98% lao động nữ di cư được khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp
Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo khảo sát “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” vừa được công bố.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức thăm khám, tư vấn sức khỏe sinh sản cho lao động nữ làm việc tại Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội. |
Báo cáo do nhóm cán bộ của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với cán bộ Công đoàn của một số địa phương thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023.
Cuộc khảo sát được tiến hành tại 10 tỉnh, ngành trong cả nước, gồm: Miền Bắc (Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc); miền Trung: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế; miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Công đoàn Dệt May khu vực phía Nam.
Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần trong năm. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe chuyên khoa phụ sản.
Việc khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của lao động nữ. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện tốt việc khám sức khỏe cho lao động nữ vì họ coi kết quả khám sức khỏe định kỳ là một trong những căn cứ để doanh nghiệp bố trí công việc phù hợp, thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ, và giải quyết các chế độ, chính sách cho lao động nữ.
Qua khảo sát cho thấy, có 98% lao động nữ di cư được khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp. Trong đó tỷ lệ được khám định kỳ 2 lần/năm đã tăng (chiếm 53,5%), còn lại 46,5% lao động được khám 1 lần/năm.
Về khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ, có gần 93% người lao động cho biết doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện. “Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe và quyền lợi của lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ di cư”, Báo cáo nêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 27/09/2024 18:40
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?
Lợi quyền lao động 23/09/2024 11:02
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:28
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04
Tai nạn lao động với những con số nhức nhối
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04
Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?
Lợi quyền lao động 11/09/2024 17:54
Lao động nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng lao động?
Lợi quyền lao động 03/09/2024 06:12