Thúc đẩy cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật Việc làm cho người khuyết tật nhiều nhưng không ít trở ngại Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật |
Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả đến từ: Ủy ban Quốc gia Người khuyết tật Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, Hội Luật gia thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Hội Người khuyết tật Hà Nội và đại diện một số doanh nghiệp, Hợp tác xã sử dụng lao động là người khuyết tật.
Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn khi tìm việc
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị chia sẻ, chính sách chăm lo, trợ giúp cho người khuyết tật luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật, Chính phủ ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm bảo vệ, chăm lo, trợ giúp người khuyết tật. Nhờ vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, vị thế của người khuyết tật được nâng cao.
Ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam và ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị đồng chủ trì buổi tọa đàm. |
Hiện cả nước có hơn 6,4 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng triệu người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Gần 1.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề; 1.138 dự án của lao động là người khuyết tật được vay vốn, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động là người khuyết tật (năm 2021).
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, mặc dù có những thành tựu quan trọng trong công tác trợ giúp người khuyết tật, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng, cơ sở xã hội, vì vậy chưa thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật.
Vẫn còn nhiều người khuyết tật sống trong cảnh nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm và cuộc sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội. Trong số 6,4 triệu người khuyết tật nhưng chỉ có 31,7% trong số này nằm trong lực lượng lao động.
Riêng tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Xuân Khánh, hiện trên địa bàn Thành phố có trên 109.000 người khuyết tật, trong đó khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động và trên 9.600 người khuyết tật đã có việc làm. Con số này còn khiêm tốn so với lực lượng thanh niên khuyết tật và người khuyết tật còn khả năng lao động và tạo ra giá trị cho bản thân và gia đình cũng như mong muốn có việc làm để khẳng định mình.
Lao động là người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc vì thiếu kỹ năng, kiến thức; thậm chí nhiều người không biết khả năng hay sở thích của mình là gì. Không chỉ vậy, vấn đề người khuyết tật đang gặp phải đó chính là tâm lý của họ, của người thân trong gia đình bao bọc nhiều quá hoặc buông xuôi. Người khuyết tật gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm còn bởi không có nguồn tiếp tận cơ hội, như không có điện thoại thông minh để vào mạng, không biết sử dụng mạng xã hội.
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật nhưng các công ty lại không mặn mà vì thiếu những cơ chế. Trong khi đó, doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc đồng nghĩa với phải thay đổi cơ sở hạ tầng để người khuyết tật tiếp cận được...
Ông Nguyễn Xuân Khánh nhấn mạnh, thông qua buổi tọa đàm trực tuyến lần này, Ban tổ chức mong muốn thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ rào cản trong việc tạo việc làm cho lao động là người khuyết tật, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Tháo gỡ “rào cản” đối với người khuyết tật
Từ mục đích nói trên, tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về những vấn đề như: Các rào cản khi người khuyết tật đi tìm việc làm; những hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật; các giải pháp tăng quyền làm việc, có thêm nhiều người lao động khuyết tật tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo chế độ an sinh xã hội…
Quang cảnh buổi tọa đàm |
Ông Lê Việt Cường - Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông, sáng lập Hợp tác xã Vụn Art chia sẻ: “Dạy nghề cho người khuyết tật không đơn giản là từ 3 đến 6 tháng, mà có khi phải lên tới 5 năm. Chúng tôi phải mời chuyên gia hỗ trợ dạy nghề, kỹ năng làm việc nhóm, tăng cường hòa nhập giữa những người khuyết tật, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phù hợp sức khỏe, trình độ, văn hóa, nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, để giải quyết được nhiều việc làm cho người khuyết tật, rất cần tạo điều kiện cho chính người khuyết tật được khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển; có chính sách hỗ trợ phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp của người khuyết tật được hỗ trợ về thuế, chậm nộp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ cơ sở hạ tầng tốt hơn, tiếp cận vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội diện tín chấp dễ dàng hơn, quan tâm bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật…".
Bà Đinh Thị Quỳnh Nga – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Trái Tim Hồng cũng nêu lên một số “rào cản” đối với cơ hội việc làm, an sinh xã hội của người khuyết tật chẳng hạn như: Chất lượng nguồn nhân lực là người khuyết tật rất hạn chế; những khâu sản xuất cần trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động (để hưởng lương cao) thì người khuyết tật không làm được. Bên cạnh đó, cũng do những khiếm khuyết của cơ thể, sức khỏe hạn chế, nên năng suất, chất lượng lao động của người khuyết tật không cao dẫn đến thu nhập của người khuyết tật thấp không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội.
Đại biểu trao đổi tại buổi tọa đàm |
Bà Quỳnh Nga đề nghị các ngành chức năng (đặc biệt là ngành Bảo hiểm xã hội), tham mưu với Đảng, nhà nước có chính sách đặc thù về thực hiện bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế - bảo hiểm thất nghiệp đối với người thu nhập thấp, trong đó có người khuyết tật, thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng, để họ có đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội, đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi, hợp pháp, chính đáng của người lao động, của chủ doanh nghiệp đang sử dụng lao động hiện nay.
Bà Chử Thanh Hương - sáng lập viên, Giám đốc Cty TNHH Vì người khiếm thính Việt Nam thì chia sẻ, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng do không tìm ra ứng viên đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân là phần lớn người khuyết tật có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo nghề hoặc chưa được đào tạo nghề đúng với khả năng, các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, ở trình độ bậc thấp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp... Việc học tập và đào tạo kỹ năng của người khuyết tật ở Việt Nam còn nhiều mặt chưa tốt chưa đồng bộ, chưa có nhiều dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật bao trùm về mặt việc làm sinh kế. Bà Hương cho rằng, người khuyết tật cần rất nhiều sự hỗ trợ, tập huấn, dịch vụ hỗ trợ hòa nhập, đào tạo hướng nghiệp và đào tạo các kỹ năng công việc để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp.
Còn bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam nhấn mạnh: “Hiện nay, còn nhiều khoảng trống về chính sách đối với người lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp do người khuyết tật thành lập, doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật.
Thời gian tới, Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam sẽ phối hợp cùng các đơn vị hữu quan tăng cường rà soát các chính sách để có thể hỗ trợ lao động là người khuyết tật ngày càng tốt hơn, đơn cử như chính sách ưu đãi về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người khuyết tật, giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với người khuyết tật, đa dạng hóa sinh kế bền vững cho người khuyết tật...".
Nội dung trao đổi của các các diễn giả tại tọa đàm đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích; giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn xác thực hơn khi tuyển dụng lao động khuyết tật vào làm việc đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo quyền được làm việc của người khuyết tật cũng như chính sách hỗ trợ họ tham gia bảo hiểm xã hội để sau này có lương hưu… Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn toàn có thể tham khảo các khuyến nghị trong buổi tọa đàm này để xây dựng chính sách tạo việc làm và bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật một cách phù hợp. Đây không chỉ là thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, tăng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà từ đó góp phần đảm bảo an sinh cho người dân, trong đó có người khuyết tật. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực
Việc làm 10/12/2024 16:25