Bảo vệ tốt hơn cho lao động nữ di cư

(LĐTĐ) “Lao động di cư giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, nữ lao động di cư vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi, đối mặt với nhiều rào cản từ các định kiến giới; tỷ lệ người lao động di cư là nữ giới còn thấp hơn nam giới và tập trung vào công việc mang lại giá trị thấp như nhân viên chăm sóc, giúp việc gia đình”. Đó là những nhận định được nêu ra tại lễ công bố “Báo cáo nghiên cứu về nữ lao động di cư trong luật pháp và chính sách của các quốc gia ASEAN” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì, phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Cơ hội việc làm bền vững cho lao động nữ di cư: Cần thêm giải pháp hỗ trợ Nâng cao kiến thức hỗ trợ, bảo vệ lao động nữ di cư ứng phó với bạo lực

Lao động di cư trong nội khối ngày càng tăng

Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan cho rằng, lao động di cư là một trong những đặc thù của thị trường lao động khu vực Đông Nam Á, và di cư nội khối có xu hướng ngày càng tăng, chiếm tới 1/3 trong tổng số lao động di cư quốc tế của khu vực vào năm 2022. Lao động di cư đem lại lợi ích kinh tế cho nước tiếp cử và phái cử, đáp ứng nhu cầu lao động thiếu hụt, giảm áp lực giải quyết việc làm lên thị trường lao động, chuyển giao công nghệ, tăng cường kỹ năng và tăng trao đổi ngoại tệ.Chiếm một phần lớn trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài, nữ lao động di cư cũng đã khẳng định được vai trò của mình trong di cư quốc tế và nội khối, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực.

Bảo vệ tốt hơn cho lao động nữ di cư
Các đại biểu công bố và ra mắt Báo cáo khu vực về “Nữ lao động di cư trong luật pháp và chính sách của các Quốc gia thành viên ASEAN”.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng nhận định, lao động nữ di cư đã và đang phải đối với với nhiều bất bình đẳng đan xen. Trước những thách thức và rủi ro mà lao động nữ di cư đã và đang gặp phải, Việt Nam đã đề xuất thực hiện Dự án nghiên cứu về lao động nữ di cư trong chính sách và luật pháp của các nước thành viên ASEAN. Dự án hướng tới tìm hiểu về các quy định hiện tại của lao động di cư nữ, tìm ra những khoảng trống trong quy định và chính sách của các nước, phát hiện những điển hình tốt, những bài học kinh nghiệm đáng quý nhằm thúc đẩy hài hòa các quy định của các nước và trong khu vực, hướng tới bảo vệ tốt hơn lao động di cư nữ trong thời gian tới.

Đồng tình với Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, phát biểu tại lễ công bố, Phó Tổng Thư ký ASEAN về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội Ekkaphab Phanthavong cũng cho rằng, về tổng thể, lao động di cư giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, nữ lao động di cư vẫn còn phải chịu nhiều bất công, đối mặt với nhiều rào cản từ các định kiến giới; tỷ lệ người lao động di cư là nữ giới còn thấp hơn nam giới và tập trung vào công việc mang lại giá trị thấp như nhân viên chăm sóc, giúp việc gia đình…

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra, các bất lợi đối với nữ lao động di cư diễn ra trầm trọng hơn trong toàn khu vực “Các quốc gia cần bảo vệ nữ lao động di cư tốt hơn thông qua quá trình lập pháp; đẩy mạnh hỗ trợ lao động di cư là nữ giới để đảm bảo công bằng và bảo vệ họ khỏi các rủi ro như xâm hại hay lạm dụng. Bản Báo cáo khu vực này sẽ thúc đẩy đối thoại cũng như tối ưu hóa thông tin đầu vào của các quốc gia thành viên đối với vấn đề lao động di cư, nhất là nữ lao động di cư”, Phó Tổng thư ký ASEAN kiến nghị.

Bảo vệ tốt hơn cho lao động nữ di cư

Trong khuôn khổ lễ công bố báo cáo, đại diện phụ trách các cơ quan chuyên ngành của ASEAN về lao động, phụ nữ; đại diện Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em; đại diện Ban Thư ký ASEAN; đại diện của các tổ chức quốc tế… đã có nhiều khuyến nghị nhằm khẳng định quyền của lao động nữ di cư, phát huy vai trò các tổ chức Công đoàn phụ trách lao động nữ di cư; tạo cơ chế hỗ trợ sự tham gia của lao động nữ di cư trong hoạch định chính sách.

Theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, bản Báo cáo nghiên cứu về nữ lao động di cư trong luật pháp và chính sách của các quốc gia ASEANđã nêu bật lên các rủi ro và cơ hội cho nữ lao động di cư trên tinh thần lấy phụ nữ làm trung tâm, có yếu tố đáp ứng giới, đem lại kết quả từ công tác phân tích giới trong lao động di cư, đóng góp vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền của nữ lao động di cư. Thông qua bản Báo cáo, các quy định hiện hành của lao động di cư từ các quốc gia trong khu vực được phản ánh đầy đủ, bao gồm các lỗ hổng trong công tác lập pháp, bài học kinh nghiệm, cơ hội và thách thức, công tác bảo vệ quyền lợi cho người lao động di cư từ trước khi xuất cảnh đến sau khi nhập cảnh của từng quốc gia.

