Bàn luận về vấn đề bảo tồn và phát triển di sản áo dài truyền thống
Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Áo dài xưa và nay" Áo dài Việt Nam vượt qua giá trị thời trang |
Hội thảo tập trung bàn luận một số vấn đề như việc phát huy bản sắc văn hóa và phát triển may, mặc áo dài truyền thống, trong đó là tiềm năng sử dụng áo dài truyền thống trong đời sống; những vấn đề cần cải tiến trang phục áo dài truyền thống; áo dài truyền thống trong việc quảng bá văn hóa, du lịch ở Việt Nam.
Hội thảo cũng đưa ra việc bảo tồn di sản áo dài truyền thống, trong đó xác định những yếu tố cơ sở, nhận diện và phân biệt áo dài truyền thống với các loại trang phục khác; đào tạo, truyền dạy nghệ nhân may, dệt, nguyên phụ liệu; giáo dục di sản cho thế hệ trẻ; xây dựng và bảo tồn không gian văn hóa áo dài truyền thống tại Hà Nội và các địa phương; kinh nghiệm của quốc tế trong việc bảo tồn trang phục truyền thống.
![]() |
Áo dài truyền thống được coi là di sản trong lòng người Việt (ảnh minh họa: Hải Yến) |
Những năm đầu thế kỷ 20 trở về trước, áo dài được may ngũ thân, tay chẽn, cài khuy cổ đứng được gọi là áo dài truyền thống. Từ những năm 1930, các họa sĩ đã có những thay đổi về thiết kế.
Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn, phát huy, sử dụng áo dài truyền thống trong xã hội đương đại được nhắc đến nhiều hơn. Trong đó nhiều người đề xuất sử dụng áo dài ở công sở ngày đầu tuần, hay nam sinh mặc áo dài... để góp phần bảo tồn văn hoá, xây dựng hình ảnh Việt Nam, quảng bá du lịch.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống cho rằng, việc bảo tồn, ứng dụng áo dài hiện nay cũng gặp không ít cản trở. Trước hết là nhận thức của cộng đồng, trong đó có không ít trí thức, văn nghệ sĩ và cả người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Do nhận thức chưa đầy đủ nên ngay cả người yêu văn hóa truyền thống cũng mặc chưa đúng, chưa đẹp. Hiện nay nhiều loại trang phục được cho là áo dài cách tân xa rời bản sắc văn hóa.
Bên cạnh đó, giá thành bán ra áo dài truyền thống còn cao, khó tiếp cận người mặc ở tầng lớp bình dân và đối tượng học sinh, sinh viên. Nguyên liệu may áo dài truyền thống còn chưa phù hợp về giá cả, phù hợp về khí hậu. Có nhiều loại nguyên liệu tốt thì giá thành lại cao. Đội ngũ cắt may áo dài vẫn còn quá ít, việc sử dụng kỹ thuật thủ công còn ở mức cao trong chuỗi sản xuất, còn hạn chế trong việc áp dụng công nghệ mới vào may, mặc…
Hội thảo được sự đóng góp ý kiến tích cực của các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, các nghệ nhân may áo dài, nghệ nhân các làng dệt ở Hà Đông, La Khê, Phùng Xá, Nha Xá…
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Đồng hành xây dựng Công ty Hanvet “Hiện đại -Văn minh -Tương ái”

Chung tay xây dựng nhà vệ sinh thân thiện trong trường học

Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023
Tin khác

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”
Văn hóa 26/03/2023 09:49

Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
Văn hóa 25/03/2023 22:23

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I
Văn hóa 24/03/2023 10:22

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”
Văn hóa 23/03/2023 17:24

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
Văn hóa 23/03/2023 17:10

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân
Xã hội 23/03/2023 11:54

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023
Văn hóa 22/03/2023 13:39

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô
Văn hóa 21/03/2023 22:22

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa
Văn hóa 21/03/2023 22:22

Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội
Thời sự 21/03/2023 22:16