Bảy điểm khác biệt giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

(LĐTĐ) Năm 2020 là lần đầu tiên thuật ngữ Chính phủ số được Liên Hợp Quốc sử dụng làm chủ đề Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Chính phủ số không phải là một khái niệm thay thế Chính phủ điện tử. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử nhưng thể hiện một sự thay đổi về mặt nhận thức, một mức độ trưởng thành lớn hơn, phát triển cao hơn. Dưới đây là bảy điểm khác biệt giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số.
Điểm nhấn phát triển Chính phủ điện tử
Làm tốt Chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa Covid-19
Xây dựng Chính phủ điện tử thì yếu tố con người, thể chế là đầu tiên

1. Chính phủ như là một nền tảng

Đó là sự chuyển đổi về tư duy quản lý, từ việc Chính phủ cung cấp dịch vụ công để phục vụ sự quản lý nhà nước là chính sang việc Chính phủ cung cấp dịch vụ công mang tính nền tảng, để kiến tạo sự phát triển cho xã hội là chính. Đó là sự chuyển đổi về cách thức triển khai, từ việc triển khai các dịch vụ riêng lẻ theo từng hệ thống riêng lẻ đến việc triển khai toàn bộ các dịch vụ thông qua một nền tảng.

Ví dụ, một cơ quan cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thông qua việc sử dụng nền tảng thay vì triển khai riêng lẻ từng dịch vụ công trực tuyến theo từng hệ thống công nghệ thông tin khác nhau.

2. Tích hợp đa kênh trực tuyến và trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ

Đó là sự chuyển đổi về cách thức cung cấp dịch vụ, từ việc cơ quan chính quyền hoặc chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến (online), hoặc chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tiếp (offline), hoặc đây là 2 quy trình riêng rẽ, đến việc tích hợp, cung cấp dịch vụ đa kênh, tạo ra sự tiện lợi và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Lúc này, ranh giới hành chính giữa các bộ, ngành, ranh giới địa lý giữa các địa phương sẽ bị xóa nhòa.

4338 cp dt copy
Ảnh minh hoạ.

Ví dụ, người dân, tùy theo kỹ năng số và điều kiện của mình, có thể lựa chọn kênh thực hiện thủ tục hành chính phù hợp. Có thể nộp hồ sơ trực tuyến ở bất cứ đâu, nhưng nhận kết quả trực tiếp tại địa điểm mong muốn. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp ở địa điểm phục vụ gần nhất, nhưng nhận kết quả trực tuyến hoặc nhận kết quả tại một địa điểm khác mà họ mong muốn.

3. Khả năng linh hoạt, nhanh chóng cung cấp dịch vụ mới

Đó là sự chuyển đổi về thời gian cần thiết để đưa ra một dịch vụ mới, từ vài tháng, vài năm theo cách cũ đến chỉ còn vài tuần, vài ngày, thậm chí vài giờ, theo cách mới để phản ứng kịp thời với thách thức hoặc nhu cầu của xã hội.

Ví dụ, trong khi diễn ra cách ly xã hội trong giai đoạn Covid-19, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ mất vài ngày có thể triển khai dịch vụ tờ khai xuất nhập cảnh điện tử. Chính quyền có thể đo lường theo thời gian thực hành vi tụ tập đông người và các điểm nóng dịch bệnh để cảnh báo tức thời, theo thời gian thực, tới người dân.

4. Cho phép sự tham gia nhiều hơn của người dân, của doanh nghiệp

Đó là sự chuyển đổi về cách thức tương tác giữa người dân và cơ quan chính quyền, từ việc người dân chỉ thụ động nhận kết quả đến việc người dân có thể tham gia vào việc làm cho chất lượng dịch vụ trở nên tốt hơn, từ việc doanh 14 nghiệp chỉ tham gia vào thiết lập các hệ thống kỹ thuật công nghệ để cung cấp dịch vụ đến việc doanh nghiệp có thể tham gia cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho người dân trên cơ sở dữ liệu mở của Chính phủ.

Trong sự chuyển đổi này, Chính phủ không chỉ cung cấp dịch vụ công, mà còn trở thành nhà cung cấp nền tảng lớn cho phép bên thứ 3 kết nối, ví dụ, dữ liệu mở hoặc các hệ thống phân tích dữ liệu, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Ví dụ, các dịch vụ triển khai giai đoạn COVID-19 như dịch vụ khai báo tình trạng sức khỏe bản thân, khai báo trường hợp nghi nhiễm v.v… hay dịch vụ phản ánh hiện trường trong đô thị thông minh.