Nhiều vấn đề được nêu lên, như: Làm thế nào giúp lao động nữ di cư dễ dàng tiếp cận thông tin, có kỹ năng, năng lực bảo vệ mình tốt hơn để không phải chịu bất công và chính sách phân biệt đối xử? Các quốc gia thành viên ASEAN nên điều chỉnh, ban hành chính sách thế nào để cân bằng quyền giữa lao động di cư và lao động trong nước?...

Nhìn chung, các khuyến nghị đề cập việc tăng cường các khóa đào tạo cho lao động nữ di cư trước khi xuất khẩu lao động, tổ chức các đường dây “hotline” hỗ trợ; đồng thời, xây dựng khung chính sách của khu vực ASEAN, cân nhắc việc đối xử công bằng lao động nữ di cư như lao động tại nước sở tại về lương, thưởng, chế độ đãi ngộ…; bổ sung quy định phải có phòng riêng cho lao động nữ di cư làm giúp việc; không để gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm…

Chia sẻ với các đại biểu tại chương trình, bà Ingrid Christensen - Giám đốc ILO Việt Nam và ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đều khẳng định, đây là cơ hội để các bên liên quan chia sẻ về những mối quan tâm, cùng đưa ra các giải pháp thiết thực, thúc đẩy hợp tác liên ngành nhằm tăng cường quyền lợi và bảo vệ tốt hơn cho người lao động di cư tại từng nước tiếp nhận, phái cử và trên cả khu vực.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan chia sẻ, là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) và một số công ước của ILO liên quan đến bình đẳng giới và việc làm, Việt Nam luôn chú trọng tính nhạy cảm giới trong luật pháp và chính sách quốc gia, thực hiện nhiều hoạt động hợp tác quốc tế nhằm cải thiện bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của người lao động trong nước và khu vực.

Bộ luật Lao động sửa đổi của Việt Nam có hiệu lực từ tháng 1/2021 đã giảm số năm chênh lệch giữa tuổi nghỉ hưu của nam và nữ từ 5 (60-55) xuống còn 2 (62-60). Nhiều nghề hoặc công việc lúc trước cấm sử dụng lao động nữ với mục đích bảo vệ họ thì giờ đây đã mở rộng đối với lao động nữ và cho họ quyền lựa chọn làm hoặc không làm. Để bảo đảm chia sẻ trách nhiệm gia đình, Bộ luật Lao động cũng quy định nam giới có quyền được nghỉ khi vợ sinh con nhỏ, thay vì chỉ có người mẹ được nghỉ thai sản. Và lần đầu tiên, khái niệm về quấy rối tình dục được đưa vào Bộ luật Lao động, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định rõ ràng hơn những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc…

Gần đây nhất, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sửa đổi năm 2020 đã lồng ghép để giải quyết các vấn đề về giới, bất bình đẳng giới vào những nội dung chính sách như bổ sung các hình thức hợp đồng; minh bạch hóa việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động mang tính chất phòng ngừa rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài, phổ biến chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức cho lao động nữ di cư, có nhắc đến các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ nông thôn và phụ nữ thuộc nhóm yếu thế khác; quy định rõ việc người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bị ngược đãi, quấy rối tình dục…/.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về di sản văn hóa dưới nước trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để có cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan.
Chi tiết lịch bắn pháo hoa lễ Quốc khánh 2/9 trên cả nước

Chi tiết lịch bắn pháo hoa lễ Quốc khánh 2/9 trên cả nước

(LĐTĐ) Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, những màn bắn pháo hoa đặc sắc sẽ diễn ra tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, trong đó có hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Tháng 9 yêu thương

Tháng 9 yêu thương

(LĐTĐ) Tháng 9 yêu thương, thời khắc khi Hà Nội đắm chìm trong vẻ đẹp mùa thu, là chứng nhân cho tình yêu chân thành và nhớ nhung giữa chàng trai và cô gái.

Tin khác

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, với đà phục hồi kinh tế như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì. Các đơn vị tuyển dụng sẽ chú trọng nhiều hơn tới kỹ năng nghề, còn người lao động quan tâm nhiều hơn tới điều kiện phúc lợi, chế độ bảo hiểm.
Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ triển khai rà soát và xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức, rà soát biên chế, tài chính đặc thù và tình hình biên chế giáo dục, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ và trình Bộ Chính trị.
Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

(LĐTĐ) Sáng 23/8, Trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm VTV College năm 2024, sự kiện thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp tham gia tư vấn, tuyển dụng; cùng sự có mặt của gần 500 sinh viên các ngành/nghề báo chí, truyền thông, quay phim, kỹ thuật viên đa phương tiện, kỹ thuật viên đồ họa tham gia.
Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì coi thường an toàn lao động

Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì coi thường an toàn lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm tới nay, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra khiến không ít lao động thiệt mạng. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thanh tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động, xử phạt doanh nghiệp vi phạm.
Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định hoạt động doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều giải pháp giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả thị trường lao động.
TP.HCM: Tuyển dụng công chức, viên chức từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

TP.HCM: Tuyển dụng công chức, viên chức từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ bổ sung vào đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) trên địa bàn số lượng 19 người từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ, trong đó số lượng CC là 14 người, VC là 5 người.
Góc nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo nghề

Góc nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo nghề

(LĐTĐ) Với sự tham gia thảo luận của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo, nhà tuyển dụng, tọa đàm trực tuyến ''Xu hướng đào tạo nghề - Góc nhìn đa chiều" do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều ngày 19/8 đã đem tới cái nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo, nhu cầu của thị trường và cơ hội việc làm sau đào tạo trong bối cảnh “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động