Bệnh lao ở trẻ em: Dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp
Việt Nam cam kết cùng thế giới chấm dứt bệnh lao toàn cầu | |
90% số bệnh nhân lao mới và tái phát được điều trị hiệu quả | |
Đầu tư chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững |
Đây là những thông tin được PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Chương trình chống Lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết tại Hội nghị tham vấn khung kế hoạch tiến tới thanh toán lao trẻ em ở các nước có gánh nặng bệnh lao cao khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, do Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp Chương trình chống Lao quốc gia Việt Nam tổ chức vào sáng 26/11.
Các đại biểu tham dự tại Hội nghị. |
Hội nghị thảo luận về các vấn đề tầm soát, phát hiện sớm, thuốc điều trị, sự phối hợp y tế công – tư, sự vào cuộc của hệ thống chính trị nhằm tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao ở trẻ em và và trẻ vị thành niên
Tại các nước có gánh nặng bệnh lao cao, trẻ em mắc lao chiếm 10-11% tổng số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh lao tăng chậm, khoảng 1.700 trường hợp mỗi năm, từ năm 2015 đến 2018.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2017 có một triệu trẻ em bị mắc lao, gần 650 trẻ em chết vì bệnh lao mỗi ngày, 80% trước khi đến sinh nhật lần thứ năm. Trong năm 2017, 87% trường hợp mắc lao mới được phát hiện ở 30 quốc gia có gánh nặng cao, 2/3 trong số này đến từ các quốc gia thuộc khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế Thế giới cũng ước tính, có khoảng 9% các trường hợp mắc lao ở Việt Nam được tìm thấy ở trẻ em dưới 15 tuổi (khoảng 10.800 bệnh nhân) vào năm 2015.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngoạn, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh lao ở trẻ em khó nhận biết bởi biểu hiện thường giống với các bệnh hô hấp thông thường khác với các biểu hiện ho sốt, về chiều sốt thất thường, ăn kém, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân, không tăng cân.
Những bệnh nhi này khi đã được điều trị theo các biện pháp khác, như điều trị không đáp ứng với kháng sinh, khỏi nhưng mà lại tái phát nhanh, hoặc là không khỏi thì có thể nghĩ đến đấy là triệu chứng của bệnh lao. Các thể lao thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số là lao sơ nhiễm (lao mới nhiễm vào) và các thể lao sau sơ nhiễm thí dụ như là lao phổi, lao hạch, lao màng não, lao kê…
Bởi vậy, theo PGS Nguyễn Viết Nhung, Việt Nam cần phải phối hợp với hệ thống mạng lưới bác sĩ nhi khoa, tất cả các phòng khám nhi khoa kể cả phòng khám tư nhân để làm sao các bệnh nhi được tiếp cận theo đúng phác đồ điều trị của chương trình chống lao quốc gia.
GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu tại hội thảo. |
Được biết, trong thời gian qua, Chương trình Chống lao Quốc gia đã cộng tác ký hợp đồng với Hội Nhi khoa và Bệnh viện Nhi Trung ương để toàn bộ mạng lưới nhi khoa của Việt Nam sẽ vào cuộc, nhằm giúp các bệnh nhi có thể được tiếp cận sớm, điều trị sớm khi phát hiện bệnh.
Chia sẻ tại hội nghị GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh viện Thành lập đơn vị Lao trẻ em từ năm 2018. Hiện đơn vị Lao đang quản lý hơn 50 bệnh nhi và đã có những phương pháp điều trị sớm để tránh những biến chứng xảy ra đối với những bệnh nhi này. Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đánh giá đây là một hướng tiếp cận toàn diện để giúp phát hiện sớm bệnh nhi lao trong cộng đồng và cùng có một phác đồ điều trị chuẩn ở các cơ sở.
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã đào tạo hơn 300 nhân viên bệnh viện đa khoa tại 9 tỉnh về nhi khoa, cũng như mở rộng can thiệp bệnh lao ở trẻ em dưới sự hợp tác của Bệnh viện Nhi Trung ương. Kế hoạch phòng chống lao ở trẻ em quốc gia 2015-2020 và sửa đổi mới hướng dẫn quản lý bệnh lao trẻ em quốc gia đã được cập nhật thực hiện trên toàn quốc từ giữa năm 2018. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42