Báo động gia tăng ngộ độc rượu
Cận Tết, phòng nguy cơ mắc một số bệnh dễ gặp Gia tăng ngộ độc cồn methanol từ những bữa nhậu sau Tết |
Tổn thương não do uống phải rượu rởm
Những ngày gần đây, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca cấp cứu do ngộ độc rượu pha bằng cồn công nghiệp methanol hoặc uống phải loại cồn y tế rởm. Trong đó, có nhiều người trẻ hôn mê sâu, tổn thương não rất nặng nề, suy thận cấp, hạ đường huyết, xuất huyết tiêu hóa, tiêu cơ vân... sau khi uống rượu.
Bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang thăm khám cho bệnh nhân ngộ độc methanol điều trị tại Trung tâm. |
Điển hình như vụ ngộ độc rượu tại Thái Bình khiến 3 người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo đó, trong bữa tiệc đầu xuân, 7 người đã cùng uống loại rượu mà kết quả xét nghiệm phần rượu còn lại cho thấy có tới 58% là methanol - tức là cồn công nghiệp, chỉ có 1% là ethanol - rượu thông thường. Như vậy là đây là một loại rượu rởm được tạo ra từ cồn công nghiệp đã pha loãng một phần.
“Trong số 7 người uống rượu, anh N.V.M là trường hợp nhập viện đầu tiên bị hôn mê, tụt huyết áp, co giật, nhiễm toan chuyển hóa rất nặng, nồng độ methanol trong máu tới 134 mg/dL. Sau cấp cứu bệnh nhân vẫn đang hôn mê, phải lọc máu cấp cứu, dùng thuốc giải độc, tiên lượng rất nặng”, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.
Những người cùng uống còn lại không có biểu hiện gì, sau khi được biết có người bị ngộ độc nặng đã đi khám kiểm tra bằng các xét nghiệm cơ bản ở bệnh viện gần nhà thấy kết quả bình thường. Tuy nhiên, Trung tâm chống độc đã tư vấn cần khẩn cấp đến trung tâm để khám và lấy máu xét nghiệm.
Kết quả là ngay trong đêm sau khi anh N.V.M nhập viện, 4 người khác cùng uống đã được kiểm tra tại Trung tâm chống độc, mặc dù không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng trong số này có 2 người có nồng độ cồn methanol trong máu cao, bắt đầu gây rối loạn trong máu, 2 người cùng đi có nồng độ cồn thấp ở mức không ảnh hưởng sức khỏe.
May mắn 2 bệnh nhân tiếp theo này đã được nhập viện cấp cứu kịp thời, được lọc máu cấp cứu và dùng thuốc giải độc, tránh được các hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, còn 2 người nữa vẫn chủ quan không tới Trung tâm chống độc kiểm tra hoặc gửi máu tới xét nghiệm.
Lý giải cho hiện tượng có nồng độ cồn công nghiệp methanol trong máu cao mà chưa có biểu hiện ngộ độc, bác sĩ Nguyên cho biết: Methanol khi vào cơ thể cần được cơ thể chuyển hóa thành a xít formic, đây là chất gây tổn thương não, mù mắt và một loạt hậu quả khác. Quy trình chuyển hóa gây độc của methanol lại chậm, sẽ càng đặc biệt chậm khi trong máu có cả thành phần rượu thông thường là ethanol, do ethanol cạnh tranh chuyển hóa với cồn nghiệp methanol.
“Thực tế này hay gặp ở Việt Nam khi uống rượu rởm chứa cồn công nghiệp methanol pha trộn với rượu thông thường là ethanol, hoặc sau uống rượu rởm lại uống tiếp các bữa rượu thông thường. Tuy nhiên, cồn công nghiệp methanol cũng được đào thải rất chậm, kết hợp với chuyển hóa bị chậm nên chất độc cứ tồn tại trong cơ thể tới hàng tuần sau và nguy cơ gây tổn thương mắt và não ở nhiều ngày sau nếu không được điều trị” - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, phân tích.
Hay trước đó, Trung tâm chống độc cũng tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ 59 tuổi bị ngộ độc rượu. Bệnh nhân này sinh sống và uống rượu ở thành phố Hồ Chí Minh, khi ra miền Bắc đêm 31/1 thì biểu hiện ngộ độc ngay sau khi máy bay hạ cánh.
Tình trạng bệnh nhân sau đó chuyển sang hôn mê, tụt huyết áp, nồng độ methanol trong máu 171mg/dL và được điều trị tại Trung tâm, tiên lượng cũng rất nặng. Trung tâm chống độc cũng đã thông báo cho cơ quan chức năng để phối hợp với địa phương nơi xảy ra ngộ độc truy xuất nguồn rượu gây ngộ độc để xử lý.
Xử trí kịp thời khi bị ngộ độc
Từ những ca bệnh trên, bác sĩ Nguyên cho biết: Về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, khoảng 1 - 2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều a xít formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết các trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch.
"Khi bệnh nhân đã uống phải rượu chứa cồn công nghiệp methanol nhưng lại uống tiếp các bữa rượu thông thường, thì do hiện tượng ethanol làm trì hoãn việc gây độc của methanol. Sẽ không thể biết lúc nào tình trạng ngộ độc methanol mới phát tác và chắc chắn sẽ bị ngộ độc. Vấn đề khó là khi tình trạng bệnh nhân ngộ độc do uống phải rượu có chứa cồn công nghiệp methanol xuất hiện chậm sau nhiều ngày thì rất dễ nhầm với nhiều bệnh lý khác như: Bệnh mắt, bệnh khó thở, tai biến mạch não… Điều này có thể dẫn tới nguy cơ bệnh nhân bị bỏ sót triệu chứng và điều trị muộn, chữa không đúng, dẫn tới bị tử vong hoặc di chứng mù, hôn mê đáng tiếc" - bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Theo Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, để phòng tránh ngộ độc cồn công nghiệp methanol thì đầu tiên phải là khâu quản lý hóa chất. Do methanol là hóa chất nhập khẩu hoặc sản xuất công nghiệp lớn, nhưng đã bị “tuồn” ra ngoài vào tay kẻ xấu, thậm chí nhiều công ty sản xuất kinh doanh không chính đáng.
Đây chính là công việc của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, người dân nên hạn chế uống rượu tối đa và khi mua rượu uống cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đảm bảo, thông tin trên nhãn mác cụ thể, rõ ràng và đầy đủ về cả thành phần, công dụng và thông tin nhà sản xuất.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46