trình sàng lọc, cần phát hiện sớm, điều trị sớm chứ không phải tới xơ gan, ung thư gan mới điều trị và cần được đưa vào chương trình BHYT. Ngoài ra, hiện nay thuốc điều trị viêm gan C tác dụng phụ ít, an toàn, độc tính thấp do đó có thể phân về các tuyến, huyện/tỉnh để theo dõi, điều trị cho bệnh nhân.

Cùng chung quan điểm, bà Khuất Thị Hải Oanh (Giám đốc Trung tâm SCDI) cho biết: Hiện thế giới có hơn 50 loại Thuốc điều trị viêm gan C, thời gian điều trị ngắn, ít tác dụng phụ, hiệu quả cao. Giá thành cho 1 đợt điều trị ở một số nước chưa đến 100 USD, nhiều nước được Chính phủ tài trợ. Các thuốc này có tỷ lệ điều trị khỏi trên 90%, ít độc tính và thời gian điều trị ngắn hơn nhiều so với các loại thuốc trước đây. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bệnh nhân viêm gan C còn thiệt thòi so với các nước khác. Bệnh nhân vẫn đang điều trị viêm gan C tự phát, các bác sĩ kê đơn bệnh nhân tự trả tiền mua thuốc, bảo hiểm y tế chưa chi trả.

“Một số nước trong khu vực hiện nay đang đặt ra mục tiêu loại trừ hẳn viêm gan C, áp dụng điều trị dự phòng để hạn chế thậm chí không còn nguồn lây trong cộng đồng. Một số nước đã đang trên con đường đạt đến mục tiêu đó như Ai Cập, Úc, Đức, Nhật Bản, Hà Lan,.., Việt Nam có thể áp dụng các nước đó, chỉ khi điều trị thành công cho những người mang bệnh thì trong cộng đồng sẽ giảm được nguồn lây mới có thể tiến tới kiểm soát được bệnh viêm gan C”, bà Oanh cho biết thêm.

My Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.
Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp, vượt trội để cải thiện tình trạng giao thông thường xuyên bị quá tải, ùn tắc tại Hà Nội đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung được đặt ra trong xây dựng chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã ứng trực 100% quân số tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực giao thông trên tuyến, địa bàn trọng điểm.
Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Xem thêm
Phiên bản di động