5. Dữ liệu là trung tâm

Đó là sự chuyển đổi về cách thức ra quyết định của cơ quan chính quyền từ dựa trên báo cáo bản giấy truyền thống là chính sang dựa trên dữ liệu phân tích định lượng, có thể được tổng hợp tự động từ nhiều nguồn khác nhau.

Ví dụ, quá trình ra quyết định phân luồng, cho phép thông quan hàng hóa ở cửa khẩu được hỗ trợ bởi việc tự động tổng hợp, phân tích dữ liệu liên quan (khai báo điện tử, truy xuất dữ liệu lịch sử, v.v…) đã giúp rút thời gian xử lý từ nhiều giờ xuống chỉ còn vài giây.

6. Phát triển kỹ năng số

Đó là sự chuyển đổi về kỹ năng số của từng cán bộ trong cơ quan chính quyền từ việc chỉ đơn thuần là kỹ năng sử dụng công nghệ sang bổ sung thêm các kỹ năng về phân tích và xử lý dữ liệu và kỹ năng giao tiếp hiệu quả với các bên để thích ứng với sự chuyển đổi từ chính phủ điện tử sang chính phủ số.

7. Ứng dụng công nghệ mới

Đó là sự chuyển đổi về cách thức ứng dụng công nghệ trong cơ quan nhà nước khi xuất hiện hàng loạt công nghệ mới, chuyển từ việc ứng dụng công nghệ để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ sang ứng dụng công nghệ để phục vụ và thích ứng kịp với sự phát triển nhanh và sáng tạo của nền kinh tế số, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển của xã hội số.

Trước đây vòng đời của một giải pháp công nghệ ứng dụng trong Chính phủ được tính theo năm thì hiện nay, các giải pháp công nghệ phải nâng cấp hàng tháng, thậm chí hàng tuần để đáp ứng nhu cầu quản lý.

Trước đây việc thay đổi quy trình nghiệp vụ, cải cách hành chính thường được đánh giá và ra quyết định dựa trên các cuộc khảo sát tốn kém và mất nhiều thời gian thì nay, việc cải tiến quy trình nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên dựa trên dữ liệu của chính các hệ thống công nghệ đang vận hành nhờ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn.

Việc ứng dụng công nghệ mới giúp Chính phủ phục vụ theo nhu cầu riêng của từng người dân, doanh nghiệp, chẳng hạn các ứng dụng AI chatbots, ứng dụng di động kết hợp trợ lý ảo.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Tại Lễ bế mạc Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc; Ban Tổ chức trao cúp vô địch cho đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024

Tin khác

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển.
Hyundai Stargazer chính thức ra mắt thị trường Việt Nam

Hyundai Stargazer chính thức ra mắt thị trường Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Liên doanh Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức giới thiệu mẫu xe Hyundai Stargazer X tới thị trường. Stargazer có giá bán lẻ khuyến nghị từ 489 triệu đồng (đã bao gồm thuế VAT).
Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Ford Everest Platinum và Ford Ranger Stormtrak nâng tầm trải nghiệm khách hàng thế hệ mới

Ford Everest Platinum và Ford Ranger Stormtrak nâng tầm trải nghiệm khách hàng thế hệ mới

(LĐTĐ) Ford Everest Platinum và Ford Ranger Stormtrak là hai phiên bản tiên phong nâng tầm trải nghiệm khách hàng Ford thế hệ mới từ những cải tiến về thiết kế, nâng cấp trong trang bị tiện nghi, tới việc ứng dụng công nghệ vào trải nghiệm mua sắm của chủ sở hữu.
Apple cảnh báo có tấn công mã độc trên iPhone

Apple cảnh báo có tấn công mã độc trên iPhone

(LĐTĐ) Apple vừa gửi cảnh báo tới những người đang sử dụng iPhone ở 92 quốc gia có nguy cơ trở thành nạn nhân của cuộc tấn công “phần mềm gián điệp đánh thuê".
Phát triển AI, đưa Việt Nam thành điểm sáng về công nghệ

Phát triển AI, đưa Việt Nam thành điểm sáng về công nghệ

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, với AI, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi nhưng phải đảm bảo hai yếu tố. Một mặt, Việt Nam phải xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; mặt khác, triển khai theo hướng có quy định về đạo đức, trách nhiệm.
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 10/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý I năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chủ trì Hội nghị.
9 biện pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware

9 biện pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, qua hệ thống của Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia - NCSC, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận hơn 13.000 sự kiện an toàn thông tin liên quan đến ransomware trên các hệ thống thông tin. Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin đã xây dựng cẩm nang hướng dẫn cụ thể 9 biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu chung bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động