Bao phủ an sinh xã hội tới người khuyết tật

(LĐTĐ) Là đối tượng yếu thế, việc làm bất ổn định, thu nhập, đời sống khó khăn, việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) càng trở nên cần thiết đối với người khuyết tật. Thế nhưng trên thực tế, việc tham gia BHXH cũng như được tiếp cận các chính sách an sinh xã hội khác của người lao động khuyết tật vẫn còn nhiều rào cản.
Thúc đẩy cơ hội việc làm cho người khuyết tật Mở rộng cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Khó tiếp cận bảo hiểm xã hội

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện nay, cả nước có hơn 6,4 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng triệu người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Bộ LĐTBXH đánh giá, mặc dù có những thành tựu quan trọng trong công tác trợ giúp người khuyết tật, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng, cơ sở xã hội, chưa thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật. Vẫn còn nhiều người khuyết tật sống trong cảnh nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm và cuộc sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội.

Bao phủ an sinh xã hội tới người khuyết tật
Bao phủ an sinh xã hội là một chính sách nhân văn. Ảnh: Nguyễn Hoa.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn như vậy, việc tham gia BHXH càng trở nên cần thiết đối với người lao động khuyết tật, tuy nhiên, trên thực tế, điều này còn rất nhiều khó khăn. Hiện chưa có thống kê cả nước có bao nhiêu người lao động khuyết tật tham gia BHXH, nhưng khảo sát nhanh của Hội Người khuyết tật Hà Nội cho thấy, những người lao động khuyết tật làm việc trong các công ty lớn ký hợp đồng lao động và có liên kết với Hội Người khuyết tật Hà Nội thì 100% doanh nghiệp đóng BHXH và thực hiện đầy đủ chế độ. Còn những người khuyết tật làm việc cho các công ty nhỏ, cơ sở sản xuất tư nhân hoặc lao động tự do không có sự hỗ trợ tư vấn, kết nối từ Hội thì quyền lợi BHXH khó được bảo đảm.

Có nhiều nguyên nhân khiến người lao động khuyết tật khó tiếp cận BHXH mà trước hết là bắt nguồn từ sức khỏe, tính chất nghề nghiệp, công việc của người khuyết tật. Theo đó, do hạn chế về mặt thể chất, phần đông người lao động khuyết tật chỉ có thể làm việc trong các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, mô hình gia đình, khu vực phi chính thức, công việc đơn giản, thu nhập thấp, làm theo thời vụ… nên ít được quan tâm đóng BHXH bắt buộc.

Trao đổi tại tọa đàm “Quyền làm việc của người khuyết tật - từ chính sách đến thực tiễn” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Đinh Thị Quỳnh Nga - Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng cho biết: “Do khiếm khuyết trên cơ thể, sức khỏe hạn chế, đa số người lao động khuyết tật có năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao, số ngày công lao động không được nhiều, khiến thu nhập (lương) đạt thấp, trung bình 3 triệu đồng/người/tháng,thậm chí nhiều người chỉ đạt từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng, không đạt mức lương tối thiểu để tham gia BHXH bắt buộc. Còn nếu tham gia BHXH tự nguyện thì họ sẽ không còn tiền nuôi sống bản thân”.

Một nguyên nhân nữa là do nhận thức của người sử dụng lao động khuyết tật và chính bản thân người khuyết tật chưa đầy đủ, chưa chủ động tham gia BHXH để bảo đảm an sinh cho chính bản thân khi về già. Ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó trưởng Ban Thanh niên, Hội Người khuyết tật Hà Nội cho biết, hiện nay, nhiều người khuyết tật là đối tượng bảo trợ xã hội đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế nên khi làm việc cho các công ty tư nhân họ không chú trọng tham gia BHXH đồng thời do thu nhập chưa cao nên không ít người lao động khuyết tật chưa sẵn sàng với việc trích lương đóng BHXH.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Khánh, phía các công ty tư nhân cũng chưa hiểu rõ trách nhiệm cần hỗ trợ người khuyết tật tham gia bảo hiểm và đóng hỗ trợ cho họ theo quy định hiện hành của Luật BHXH. Đối với các Hợp tác xã do chính người khuyết tật sáng lập và làm chủ có vốn ít, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh thu thấp nên khó kham được việc đóng BHXH cho người lao động khuyết tật mức hơn 20,5%, tính theo lương tối thiểu vùng.

