Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ quy định bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình.
7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã

Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra vào chiều 5/2, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi).

Dự thảo Luật được thiết kế với 8 chương, 72 điều (giảm 101 điều so với Luật hiện hành) và phạm vi điều chỉnh được mở rộng hơn để bao hàm một số nội dung về trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, với chủ trương tiếp tục tinh gọn hệ thống VBQPPL, dự thảo Luật bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã để bảo đảm thống nhất với đề xuất nêu tại Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật mà Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị.

Đồng thời, thay đổi 1 hình thức từ quyết định sang hình thức thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước để bảo đảm tính tương đồng, thống nhất với hình thức VBQPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; bổ sung 1 hình thức VBQPPL do Chính phủ ban hành là nghị quyết.

Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Quốc hội

Như vậy, so với Luật Ban hành VBQPPL hiện hành, dự thảo Luật giảm 1 hình thức VBQPPL (hiện gồm 26 hình thức) và giảm 2 chủ thể có thẩm quyền ban hành (hiện có 16 chủ thể).

Đáng quan tâm, nội dung đổi mới trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL tập trung vào 3 vấn đề lớn, trọng tâm: Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH; hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn; ban hành VBQPPL trong trường hợp đặc biệt.

Trong đó, thời gian ban hành luật có thể rút ngắn từ 22 tháng xuống 12 tháng, thậm chí xuống 5 tháng hay thời gian để xây dựng, ban hành VBQPPL theo thủ tục rút gọn chỉ mất khoảng 1 - 2 tháng (giảm được 6 - 8 tháng).

Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật

Về vai trò của cơ quan trình dự án Luật trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến của Quốc hội, UBTVQH, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự thảo Luật sẽ quy định để bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình; Quốc hội là cơ quan lập pháp, có quyền thông qua hoặc không thông qua dự án luật do Chính phủ trình.

Cụ thể, dự thảo Luật quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.

Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật
Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Thường trực Ủy ban nhận thấy, dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/1/2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật khác được trình Quốc hội xem xét thông qua tại cùng Kỳ họp.

Thường trực Ủy ban cơ bản thống nhất với cơ quan trình dự án về việc lược giảm hình thức VBQPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã và của HĐND quận; bổ sung nghị quyết của Chính phủ là VBQPPL; thay đổi hình thức VBQPPL của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Đối với đề xuất lược giảm hình thức VBQPPL của UBND quận, Thường trực Ủy ban đề nghị cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng thêm, vì UBND quận là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành các hoạt động trên địa bàn, nếu không được giao thẩm quyền ban hành VBQPPL thì có thể sẽ phát sinh khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao cũng như thực hiện phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, tổ chức cấp dưới.

Bổ sung hình thức nghị quyết của Chính phủ là VBQPPL

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị làm rõ thêm vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án do mình trình. Việc làm luật phải do Bộ trưởng, Trưởng ngành chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối trong quá trình soạn thảo.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí bổ sung hình thức nghị quyết của Chính phủ là hình thức VBQPPL theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng nội dung quy định ban hành nghị quyết có trùng lắp với nội dung ban hành nghị định.

Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đồng tình với quy định nhằm bảo đảm Chính phủ, cơ quan trình dự án luật chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do cơ quan mình trình. “Tôi đồng tình rất cao với chủ trương này và chắc chắn các đại biểu Quốc hội sẽ rất phấn khởi”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Đồng thời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị rà soát, nghiên cứu thêm vấn đề này trên cơ sở kế thừa các quy định, quy trình hợp lý, cần thiết, phát huy những điểm tốt của Luật hiện hành để giảm sự bị động của các cơ quan của Quốc hội và bảo đảm chất lượng, tiến độ cho việc thông qua luật, nghị quyết, bảo đảm phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan lập pháp trong giai đoạn chỉnh lý và thông qua luật…

Quan tâm đến vấn đề tham vấn chính sách trong quá trình xây dựng luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, tham vấn chính sách, theo kinh nghiệm lập pháp quốc tế, tôi cho rằng, đây là quy trình rộng hơn, đa dạng hơn, diễn ra trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình ban hành chính sách.

Đối tượng tham vấn chính sách cũng rộng hơn, bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, người dân… nhằm thu thập thông tin phản biện, đánh giá tác động, tìm kiếm sự đồng thuận của các đối tượng trước khi chính sách được hoạch định cụ thể và được ban hành.

Còn lấy ý kiến là quy trình diễn ra khi có một chính sách cụ thể nào đó, cho một vấn đề cụ thể, đối tượng lấy ý kiến sẽ hẹp hơn… Vì vậy, phải làm rõ khái niệm tham vấn chính sách, phải làm tham vấn chính sách như thế nào… nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ quận Ba Đình tham gia hiến máu tình nguyện

Đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ quận Ba Đình tham gia hiến máu tình nguyện

Ngày 22/3, tại Trường Tiểu học Ngọc Khánh, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện quận Ba Đình đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4; phát động phong trào hiến máu tình nguyện và Ngày hội hiến máu tình nguyện khối công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

Trong gần 4 thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, chuyển mình từ một thành phần kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún, thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg theo hướng hiệu quả, thực chất

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg theo hướng hiệu quả, thực chất

Tiếp tục chương trình làm việc tại Luxembourg, ngày 21/3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg Xavier Bettel.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên mới.
TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang khẩn trương chuẩn bị và đảm bảo an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Sri Lanka

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Sri Lanka

Ngày 21/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Sri Lanka, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến dâng hoa tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Không gian Hồ Chí Minh tại Thư viện Thủ đô Colombo; tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka Weerasinghe Geeganage cùng Ban lãnh đạo Đảng và tiếp Hội Đoàn kết Sri Lanka - Việt Nam.

Tin khác

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).
Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại chương trình gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ.
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội

Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, đã diễn ra Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội". Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cần thiết phải ứng dụng công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI) để từng bước hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), góp phần nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả của công tác này.
Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngày 18/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới.
Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chiều ngày 17/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa phương quản lý theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-Xã hội, Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội đang nỗ lực phấn đấu để hiện thực hóa mục tiêu.
Xem thêm
Phiên bản di động