Bảo đảm quyền lợi BHXH cho người lao động khuyết tật

Cùng với việc tỷ lệ người lao động khuyết tật tham gia BHXH chưa cao thì hiện nay, việc người lao động khuyết tật tham gia BHXH phải tuân thủ những quy định như người bình thường cũng là một khó khăn đối với người lao động khuyết tật. Được biết, hiện chưa có chính sách BHXH dành riêng cho người khuyết tật. Đa phần người khuyết tật lương thấp, vẫn phải đóng BHXH như người khỏe mạnh, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp sử dụng người khuyết tật. Ngoài ra, người khuyết tật cũng không được ưu đãi về thời gian đóng BHXH và có tình trạng trợ cấp xã hội của người khuyết tật bị cắt…

Tại tọa đàm “Quyền làm việc của người khuyết tật - từ chính sách đến thực tiễn”, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam Đinh Thị Thụy cho rằng cần phải nghiên cứu thấu đáo, giúp người khuyết tật tham gia mạng lưới BHXH tốt nhất, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố hiểu chưa đúng về việc người khuyết tật đi làm, có việc làm, có lương không được hưởng trợ cấp xã hội. Luật Người khuyết tật quy định rõ, mọi người khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội. Khi người khuyết tật nỗ lực vượt khó đi làm, họ có lương và vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp xã hội, chứ không được cắt trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật.

Từ thực tế tạo việc làm cho người lao động khuyết tật, bà Đinh Thị Quỳnh Nga - Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng đề nghị các ngành chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước có chính sách đặc thù về thực hiện BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người thu nhập thấp, trong đó có người khuyết tật, thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng, để họ có đủ điều kiện tham gia BHXH, đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi, hợp pháp, chính đáng của người lao động, của chủ doanh nghiệp đang sử dụng lao động khuyết tật hiện nay.

Theo luật sư Phạm Thu Hương - Phó Chánh Văn phòng Hội Luật gia thành phố Hà Nội, Luật BHXH chưa có quy định riêng về việc giảm tiền đóng BHXH, số năm tối thiểu mà người khuyết tật làm việc để được hưởng chế độ hưu trí. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ, giảm tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện cho người khuyết tật. Với trường hợp người khuyết tật đóng BHXH bắt buộc, nên có chính sách giảm thời gian đóng bảo hiểm, mở rộng quyền lợi hưởng chính sách đối với người khuyết tật về thời gian nghỉ sinh con, nghỉ ốm…

Trước thực tế từ trước đến nay, trong Luật BHXH chưa có quy định liên quan đến chính sách BHXH dành riêng cho người lao động khuyết tật, Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng BHXH thành phố Hà Nội Dương Thị Minh Châu cho rằng, tới đây, Nhà nước sửa Luật BHXH nên có quy định người lao động khuyết tật tham gia BHXH bắt buộc với thời gian 10 - 15 năm và nghỉ hưu trước 10 năm so với người lao động bình thường.

Ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó trưởng Ban Thanh niên, Hội Người khuyết tật Hà Nội thì đề xuất cần có kênh tư vấn cho người khuyết tật và các cơ chế, cách thức để người khuyết tật tự tham gia và đóng bảo hiểm tích lũy lâu dài được hưởng chế độ chính đáng của người lao động.

Bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia người khuyết tật cho biết, thời gian tới, Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam sẽ phối hợp cùng các đơn vị hữu quan tăng cường rà soát các chính sách để có thể hỗ trợ lao động là người khuyết tật ngày càng tốt hơn, đơn cử như chính sách ưu đãi về đóng BHXH tự nguyện cho người khuyết tật, giảm thời gian đóng BHXH đối với người khuyết tật, đa dạng hóa sinh kế bền vững cho người khuyết tật.../.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động